Thứ năm, 27/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam: Bài toán từ sự phát triển 'nóng'

Huyền Trang
- 14:30, 03/12/2021

(DNTO) - Dù công nghệ giáo dục (edtech) ở Việt Nam phát triển rất nhanh trong 2 năm dịch Covid- 19, nhưng vẫn cần nhiều hơn giải pháp để đáp ứng với sự thay đổi chóng mặt của thị trường và người dùng.

Công nghệ giáo dục tại Việt Nam được thúc đẩy bởi đại dịch Covid- 19. Ảnh: T.L.

Công nghệ giáo dục tại Việt Nam được thúc đẩy bởi đại dịch Covid- 19. Ảnh: T.L.

670 edtech đang phục vụ thị trường

2 năm Covid-19 diễn ra, tuy có gây khó khăn cho lĩnh vực giáo dục nhưng là dịp để quá trình chuyển đổi số từ bậc mầm non cho đến bậc đại học ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp chú trọng hơn vào công tác đào tạo nội bộ cũng là động lực thúc đẩy thêm nhiều sáng tạo trong lĩnh vực edtech.

Theo ông Đỗ Nguyên Hưng, Trưởng làng Công nghệ Giáo dục, thuộc Techfest Việt Nam 2021, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội, hệ sinh thái công nghệ giáo dục Việt Nam hiện nay đa dạng, phong phú về các giải pháp kỹ thuật, từ trong nước đến quốc tế. Các đơn vị giáo dục dễ dàng lựa chọn giải pháp trong quản lý và dạy học.

Thông tin từ Techfest 2021 cho thấy, thị trường trong nước hiện đã có 670 doanh nghiệp, startup có giải pháp edtech. Đây là một con số khá lớn so với thị trường công nghệ giáo dục bước đầu phát triển như Việt Nam. Một số cái tên nổi bật có thể kể đến như trong phân khúc mầm non có Kids Online, KiddiHub, Kyna Kids…, phân khúc giáo dục phổ thông có LiKa, Mclass, TeKy, Pandu, Smass, Azota, Lazi…), phân khúc đào tạo doanh nghiệp: Unica, Pace, BizUni, Edumall, Viet ED…).

Tuy nhiên theo bà Đậu Thúy Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn Quản lý ODC và Công ty Cổ phần Đào tạo Quản lý trực tuyến OMT, so với con số hơn 22 triệu người học các cấp cùng với lượng lớn người học tập thường xuyên, thì 670 edtech vẫn là chưa đủ.

Bởi bà Hà cho rằng, thực tế, nếu không có dịch Covid-19, công nghệ giáo dục Việt Nam vẫn sẽ phát triển theo xu thế của thế giới. Và có lẽ như vậy, các nhóm cung cấp giải pháp giáo dục công nghệ có thời gian “thở” để theo kịp thị trường. Tuy nhiên, Covid-19 xảy ra đã “ép” các đơn vị đào tạo “nhảy vào một đại dương lạnh cóng” là học tập trực tuyến mà không có con đường nào khác. Điều này, một mặt thúc đẩy thị trường edtech phát triển nhanh hơn, mặt khác cũng gây áp lực cho các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ giáo dục.

“Tôi không nghĩ tất cả mọi hoạt động giáo dục đều phải xảy ra trên online, mà nên coi online là một lựa chọn thì tốt hơn. Dù edtech Việt Nam đang phát triển rất nhanh, mạnh, nhưng nhu cầu của thị trường và người dùng chưa được đáp ứng tốt”, bà Hà nói trong Hội thảo Chuyển đổi số Giáo dục: Thách thức và Kỳ vọng, sáng 3/12.

Cần một sự đồng bộ

Một số sản phẩm edtech nổi bật trên thị trường Việt Nam hiện nay. Ảnh: T.L.

Một số sản phẩm edtech nổi bật trên thị trường Việt Nam hiện nay. Ảnh: T.L.

Ở khía cạnh nhà phát triển edtech, theo bà Đậu Thúy Hà, hiện số lượng, chất lượng và tính đồng nhất của các giải pháp edtech dành cho từng nhóm giáo dục chưa đồng đều. Cụ thể, các edtech tại Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung hỗ trợ người học, còn các giải pháp dành cho người dạy chỉ đếm trên đầu ngón tay.

“Cá nhân chúng tôi là công ty xây dựng platform (nền tảng), chúng tôi nghĩ không nên chỉ có một vài platform hay một vài loại sản phẩm và bắt tất cả mọi người dùng. Tuy nhiên, một sự chuẩn hóa, nhất quán, tốt nhất là liên thông, liên kết được với nhau và điều này thì Việt Nam chưa có”, bà Hà cho biết.

Ông Đỗ Nguyên Hưng cũng cho rằng, để chuyển đổi số thành công trong giáo dục còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó việc đồng bộ hệ sinh thái giáo dục số trong thời gian tới đây sẽ cần được quan tâm nhiều hơn và công nghệ giáo dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.

Tuy nhiên, hạn chế trong quá trình chuyển đổi số hiện nay bên cạnh khó khăn về cơ sở vật chất còn rào cản rất lớn là nhận thức và tư duy của một bộ phận giáo viên, giảng viên. Đây là điểm yếu và thách thức lớn nhất trong hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay.

