Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyện ‘cá mập’ Nhật rót vốn vào startup Việt: Mất 1 năm thẩm định, luôn phải dùng phiên dịch để họp

Huyền Trang
- 16:28, 25/04/2023

(DNTO) - Nhà đầu tư Nhật Bản và startup Việt Nam đang tăng cường hợp tác mạnh mẽ để khai thác thị trường màu mỡ 100 triệu dân.

Startup Việt Nam ngày càng năng động và sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp ngoại. Ảnh: T.L.

Startup Việt Nam ngày càng năng động và sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp ngoại. Ảnh: T.L.

Trong "Hội thảo trực tuyến xúc tiến đổi mới sáng tạo mở Nhật Bản-Việt Nam" chiều 25/4, các doanh nghiệp Nhật Bản đã chia sẻ nhiều góc nhìn về việc hợp tác với doanh nghiệp, startup Việt Nam.

Gakken Holdings là tập đoàn giáo dục hàng đầu của Nhật Bản, doanh thu 90 tỷ Yên mỗi năm (khoảng 15.760 tỷ đồng). Khi thị trường Nhật Bản cạn dần không gian tăng trưởng, Gakken Holdings tìm cách mở rộng ra bên ngoài với các điểm đến tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Nếu tại Nhật Bản, Gakken Holdings đã có kinh nghiệm phát triển hơn 70 năm, thì ở Việt Nam vẫn là con số 0. Năm 2021, Văn phòng JETRO Hà Nội “làm mối” Gakken cho một startup Việt Nam là KiddiHUb. Đây là nền tảng giáo dục chuyên đánh giá các trường Việt Nam, cung cấp giáo viên, lớp học online, đồ chơi cho trẻ em. Nhưng quá trình tìm hiểu lẫn nhau giữa hai bên phải mất một năm mới tiến tới hợp tác.

“Chúng tôi mất khoảng 1 năm từ giới thiệu đến khi hợp tác về vốn cuối cùng. Do là startup nên công ty chúng tôi phải phân tích nhiều về triển vọng, khả năng phát triển của họ. Ban đầu startup không phải mục tiêu lựa chọn của chúng tôi, nhưng chúng tôi chọn KiddiHUb vì họ có nền tảng và khách hàng sẵn có”, ông Hirokawa Takuya, Phòng Chiến lược toàn cầu, Gakken Holdings nói.

Đại diện tập đoàn giáo dục hàng đầu Nhật Bản nhận định các công ty startup Việt Nam có sức trẻ nên tốc độ ra quyết định rất nhanh, định giá cũng rất tốt. Tuy nhiên, rào cản về văn hóa và ngôn ngữ cũng khiến hai bên mất nhiều thời gian để hòa hợp.

“Ví dụ sửa nội dung website, tôi đưa ra yêu cầu và họ có thể sửa ngay lập tức. Trong mỗi lần họp không thể nào họp nhanh, hầu hết phải dùng phiên dịch Việt - Nhật bởi nếu không có phiên dịch, ý kiến của mỗi bên sẽ bị hiểu sai. Tuy nhiên cách làm việc là chấp nhận đối phương để hướng tới sự phát triển chung”, ông Takuya nói.

Cũng giống như Gakken Holdings, Tập đoàn đa ngành Sumitomo Corporation dù đã có nhiều kinh nghiệm làm chủ đầu tư Khu công nghiệp Thăng Long 1, 2 tại Hà Nội và Hưng Yên, nhưng khi hợp tác với startup Việt Nam triển khai dự án chăm sóc sức khỏe, cũng mất rất nhiều thời gian để lựa chọn đối tác.

Ông Hasegawa Kazuki, Trưởng phòng Phụ trách mảng chăm sóc sức khỏe, Sumitomo Corporation Vietnam, chia sẻ, về cơ bản founder là người sáng lập và thực tế vận hành doanh nghiệp nên tập đoàn phải xác định có cùng tầm nhìn, quan điểm với người sáng lập đó hay không.

