Chủ nhật, 19/01/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giám đốc Quỹ BK Fun: Việt Nam cần một mô hình Grab trong lĩnh vực công nghệ giáo dục

Huyền Trang
- 09:19, 19/01/2025

(DNTO) - Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc Quỹ đầu tư BK Fun và Giám đốc ươm tạo BK Holding BK Holding (Đại học Bách Khoa Hà Nội), cho biết ở Việt Nam rất khó để tìm và ươm tạo các đội nhóm có khả năng R&D sâu về công nghệ giáo dục.

Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc Quỹ đầu tư BK Fun và Giám đốc ươm tạo BK Holding BK Holding (Đại học Bách Khoa Hà Nội). Ảnh: T.L.

Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc Quỹ đầu tư BK Fun và Giám đốc ươm tạo BK Holding BK Holding (Đại học Bách Khoa Hà Nội). Ảnh: T.L.

Edtech Việt vẫn thiếu công nghệ sâu

Theo Vietnam EdTech Report 2024, thị trường EdTech (công nghệ giáo dục) Việt Nam đã đạt quy mô khoảng 5 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến đạt 25%.

Hiện có khoảng 750 doanh nghiệp EdTech hoạt động tại Việt Nam, cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục. Tính đến tháng 6/2023, khoảng 70 quỹ đầu tư đã rót hơn 400 triệu USD vào các startup EdTech tại Việt Nam.

Trong năm 2024, lĩnh vực công nghệ giáo dục tại Việt Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư, với nhiều thương vụ đáng chú ý như Vui học, Prep đều gọi thành công 7 triệu USD, NativeX gọi được 4 triệu USD, Educa đang trong quá trình huy động 8 triệu USD từ quỹ Jungle Ventures. 

Thị trường edtech Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển như dân số trẻ và nhu cầu học tập cao, Chính phủ đang thúc đẩy các chương trình chuyển đổi số trong giáo dục, thị trường EdTech tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn phát triển sơ khai, tạo cơ hội cho các startup sáng tạo. 

Tuy vậy, với làn sóng nhiều Edtech nước ngoài đang nhăm nhe vào thị trường, các công ty nội địa cũng gặp nhiều thách thức. Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc Quỹ đầu tư BK Fun và Giám đốc ươm tạo BK Holding BK Holding nhận định thực sự Việt Nam vẫn là môi trường khá thách thức để tìm và ươm tạo các đội nhóm có khả năng R&D sâu.

Sâu tức là nó có cả yếu tố mới so với các thị trường Edtech khác như Trung Quốc, Ấn Độ.  Sâu tức khả năng mở rộng sản phẩm và đẩy sản phẩm đó ra ngoài Việt Nam và thế giới.

Ông Hiệp cho biết R&D sâu là một ngách nhỏ của thị trường đầu tư mạo hiểm. Các nhà đầu tư luôn mong muốn có đội nhóm có năng lực R&D sâu về công nghệ. Tức họ làm chủ được công nghệ và công nghệ đó thực sự mới mẻ. Họ nắm được chiều sâu của công nghệ để chủ động trong sáng tạo các giải pháp mới, ứng dụng mới, làm tiền đề cho việc tạo ra mô hình kinh doanh mới.

Có một số yếu tố được vị giám đốc quỹ đầu tư chỉ ra như thị trường đầu tư mạo hiểm của Việt Nam còn bé, sau vòng gọi vốn 50 triệu của Topica, chúng ta chưa gặp lại vòng gọi vốn 30-50 triệu USD cho series D hoặc E. Ngôn ngữ tiếng Việt khá khó để phát triển ra nước ngoài, phần lớn các Edtech mở rộng ra thế giới đều dựa theo lối mòn là ngôn ngữ tiếng Anh. 

Để công ty Edtech có năng lực sâu về công nghệ, theo vị này thì phải có các trường, viện nghiên cứu có năng lực nghiên cứu mạnh, tương xứng với các đơn vị nghiên cứu mạnh ở Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Israel, Trung Quốc. Nhưng điều này ta chưa có. Đây là thách thức cho hệ sinh thái khởi nghiệp.