Đồng tình với quan điểm nhận thức và kỹ năng của đối tượng trong ngành giáo dục cần phải được nâng cao, bà Trương Lê Quỳnh Tương, Giám đốc ClassIn Việt Nam (nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp lớp học trực tuyến dẫn đầu trong mảng giáo dục trên toàn thế giới) cho biết, chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ là đem thiết bị công nghệ vào trong lớp học mà còn là sự thay đổi toàn diện về tư duy và phương pháp quản trị, giảng dạy.

Xu hướng phát triển các mô hình lớp học kết hợp, sự ứng dụng công nghệ với yếu tố phi công nghệ sẽ ngày càng phổ biến trên thế giới. Khi lựa chọn nền tảng công nghệ áp dụng cho mô hình lớp học kết hợp, cần cân nhắc nền tảng đó có phục vụ xuyên suốt quá trình giáo dục hay không, vì giáo dục không chỉ diễn ra ở trên lớp, mà còn diễn ra trước và sau lớp học, nó phải hỗ trợ được tất cả đối tượng liên quan gồm giáo viên, học sinh, người quản trị.

“Trên thị trường rất nhiều nhà trường, đơn vị sử dụng các công cụ họp trực tuyến vào giảng dạy. Đó cũng là điều tốt để duy trì việc giảng dạy và học tập trong mùa dịch. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn, nên cân nhắc xem nền tảng đó có thể hỗ trợ cho mọi đối tượng liên quan làm tốt công việc của mình hay không. Vì nếu người dạy bê nguyên nội dung offline lên online sẽ không đảm bảo tính phù hợp, giảm tính hiệu quả của giáo dục”, bà Tương nhấn mạnh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Cầu Mương Rói tại xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi sẽ góp phần hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của bà con, đảm bảo an toàn giao thông và tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.
15 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Vikoda là một trong số hơn 560 doanh nghiệp được trao chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao năm 2025, đánh dấu chặng đường dài hơn 20 năm liên tục doanh nghiệp gắn bó với danh hiệu này.
21 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 19/3, tại Khu phức hợp Hội chợ Canton, Pazhou, Quảng Châu (Trung Quốc) đã diễn ra Diễn đàn kinh doanh các nhà lãnh đạo nội thất CIFF-ASEAN: Định hướng thành công trong thị trường biến động. Doanh nhân Dương Quốc Nam - Chủ tịch Hoàng Nam Group, Thương hiệu nội thất phố Xinh đã vinh dự nhận Cup “Outstanding Entrepreneur - Doanh nhân xuất sắc”.
2 ngày
Trung ương hội
Chiều 21/3, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và CTCP Phát triển năng lượng xanh Intech Việt Nam (Intech Energy) ký kết thỏa thuận hợp tác năm 2025 về việc tài trợ hệ thống điện mặt trời cho các điểm trường vùng cao khó khăn.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Khi lực lượng lao động chủ lực đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ Gen X, Gen Y sang Gen Z, những yếu tố “hấp dẫn” của một nhà tuyển dụng cũng thay đổi liên tục. Giữa dòng chảy ấy, vì sao Vinamilk vẫn là một thương hiệu đầy sức hút với nhân tài? Họ sở hữu những yếu tố “độc nhất” nào để luôn nổi bật trên thị trường lao động ngày càng cạnh tranh?
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Các tài xế nhận định việc đầu tư các dòng xe VinFast Green để chạy dịch vụ giúp gia tăng thu nhập, đồng thời rút ngắn thời gian hoàn vốn. Đáng chú ý là “bé hạt tiêu” Minio Green với thời gian hoàn vốn siêu tốc trong hơn 1 năm, cùng Limo Green – “chiến thần” xe dịch vụ 7 chỗ hứa hẹn giúp chủ xe kiếm thêm hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ khả năng khai thác vượt trội so với xe xăng cùng phân khúc.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 21/3, Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai Đề án Cấp cứu Ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 – 2030; đồng thời ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm với 4 địa phương là Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Năm 2025 sẽ có nhiều thách thức đối với hoạt động thương mại Việt Nam, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần sớm có các biện pháp chủ động trong cảnh báo và xúc tiến, đảm bảo cho hoạt động thương mại của Việt Nam.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chương trình khá đặc biệt khi một lúc cùng kết nối được 5 Hiệp hội và Câu lạc bộ tham gia thể hiện sự đồng lòng, đồng sức giữa các doanh nghiệp của thành phố, cùng bắt tay tạo ra cơ hội tăng trưởng mới.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hiện nay, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 50% GDP, chiếm hơn 56% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động của nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn lực này chưa được phát huy tối đa, đặc biệt là ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Seacret Việt Nam và New Image International chính thức bắt tay hợp tác, mở ra bước ngoặt mới trong ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tại Việt Nam.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 13/3, Trường Đại học VinUni và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU – Singapore) chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) nhằm thiết lập liên minh chiến lược, toàn diện và dài hạn. Đây là bước tiến quan trọng trong mục tiêu đưa VinUni vào top 100 trường đại học hàng đầu thế giới, góp phần thúc đẩy Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Bên cạnh mục tiêu kinh doanh và phát triển bền vững, TTC và các đơn vị thành viên không ngừng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa với tâm thế “Vì cộng đồng, phát triển địa phương”.
1 tuần
Xem thêm