Thứ năm, 21/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhà đầu tư mạo hiểm chấp nhận startup 'lỗ theo kế hoạch’

Huyền Trang
- 16:15, 14/08/2024

(DNTO) - Rất nhiều quỹ mạo hiểm đang chuẩn bị trở lại cho chu kì đầu tư mới, nhưng thách thức với họ là khó tìm được những dự án tiềm năng.

Nhiều quỹ đầu tư vẫn duy trì lượng tiền dự trữ lớn do chưa tìm được dự án tiềm năng để giải ngân. Ảnh: T.L.

Nhiều quỹ đầu tư vẫn duy trì lượng tiền dự trữ lớn do chưa tìm được dự án tiềm năng để giải ngân. Ảnh: T.L.

Các ‘cá mập’ cũng rất nóng ruột

Gần đây, bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc quốc gia của Genesia Venture tại Việt Nam, liên tục nhận được câu hỏi về thị trường vốn cho startup, trong bối cảnh nửa đầu năm 2024, các công ty khởi nghiệp Việt Nam mới chỉ thực hiện được 16 vòng gọi vốn, với tổng số tiền huy động là 46,5 triệu USD, theo Tracxn. Con số này giảm hơn một nửa so với cùng kì, báo hiệu sự chậm lại của dòng vốn đầu tư cho các công ty khởi nghiệp trong năm nay. Ở kịch bản tồi tệ nhất, các chuyên gia dự báo tỷ lệ suy giảm tài trợ sẽ còn cao hơn năm ngoái. 

Tình trạng đầu tư của thị trường Việt Nam cũng giống như xu hướng chung của toàn cầu, nhưng lại trái ngược với lượng “bột khô” (dòng tiền mặt dự trữ) đang dồi dào của các quỹ mạo hiểm trên thế giới. 

Phân tích về điều này, bà Dung cho biết bản chất của thị trường vốn cho startup cũng dựa trên nguyên lý “cung-cầu”. “Cung” gồm nguồn cung vốn từ nhà đầu tư, quỹ đầu tư và nguồn cung startup đạt tiêu chuẩn để đầu tư. Còn “cầu” là nhu cầu được rót vốn để gia tăng lợi nhuận của các quỹ, nhà đầu tư và nhu cầu gọi vốn của startup.

Nhận định về thị trường sẽ thay đổi dưới góc nhìn của nhà sáng lập startup hay nhà đầu tư. Với nhà sáng lập, thách thức của họ là nguồn cung vốn giảm đi do các nhà đầu tư thận trọng hơn, đó là lý do “mùa đông gọi vốn” ra đời. Ở phía nhà đầu tư thì cho rằng họ không tìm thấy các startup đủ tiềm năng để rót vốn.

“Nói cách khác, các nhà đầu tư có ‘cầu’- muốn đầu tư, nhưng không có đủ ‘cung’ - các startup đủ tốt đạt tiêu chuẩn đầu tư. Vì vậy cấu trúc vốn của thị trường startup hiện đang mang đặc điểm “thiếu cung - thừa cầu”, đứng từ góc nhìn của cả hai phía, startup và nhà đầu tư. Vì vậy với startup là ‘mùa đông gọi vốn, thì với nhà đầu tư startup, chính xác phải là ‘mùa đông đầu tư’”, bà Dung nhận định. 

Không chỉ startup mong ngóng gọi được vốn mà chính các nhà đầu tư cũng đang sốt ruột khi nguồn tiền dự trữ không thiếu nhưng đã nằm im quá lâu. Họ mong muốn tìm được những “miếng mồi” ngon để mở rộng khoản đầu tư, gia tăng lợi nhuận. Đó là lý do họ cũng không còn ngần ngại giải ngân cho các startup giai đoạn rất sớm, chưa tạo dòng doanh thu và lợi nhuận ổn định. 

Ông Phạm Anh Cường, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hệ sinh thái Doanh nghiệp BestB; Giám đốc Quỹ đầu tư BestB Capital, phân tích, startup có tốc độ tăng trưởng nhanh thường trên 200%/năm, không giới hạn tăng trưởng. Họ thường có giải pháp, công nghệ đột phá, đổi mới sáng tạo nên thường mất nguồn vốn rất lớn cho chi phí đầu tiên là chi phí R&D (nghiên cứu và phát triển). Họ thường phải đầu tư rất nhiều để thử nghiệm sản phẩm trước khi để nó có thể nhân rộng và có dòng doanh thu tốt.

