Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Edtech Việt Nam tiềm năng nhưng vì sao không nhà đầu tư quốc tế nào dám đặt cược 100%?

Huyền Trang
- 16:29, 30/05/2023

(DNTO) - Rất nhiều công ty Edtech (công nghệ giáo dục) của Úc, Nhật Bản, Ấn Độ… nhăm nhe bước chân vào thị trường Việt Nam, nơi có tốc độ tăng trưởng 2 con số nhưng đang hiện diện khoảng 700 giải pháp.

Thị trường Edtech Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trên 2 con số, là mảnh đất tiềm năng khi các gia đình Việt ngày càng mạnh tay chi cho giáo dục. Ảnh: T.L.

Thị trường Edtech Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trên 2 con số, là mảnh đất tiềm năng khi các gia đình Việt ngày càng mạnh tay chi cho giáo dục. Ảnh: T.L.

Sức hấp dẫn không thể chối từ

Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho Edtech với tốc độ tăng trưởng hơn 44%, nằm trong Top 10 thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Mặc dù thị trường được dự báo chạm ngưỡng 3 tỷ USD vào năm nay, nhưng miếng bánh này đang chia cho khoảng 700 giải pháp. Cơ hội nhiều nhưng sự cạnh tranh cũng rất gay gắt, đặc biệt khi nhiều startup Edtech quốc tế tiếp tục có khuynh hướng tràn vào thị trường Việt Nam.

Với kinh nghiệm 20 năm làm việc trong các công ty Edtech lớn trên thế giới và đang hỗ trợ hệ sinh thái Edtech Úc phát triển ra thị trường quốc tế, ông David Linke, Giám đốc điều hành EduGrowth, cũng nhìn nhận thị trường Việt Nam tiềm năng nhưng cũng rất khó nhằn với các startup ngoại.

Trước hết, nói về cơ hội, ông David Linke cho biết mô hình hoạt động của các công ty công nghệ giáo dục Úc khác Việt Nam nên các startup nước này có cơ hội bán giải pháp cho các trường học ở Việt Nam.

Cụ thể, thị trường công nghệ giáo dục của Úc chú trọng bán hàng B2B. Vì vậy, khoảng 70% những công ty Edtech tập trung vào cải thiện kết quả học tập trong các cơ sở giáo dục hiện có. Các công ty này không cạnh tranh với sự tồn tại của các cơ sở giáo dục. Đại dịch thúc đẩy chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục đó, cả mặt tích cực và tiêu cực. Rõ ràng, các công ty Edtech của Úc đã và đang hỗ trợ cho việc chuyển đổi số này.

Còn với các công ty Edtech ra đời từ Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia hoặc Singapore, Ấn Độ… thì khác. Họ thường tập trung vào B2C, tức là trực tiếp đến với người học, một mô hình rất khác. Đây là cơ hội cho các công ty Úc có khả năng bán hàng cho các tổ chức trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ở Việt Nam.

Vị chuyên gia cho biết không có nghi ngờ gì rằng Việt Nam là một thị trường hấp dẫn với các công ty Edtech Úc. Họ đã nghe rất nhiều về thị trường này thông qua Chính phủ và các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, các công ty Edtech Úc vẫn chưa chắc chắn hoàn toàn làm thế nào để phát triển tại Việt Nam. Ví dụ như yêu cầu và rào cản là gì hoặc làm thế nào để vượt qua những rào cản đó.

“Tôi nghĩ một trong những thách thức lớn của các công ty Edtech ngoài châu Á là họ cần suy nghĩ về mức độ hiểu tiếng Anh của đất nước đó. Do đó, đôi khi có những quan niệm rằng ngôn ngữ tiếng Anh sẽ có thể làm kinh doanh. Nhưng thực tế, ở một số thị trường mới nổi, kinh nghiệm của tôi tại Việt Nam chẳng hạn, bạn sẽ cần phải hiểu ngôn ngữ. Bạn sẽ cần có khả năng tạo ra các sản phẩm bằng ngôn ngữ sẽ tác động đến người học”, ông David nói.