“Năm 2020, chúng tôi bắt đầu chia sẻ câu chuyện với Insmart Việt Nam, dành rất nhiều thời gian thống nhất với founder vì các nội dung liên quan đến phương hướng, chiến lược chi tiết. Chúng tôi giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh, có rất nhiều điểm khó chia sẻ hết để đưa ra định hướng chung. Phải mất 6 tháng mới hoàn thành thẩm định doanh nghiệp”, ông Hasegawa Kazuki chia sẻ.

Sự đồng thuận trong những người lãnh đạo là yếu tố luôn được Sumitomo Corporation đặt lên hàng đầu, ngay cả khi đơn vị này chiếm tỷ lệ rót vốn lớn trong các startup, nghiễm nhiên có nhiều quyền quyết định hơn.

“Khi hợp tác với Insmart, chúng tôi đặt trụ sở tại Hà Nội và thuê thêm nhân sự để làm việc, dù tốn thêm chi phí nhân lực nhưng chúng tôi mong muốn đảm bảo nguồn nhân sự tốt và giao quyền phù hợp để triển khai việc kinh doanh.Doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng việc quản trị, liên quan đến việc trao quyền và cho phép”, ông Kazuki nói.

MoMo là một

MoMo là một "kỳ lân" được Ngân hàng Mizuho rót vốn chỉ sau 2 tháng. Ảnh: T.L.

Khác với 2 “ông lớn” trên, Ngân hàng Mizuho chỉ mất 2 tháng để thực hiện rót vốn vào “kỳ lân” MoMo. Khi so sánh thị trường lân cận như Malaysia, “cá mập” này nhanh chóng nhận thấy Việt Nam là thị trường tài chính còn nhiều dư địa đầu tư: số lượng người có tài khoản ngân hàng thấp, Chính phủ Việt Nam có chính sách triển khai thanh toán phi tiền mặt. Đó cũng là cách Mizuho rót vốn vào Vietcombank nhiều năm trước.

“Chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ về MoMo và thị trường Việt Nam trước đó. Không thể đầu tư và hợp tác nếu không hiểu văn hóa. Muốn triển khai hoạt động nào đó, nếu chỉ đứng trên góc nhìn của người Nhật cũng rất khó, phải đứng dưới góc nhìn của cả người Việt. Thường doanh nghiệp Nhật Bản mất nhiều thời gian để ra quyết định. Khi hợp tác với công ty Việt Nam, tốc độ cũng là vấn đề doanh nghiệp Nhật nên quan tâm, cần đẩy nhanh tốc độ hơn”, ông Ông Nakamura Arihiro, Giám đốc chiến lược cấp cao Ngân hàng Mizuho (Phái cử tại MoMo Việt Nam), cho biết.

Cũng theo ông Nakamura Arihiro, thị trường fintech Việt Nam gặp áp lực cả về nhân lực và thời gian. Các đơn vị không thể giải quyết mọi vấn đề cùng lúc nên cần đánh đấu các mục tiêu ưu tiên và phân bổ nguồn lực hợp lý để cân bằng mục tiêu.

“Khi sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài, đặc biệt từ Nhật Bản, phải xây dựng mục tiêu KPI, chiến lược ngắn hạn và dài hạn, điều này giúp statup Việt Nam dễ dàng hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản hơn”, đại diện ngân hàng Mizuho khuyến nghị.

Lũy kế hết năm 2022, Nhật Bản có 4.978 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 68,89 tỷ USD. Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 3 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

59,5% doanh nghiệp Nhật Bản dự báo có lãi khi kinh doanh tại Việt Nam năm 2022, tăng 5,2 điểm phần trăm so với năm 2021. 60% doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng mở rộng kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam, tăng 4,7 điểm phần trăm so với năm trước, cao nhất trong các nước ASEAN.

 

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
3 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
1 tháng
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
2 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
6 tháng
Xem thêm