Thứ năm, 28/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

EdTech còn chỗ đứng khi ‘đỉnh dịch’ đã qua?

Huyền Trang
- 07:30, 18/02/2023

(DNTO) - Mặc dù giai đoạn đỉnh điểm học trực tuyến đã qua nhưng việc tăng chi tiêu giáo dục, chi phí internet rẻ cũng những công nghệ trong ngành ngày càng cải thiện sẽ giúp công nghệ giáo dục EdTech tiếp tục phát triển.

Thị trường công nghệ giáo dục đã

Thị trường công nghệ giáo dục đã "thăng hoa" trong đại dịch khi nhu cầu học trực tuyến gia tăng. Ảnh: T.L.

Liệu có thoái trào?

Trong hai năm đại dịch, thị trường công nghệ giáo dục của Việt Nam bắt đầu phát triển khi nhu cầu học trực tuyến tăng nhanh. Trong giai đoạn đó, tốc độ tăng trưởng của các công ty giáo dục trực tuyến có thể lên tới hơn 150%.

Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc Ươm tạo BK Holdings, Đồng trưởng làng Công nghệ giáo dục, cho biết, nhờ đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của phụ huynh và học sinh về các dịch vụ giáo dục sáng tạo, hiệu quả so với mô hình giáo dục truyền thống mà các startup EdTech Việt Nam có cơ hội cất cánh trong đại dịch. Đây cũng là bước đệm để Việt Nam duy trì sức hút với nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

Mặc dù sự bùng nổ EdTech được chứng kiến trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch Covid-19 dường như đang suy yếu, nhưng vẫn còn chỗ cho ngành này phát triển. Ông Nguyễn Trí Hiển, Chủ tịch Edtech Agency, Đồng trưởng Làng Công nghệ Giáo dục, Techfest Việt Nam nhận định, có nhiều trợ lực cho thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam trong thời gian tới.

Vị này phân tích, Việt Nam nằm trong top 10 thị trường giáo dục trực tuyến phát triển nhanh nhất toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 44,3% và dự kiến đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam hiện có hơn 5 triệu trẻ em ở độ tuổi mầm non và mẫu giáo, gần 18 triệu học sinh tiểu học, THCS và THPT và hơn 1,7 triệu học sinh phổ thông.

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức chi cho giáo dục đào tạo cao hàng đầu thế giới. Theo Bain & Company, trung bình một gia đình Việt dành khoảng 20% thu nhập đầu tư cho giáo dục con cái, trong khi mức này ở các nước Đông Nam Á là 6-15%

Chi tiêu cho giáo dục hàng năm đã tăng 2,3 lần trong thập kỷ qua, đạt 7,1 triệu đồng/học sinh vào năm 2020 và ước tính tăng lên 7,3 triệu đồng/học sinh vào năm 2021. Việt Nam đã chi 4,9% GDP cho giáo dục trong giai đoạn 2011-2020. Mức này cao hơn các nước láng giềng như Campuchia (1,9%), Singapore (2,9%) và Lào (3,3%).

Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng internet tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 75% vào cuối năm 2023, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường công nghệ giáo dục. Với tỷ lệ sử dụng internet trên 70%, xu hướng giáo dục trực tuyến được dự đoán sẽ vẫn ở mức cao.

“Chi phí internet cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của EdTech trong khu vực. Đây là tín hiệu tốt cho việc học trực tuyến nếu xét đến khả năng chi trả”, ông Hiển cho biết.

Đặc biệt, vào tháng 7/2021, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa hình thức đào tạo trực tuyến tới 90% trường đại học và 80% trường trung học phổ thông và cơ sở dạy nghề. Khi Việt Nam chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao hơn cho nhu cầu trong tương lai, đặc biệt là đào tạo các kỹ năng số, theo chuyên gia, công nghệ giáo dục còn nhiều đất phát triển.

Tìm hơi ấm trong ‘mùa đông’ gọi vốn

Công nghệ và cảm xúc phải song hành để đạt được hiệu quả cao nhất trong giáo dục. Ảnh: T.L.

Công nghệ và cảm xúc phải song hành để đạt được hiệu quả cao nhất trong giáo dục. Ảnh: T.L.

Năm 2022, các công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục Việt Nam đã nhận được 8 khoản đầu tư với tổng số tiền là 46,8 triệu USD. Mặc dù con số này thấp hơn mức đỉnh của năm 2021 (158 triệu USD) nhưng vẫn cao hơn so với năm 2020 và 2019, theo Nextrans.

Trong khi tổng vốn đầu tư năm 2021 phần lớn đến từ 2 thương vụ vào các startup giai đoạn sau (EQuest 100 triệu USD và Elsa 15 triệu USD), thì năm 2022, dòng vốn đã chảy về các startup mới nổi (Edupia, Marathon, Vuihoc, Azota,..). Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phát triển nhanh chóng của thế hệ khởi nghiệp mới sau dịch Covid 19.

Nhưng, trong bối cảnh “mùa đông” gọi vốn, các nhà đầu tư thắt chặt hầu bao, nhiều ‘kỳ lân’ giáo dục ở châu Á bắt đầu cắt giảm việc làm và tạm dừng mở rộng như Unacademy và BYJU's (Ấn Độ). Tại Việt Nam, cơn bão đang rình rập này đã hút đi phần lớn sự hào hứng từ các nhà đầu tư và gây khó khăn hơn rất nhiều cho các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là những công ty đang nâng vòng tăng trưởng. Thị trường Edtech sôi động có nghĩa là sẽ có nhiều công ty khởi nghiệp tham gia và cạnh tranh bằng mọi giá.

“Việc thu hút khách hàng ngày càng trở nên tốn kém và tốn thời gian hơn ngay cả đối với những người chơi hiện có trong lĩnh vực này. Các công ty khởi nghiệp Edtech nhắm vào phân khúc K-12 cần phải có mục tiêu và chiến lược rõ ràng để vượt qua thách thức này”, đại diện quỹ đầu tư Nextrans cho hay.

Ông Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho biết, hầu hết các công ty EdTech Việt Nam thiếu các công nghệ đột phá, mặc dù không phải lúc nào cũng cần sử dụng các công nghệ tiên tiến. Vì vậy, cần linh hoạt trong việc kết hợp giữa nội dung và công nghệ để giữ chân người học.

“Điều quan trọng là làm sao để người học cảm thấy hứng thú với nội dung và tiếp tục học, bằng cách xây dựng nội dung chất lượng cao, đồng thời tận dụng công nghệ phù hợp”, ông Cường cho biết. 

Tin khác

Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
4 ngày
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
2 tuần
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
3 tuần
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
1 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
1 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
2 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
3 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
3 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
4 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
4 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Start-up
Sở hữu các mô hình kinh doanh, phong cách làm việc thành công từ quốc tế nhưng nhiều startup lại thất bại khi bước vào thị trường Việt Nam.
5 tháng
Xem thêm