Thị trường mới nổi nhưng cạnh tranh gay gắt

Sự cạnh tranh của các startup Edtech nội và ngoại sẽ khiến nhiều người chơi phải rời bỏ thị trường. Ảnh: T.L.

Sự cạnh tranh của các startup Edtech nội và ngoại sẽ khiến nhiều người chơi phải rời bỏ thị trường. Ảnh: T.L.

Giám đốc điều hành EduGrowth cũng chỉ ra rằng các công ty công nghệ giáo dục sẽ khó khăn khi tiếp cận thị trường Việt Nam. Ví dụ như các trường K-12 chẳng hạn, nhiều công ty Edtech quốc tế và đặc biệt các công ty ở Úc đã tiếp cận các trường quốc tế. Nhưng sau đó họ gặp khó khăn trong việc xâm nhập các trường địa phương ở khu vực lân cận.

Với các đơn vị giáo dục đại học sẽ có nhiều thuận lợi, dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi vì phát triển tốt những mạng lưới các nhà học thuật trên khắp thế giới. Điều này tương đồng giữa Úc và Việt Nam.

Cũng theo vị này, một startup Edtech thường nhắm đến các thị trường nói tiếng Anh để phù hợp cho việc mở rộng sản phẩm. Họ rất khó để tiếp cận một thị trường nói ngôn ngữ thứ hai, giống như các công ty lần đầu ra thị trường quốc tế. Đó cũng là lý do mà các startup Edtech ngoại không đặt cược 100% vào bất kì thị trường nào hay chỉ tập trung vào khu vực Đông Nam Á. Họ sẽ tập trung vào thị trường nội địa của họ, hoặc các thị trường lớn như Anh, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

“Với kinh nghiệm 20 năm hỗ trợ những Edtech hàng đầu thế giới, không có một công ty nào dành sự tập trung cho thị trường mới nổi như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Philippines. Tôi nghĩ rằng các công ty công nghệ giáo dục của Úc thấy các quốc gia láng giềng là nơi lý tưởng để mở rộng phát triển”, ông David nhấn mạnh.

Tuy nhiên, không dành sự tập trung không có nghĩa các startup và nhà đầu tư bỏ ra cơ hội với các thị trường mới nổi. Ông David lấy ví dụ, trong thập kỷ qua, Chính phủ Úc tăng chi tiêu để đưa giáo dục Úc lan tỏa trên toàn khu vực. Với truyền thống này, tất cả các thị trường, bao gồm cả Việt Nam, đều được miêu tả là các thị trường với nguồn học sinh dồi dào.

Đặc biệt, khi suy nghĩ về xuất khẩu ròng của giáo dục Úc trong một mô hình kỹ thuật số và trực tuyến, thì Việt Nam có tiềm năng thực sự. Nếu công ty có thể thành công trên thị trường của những nước láng giềng, ông David tin rằng đó là cách tiếp cận hợp lý hơn vì ít đối thủ cạnh tranh hơn.

“Nếu chúng ta nghĩ về các thị trường và những gì sẽ xảy ra trong những giai đoạn tiếp theo, dù đó là trong khung thời gian từ 1-5 hay 10 năm nữa, rõ ràng các thị trường sẽ tiến lên những đổi mới. Ví dụ nếu không có cáp Ethernet (cáp mạng dây) trên toàn bộ trường học, tại sao không chuyển sang wifi, 5G hay 6G khi nó được phát hành. Công nghệ sẽ là nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ đó của giáo dục, về phương pháp giảng dạy, chương trình học, tương tác của sinh viên và các bằng cấp, hồ sơ lưu trữ hoặc tương tự như vậy”, ông David nêu quan điểm.