“Edtech Việt Nam có thể đi theo mô hình của Grab, ban đầu là ứng dụng gọi xe, sau đó phát triển thành fintech trong thị trường giao đồ ăn. Trong giáo dục, nếu chỉ nhìn về chuyên môn hoặc sản phẩm công nghệ mới hoặc nội dung cho khóa học tiếng Anh, kĩ năng, lập trình thì rất khó. 

Nhưng nếu định hình một nền tảng cho nhiều khóa học thì sẽ có cơ hội hơn. Việt Nam đã có nền tảng như vậy, nhưng tập trung các khóa học nâng cao kĩ năng, nằm bên cạnh chương trình giáo dục chính thống của Bộ Giáo dục và các trường. Nó chưa trở thành một thứ bắt buộc hệ thống giáo dục 20 triệu người phải tham gia”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Giám đốc Quỹ BK Fun hy vọng trong 3-5 năm tới sẽ hình thành nền tảng Edtech như trên. Điều này hoàn toàn có thể vì hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có ý tưởng hình thành nền tảng chung cho tuyển sinh đại học. Nếu nền tảng có thể ra đời sẽ thu hút hàng vạn trường học cùng 20 triệu hộ gia đình tham gia qua nền tảng đó.

Edtech ngoại không phải là động lực cho thị trường

Hoạt động M&A trong lĩnh vực công nghệ giáo dục được dự báo tiếp tục diễn ra sôi động trong những năm tới. Ảnh: T.L

Hoạt động M&A trong lĩnh vực công nghệ giáo dục được dự báo tiếp tục diễn ra sôi động trong những năm tới. Ảnh: T.L

Không chỉ trong thị trường công nghệ mà với cả thị trường giáo dục truyền thống, ông Hiệp nhận định hoạt động M&A cũng diễn ra sôi động. Việt Nam cũng có nhiều mô hình truyền cảm hứng cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Việt Nam và muốn sở hữu, chi phối thông qua M&A. Ngày càng xuất hiện thêm các trường đại học, cao đẳng gắn với thương hiệu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu nhà dầu tư nước ngoài ngày càng tăng.

Tuy nhiên ông không có cái nhìn khả quan mấy về việc trong vài năm tới chúng ta sẽ có thêm những thương vụ M&A nhiều hơn, quy mô lớn hơn, sự tham gia đầu tư vốn lớn hơn của nhà đầu tư nước ngoài, mang theo cả về công nghệ, tri thức, hiểu biết và cả thị trường. 

Bởi trong thị trường giáo dục truyền thống, Việt Nam đã có cơ chế mở cho giáo dục tư. Sự bất bình đẳng giữa 2 mảng giáo dục này thu hẹp lại, có nhiều trường tư được hình thành, tuy nhiên sự thiên lệch vẫn rất cao. Ở lĩnh vực giáo dục truyền thống, nhà đầu tư nước ngoài có thể vào nhưng khó để thành công, giống như RMIT rất thành công và truyền cảm hứng. Nhưng để trở thành RMIT thứ 2 ở Việt Nam còn vô vàn khó khăn, rào cản. Chưa kể, sự cạnh tranh với các tập đoàn giáo dục ở Việt Nam rất lớn, tạo ra áp lực lớn. 

“Với Edtech, khả năng học hỏi mô hình, công nghệ của Việt Nam rất tốt. Nên nếu nhà đầu tư đưa vào thứ gì đó mới mẻ về công  nghệ cũng rất khó. Trong khi đó khả năng hiểu biết về ngôn ngữ, tập quán, văn hóa giáo dục Việt Nam luôn không phải thế mạnh của nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy tôi nghĩ edtech nước ngoài không phải là động lực lớn thúc đẩy thị trường Edtech thời gian tới”, ông Hiệp nêu quan điểm. 

