Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Mùa đông gọi vốn' sẽ không còn đáng sợ nếu startup làm được điều này

Huyền Trang
- 20:10, 30/04/2023

(DNTO) - Quản trị theo công thức “vốn mở” giúp startup tạo ra dòng tiền từ nhiều kênh, kể cả khách hàng cũng có thể trở thành nhà đầu tư cho startup.

Việc thuyết phục các quỹ đầu tư ngày càng khó khăn với các startup. Ảnh minh họa.

Việc thuyết phục các quỹ đầu tư ngày càng khó khăn với các startup. Ảnh minh họa.

Năm ngoái, các startup Việt Nam chỉ huy động được 634 triệu USD, giảm 56% so với năm 2021 (theo NIC, Do Ventures). Quý 1 năm nay, số vốn huy động chỉ đạt 40,6 triệu USD, tiếp tục giảm 46% so với cùng kì, theo Tracxn.

“Mùa đông” gọi vốn kéo dài từ giữa năm ngoái và đến nay chưa có dấu hiệu “băng tan” khi các quỹ đầu tư và nhà đầu tư trên thế giới vẫn giữ tâm lý thận trọng trước những biến động của kinh tế thế giới. Trong khi đó, vòng đời của startup gắn liền với các vòng gọi vốn để huy động nguồn lực cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Việc gọi vốn khó khăn đẩy nhiều startup vào bờ vực phá sản.

Ông Phạm Anh Cường, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Quỹ đầu tư BestB Capital, cho biết với startup, mỗi vòng đời gọi vốn sẽ không được quá 3 năm. Vì thông thường sau 3 năm về bản chất, các startup sẽ trở về thành doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), không còn là startup nữa. Sẽ có những startup sau khi không đảm bảo được tốc độ tăng trưởng và trở về là doanh nghiệp truyền thống hoặc ngược lại.

Vì vậy, mỗi vòng gọi vốn cần tận dụng để trong vòng 3 năm có thể tiến tới vòng gọi vốn tiếp theo. Các quỹ đầu tư và nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng rất kì vọng vào các startup như vậy vì định giá doanh nghiệp qua mỗi vòng tăng lên, chủ doanh nghiệp là người giàu đầu tiên, giá trị cổ phần của các nhà đầu tư cũng nhân lên nhiều lần.

“Chưa cần biết doanh nghiệp có chia cổ phần hay không nhưng thặng dư giá trị cổ phần đã làm cho nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp giàu lên”, ông Cường cho biết và khuyến nghị trong bối cảnh gọi vốn khó khăn, startup vận hành theo cơ chế vốn mở sẽ luôn dễ hút tiền và có nhiều kênh để tạo tiền.

Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng khách hàng chỉ là người mua sản phẩm. Nhưng lại quên mất một điều, họ không những tạo ra nhiều doanh thu mà còn có thể trở thành nhà đầu tư của doanh nghiệp. Bởi bản chất họ có yêu thích thương hiệu mới quay trở lại sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là có cơ chế mở để luôn chăm sóc khách hàng thân quen, biến họ từ người mua có thể trở thành nhà đầu tư.

“Cơ chế vốn đóng về bản chất là cuộc chơi này chỉ có một mình tôi, không có nhiều người chơi. Tức mở một doanh nghiệp nhưng chỉ có một mình người sáng lập góp vốn, không muốn chung chủ, không muốn chia sẻ cổ phần cho ai hết. Còn cơ chế vốn mở dễ hút tiền vì doanh nghiệp luôn trong tâm thế sẵn sàng gặp các nhà đầu tư để đàm phán và bất kì nhà đầu tư nào cũng có cơ hội”, ông Cường phân tích.

Tuy vậy, theo vị “cá mập” này, việc quản trị dòng tiền rất quan trọng. Nếu chia sẻ cổ phần cho nhiều người nhưng quản trị yếu thì doanh nghiệp không thể phát triển. Do vậy luôn phải có nhiều kênh tạo tiền.

Cụ thể, ban đầu doanh nghiệp có thể tập trung sản phẩm, dịch vụ lõi, nhưng sau đó cần hướng tới xây dựng hệ sinh thái sản phẩm. Vì cùng một dữ liệu, tệp khách hàng, nếu có thể mang lại nhiều sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm tiện ích cho khách hàng hơn thì họ có thể chi trả cho doanh nghiệp nhiều hơn. Cần suy nghĩ sản phẩm bổ sung, tăng giá trị gia tăng, dịch vụ bổ trợ giúp khách hàng hạnh phúc hơn.

“Một nhãn hàng khi ra sản phẩm mới thường sử dụng công thức mua 1 tặng 1 (phân phối sản phẩm chính nhưng tặng kèm sản phẩm mới), khi sử dụng tạo thành một combo luôn gắn liền với nhau, như vậy doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái sản phẩm. Lần sau, khách hàng không những mua 1 mà có thể mua 2, doanh nghiệp tạo ra tiền nhiều hơn”, ông Cường nêu ví dụ.

Ông Phạm Anh Cường, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Quỹ đầu tư BestB Capital. Ảnh: T.L.

Ông Phạm Anh Cường, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Quỹ đầu tư BestB Capital. Ảnh: T.L.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng chỉ kiếm tiền tạo doanh thu, lợi nhuận từ bán sản phẩm, dịch vụ, nhưng không biết rằng chính việc quản trị tốt dòng tiền cũng tạo ra tiền. Tức những dòng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp, mặc dù vòng đời rất ngắn, nhưng nếu quản lý đầu tư tốt có thể biến tiền trở thành món hàng kinh doanh. Giống như cách ngân hàng hoạt động, tức huy động tiền và cho vay.

Không phải ngẫu nhiên mà vị trí CFO (giám đốc tài chính) của tập đoàn được trả lương rất hậu hĩnh. Nhưng phần lớn doanh nghiệp ở Việt Nam thường khuyết CFO nên đa phần chỉ dựa trên kiếm tiền của sản phẩm dịch vụ lõi.

“Nếu tạo ra cơ chế sống khỏe thì mùa đông gọi vốn có kéo dài bao nhiêu thì doanh nghiệp vẫn có thể sống. Vì nó hút và tạo ra dòng tiền đều đặn cho doanh nghiệp dẫu lợi nhuận không thể cao như trạng thái bình thường", ông Cường nói.

Vị chuyên gia cho biết, vận hành của nền kinh tế là cuộc chơi vận hành của dòng tiền. Doanh nghiệp là thực thể giống như cơ thể người, dòng tiền là máu. Vận hành doanh nghiệp phải như cơ chế của máy bơm: bơm vào và bơm ra. Nếu máy chỉ bơm ra mà không có nguồn vào sẽ bị cháy, giống như lúc doanh nghiệp hết tiền. Nhưng nếu chỉ hút vào mà không bơm ra, không tạo ra lơi nhuận cao hơn thì không tạo hấp dẫn cho nhà đầu tư.

“Trong mùa đông có thể tạo ra vốn đóng, nhưng đó là lúc thị trường tốt, doanh nghiệp chỉ tập trung bán sản phẩm dịch vụ, tạo tiền tốt và không cần gọi vốn. Mùa đông gọi vốn thì càng phải tạo ra cơ chế hút tiền. Nếu tạo ra cơ chế sống khỏe thì mùa đông gọi vốn có kéo dài bao nhiêu thì doanh nghiệp vẫn có thể sống. Vì nó hút và tạo ra dòng tiền đều đặn cho doanh nghiệp dẫu lợi nhuận không thể cao như trạng thái bình thường”, ông Cường nhận định.

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
3 tuần
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Xem thêm