Tin khác

Start-up
Founder của Kkday- nền tảng thương mại điện tử về dịch vụ du lịch (OTA) nói để áp dụng thành công AI (trí tuệ nhân tạo) vào mọi hoạt động công ty, không có cách nào hay hơn việc để chính nhân viên dạy nhân viên.
2 tháng
Xu thế
Story, một công ty khởi nghiệp công nghệ sử dụng công nghệ blockchain để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đã huy động được 80 triệu USD, dẫn đến việc định giá công ty ở mức 2,25 tỷ USD.
3 tháng
Start-up
Rất nhiều quỹ mạo hiểm đang chuẩn bị trở lại cho chu kì đầu tư mới, nhưng thách thức với họ là khó tìm được những dự án tiềm năng.
3 tháng
Start-up
Kéo dài độ nóng từ năm 2023, nửa đầu năm 2024, nhiều startup công nghệ giáo dục tiếp tục thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm, trong bối cảnh “mùa đông gọi vốn” chưa hết băng giá.
3 tháng
Start-up
Trái ngược với khung cảnh trầm lắng của lĩnh vực công nghệ bất động sản, thị trường co-living (chia sẻ nhà) và coworking space (không gian làm việc chia sẻ) duy trì đà tăng trưởng do khan hiếm nguồn cung, trong khi thế hệ trẻ nổi lên là người tiêu dùng quan trọng, ưu tiên đầu tư vào không gian sống và làm việc.
4 tháng
Start-up
Các công ty công nghệ đang ‘thả mồi’ để thu hút các startup thông qua những chương trình ươm mầm khởi nghiệp, những đề bài liên tục được đưa ra nhằm thu về các ý tưởng tiềm năng, những nhà phát triển nổi bật.
4 tháng
Start-up
Proptech (công nghệ bất động sản) được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng không dễ để phá vỡ thị trường truyền thống chỉ bằng công nghệ thuần túy. Đó là lý do thị trường này khó thu hút các công ty khởi nghiệp mới. 
5 tháng
Start-up
Các công ty trong khu vực, các tập đoàn lớn... đều có chiến lược bài bản, làm giàu cho hệ sinh thái của mình bằng cách tốn ít nguồn lực nhất là thâu tóm các công ty khởi nghiệp mới nổi ở Việt Nam.  
5 tháng
Start-up
Sau 2 năm đóng băng, thị trường IPO toàn cầu trở lại một cách dè dặt. Điều này khiến doanh nghiệp ngần ngại việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, dù nhiều công ty khởi nghiệp đã đạt tới trạng thái kỳ lân.
5 tháng
Start-up
Các nền tảng blockchain ngày nay đều hướng tới phát triển bền vững bằng cách tạo ra các giá trị thực để thu hút người dùng và khiến người dùng đồng ý trả tiền cho họ. 
5 tháng
Start-up
Chuyên gia cho biết các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay không thiếu cơ hội tiếp cận vốn, vấn đề nằm ở cách tiếp cận và làm việc với các quỹ đầu tư.
5 tháng
Start-up
Ví điện tử Moca dừng hoạt động cũng là lời cảnh tỉnh cho những người chơi khác vẫn đang tiếp tục “đốt tiền” để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, thay vì chú trọng vào việc làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận. 
5 tháng
Start-up
Những gì startup crypto, blockchain đang có chưa thể chạm tới yêu cầu của quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) hiện nay. Vì vậy, nguồn vốn đã trở lại dồi dào nhưng các quỹ vẫn khó giải ngân.
5 tháng
Start-up
Để có thêm dư địa phát triển ngoài thanh toán số, các ví điện tử mở rộng hoạt động sang lĩnh vực mua trước, trả tiền sau (BNPL). Tuy nhiên tỷ lệ chấp nhận thấp và rủi ro pháp lý khiến BNPL chưa thực sự phát triển.
5 tháng
Start-up
Dịch Covid-19 đã qua nhưng các startup vẫn duy trì mô hình làm việc linh hoạt, tăng cường tuyển dụng xuyên biên giới để có nguồn nhân tài chất lượng với chi phí thấp hơn. 
5 tháng
Xem thêm