Tin khác

Start-up
Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc Quỹ đầu tư BK Fun và Giám đốc ươm tạo BK Holding BK Holding (Đại học Bách Khoa Hà Nội), cho biết ở Việt Nam rất khó để tìm và ươm tạo các đội nhóm có khả năng R&D sâu về công nghệ giáo dục.
7 phút
Start-up
Bài học sau Shark Tank Việt Nam giúp Ngọc Nguyễn, CEO kiêm Founder Luminus tự tin hơn trong hành trình tìm giải pháp nâng cao ý thức sức khỏe người dùng Việt, tận dụng nguồn nông sản Việt để thúc đẩy lối sống “uống xanh”.
2 ngày
Start-up
Từng nhận được sự tranh giành đầu tư từ Shark Liên và Shark Hưng, đến nay sản phẩm Tinh bột kháng Dr. Ruột của CEO Nguyễn Tuấn Dương đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu để chăm sóc sức khỏe đường ruột của mọi gia đình
3 ngày
Start-up
Startup Bye Béo của founder Phan Bảo Long từng nhận được cái gật đầu của 5 "cá mập" trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 4, tiếp tục đặt tham vọng trở thành tập đoàn sức khỏe và lối sống hàng đầu, phục vụ hàng triệu khách hàng và kiến tạo thị trường trị giá hàng tỷ USD.
6 ngày
Start-up
Các công ty khởi nghiệp ESG đang có sự hậu thuẫn đắc lực từ chính sách và sự sơ khai của thị trường, nhưng cũng gặp thách thức khi cạnh tranh với các tập đoàn lớn, công ty nước ngoài.
1 tuần
Start-up
Lê Xuân Vũ (Steven Le) đến Phú Yên, là một trong những doanh nhân trẻ 9x đầy triển vọng của Việt Nam, người đã góp phần định hình lĩnh vực Proptech thông qua công ty AirCity. Với đam mê công nghệ và tư duy sáng tạo, Vũ đã không ngừng theo đuổi mục tiêu đưa công nghệ trở thành giải pháp giúp quản lý bất động sản hiệu quả hơn.
1 tuần
Start-up
Việc cạnh tranh với mã QR ngân hàng khiến nhiều công ty công nghệ tài chính (fintech) hụt hơi. Họ buộc phải chuyển trọng tâm sang các giải pháp tài chính cá nhân hay cho vay một cách thận trọng hơn.
2 tuần
Start-up
Founder của Kkday- nền tảng thương mại điện tử về dịch vụ du lịch (OTA) nói để áp dụng thành công AI (trí tuệ nhân tạo) vào mọi hoạt động công ty, không có cách nào hay hơn việc để chính nhân viên dạy nhân viên.
3 tháng
Xu thế
Story, một công ty khởi nghiệp công nghệ sử dụng công nghệ blockchain để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đã huy động được 80 triệu USD, dẫn đến việc định giá công ty ở mức 2,25 tỷ USD.
4 tháng
Start-up
Rất nhiều quỹ mạo hiểm đang chuẩn bị trở lại cho chu kì đầu tư mới, nhưng thách thức với họ là khó tìm được những dự án tiềm năng.
5 tháng
Start-up
Kéo dài độ nóng từ năm 2023, nửa đầu năm 2024, nhiều startup công nghệ giáo dục tiếp tục thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm, trong bối cảnh “mùa đông gọi vốn” chưa hết băng giá.
5 tháng
Start-up
Trái ngược với khung cảnh trầm lắng của lĩnh vực công nghệ bất động sản, thị trường co-living (chia sẻ nhà) và coworking space (không gian làm việc chia sẻ) duy trì đà tăng trưởng do khan hiếm nguồn cung, trong khi thế hệ trẻ nổi lên là người tiêu dùng quan trọng, ưu tiên đầu tư vào không gian sống và làm việc.
6 tháng
Start-up
Các công ty công nghệ đang ‘thả mồi’ để thu hút các startup thông qua những chương trình ươm mầm khởi nghiệp, những đề bài liên tục được đưa ra nhằm thu về các ý tưởng tiềm năng, những nhà phát triển nổi bật.
6 tháng
Start-up
Proptech (công nghệ bất động sản) được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng không dễ để phá vỡ thị trường truyền thống chỉ bằng công nghệ thuần túy. Đó là lý do thị trường này khó thu hút các công ty khởi nghiệp mới. 
6 tháng
Start-up
Các công ty trong khu vực, các tập đoàn lớn... đều có chiến lược bài bản, làm giàu cho hệ sinh thái của mình bằng cách tốn ít nguồn lực nhất là thâu tóm các công ty khởi nghiệp mới nổi ở Việt Nam.  
6 tháng
Xem thêm