Chính vì vậy các startup thường sẽ lỗ trong giai đoạn đầu tiên. Đây cũng là giai đoạn các nhà đầu tư mạo hiểm thường không yêu cầu khắt khe về lợi nhuận sớm.

“Nhà đầu tư chấp nhận startup có thể lỗ nhưng phải lỗ trong kế hoạch. Tức họ phải có kế hoạch trong vòng bao lâu sẽ chạm được điểm hòa vốn. Điều này rất khác so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ bắt buộc phải tạo ra lợi nhuận càng sớm càng tốt. Bởi bản chất họ làm lại các mô hình đã có trên thị trường nên không nặng về việc sản xuất sản phẩm, dịch vụ mới”, ông Cường nói. 

Để ‘cung’ gặp ‘cầu’

Năng lực, đạo đức của các nhà sáng lập sẽ được thể hiện bởi hiệu quả lèo lái startup trong bối cảnh nguồn lực hạn chế. Ảnh: T.L.

Năng lực, đạo đức của các nhà sáng lập sẽ được thể hiện bởi hiệu quả lèo lái startup trong bối cảnh nguồn lực hạn chế. Ảnh: T.L.

Tuy nhiên, sự hứng khởi của các nhà đầu tư không đủ để vực dậy thị trường đầu tư mạo hiểm khi “cung” chưa thể gặp “cầu”. Theo bà Dung, đa phần các quỹ đầu tư sẽ đánh giá năng lực của nhà sáng lập, tốc độ phát triển của thị trường mục tiêu và tính chất của sản phẩm/dịch vụ của startup để dự đoán triển vọng phát triển startup và khả năng gọi vốn ở vòng tiếp theo. 

Trong tình hình kinh tế còn khó khăn và nhiều biến động, các công ty khởi nghiệp, đặc biệt ở giai đoạn đầu, có thể sẽ khó đạt được PMF (Product Market Fit - Sản phẩm phù hợp với thị trường), hoặc cần nhiều thời gian và nguồn lực hơn để đạt được nó.

Do vậy, trong vai trò là nhà đầu tư, bà Dung cho biết sẽ thảo luận cùng với các nhà sáng lập rằng “Với số tiền gọi vốn này, ở giai đoạn này, startup có thể thực hiện được bao nhiêu thử nghiệm, là những thử nghiệm gì để có thể tìm thấy PMF?”. Năng lực của các nhà sáng lập sẽ chứng minh bằng hiệu quả các thử nghiệm liên tiếp trong một nguồn lực hữu hạn, để tìm thấy được PMF, giúp startup bứt phá trong khó khăn.

Tiếp theo, là về vấn đề quản trị startup. Vị này cho biết giới đầu tư mạo hiểm đã bị “dội gáo nước lạnh” khi hào phóng chi tiền cho startup và buông lỏng quản lý, để nhiều vụ sai phạm nghiêm trọng về tài chính nổ ra. Giờ đây, họ trở nên thận trọng đầu tư, thắt chặt kỉ luật hơn. Vì vậy, rất cần những nhà sáng lập có năng lực quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là có đạo đức để quản lý tài chính hiệu quả và minh bạch, nhằm duy trì niềm tin cho nhà đầu tư, tạo động lực thu hút nhiều dòng vốn đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Cuối cùng, Giám đốc quốc gia của Genesia Venture Việt Nam, cho biết hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước không phải thiếu những Unicorn - kỳ lân, mà là thiếu những sự kiện exit (thoái vốn) thành công của startup. Điều này thách thức niềm tin và sự kiên nhẫn của mọi nhà đầu tư vào startup tại Việt Nam hiện nay. 

“Hệ sinh thái của chúng ta đang khan hiếm startup có thể IPO, cũng như khan hiếm dòng tiền lớn từ doanh nghiệp thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập chiến lược với startup. Chúng ta rất cần những startup có thể phát triển với mô hình kinh doanh tạo ra lợi nhuận bền vững hơn, và lộ trình exit rõ ràng hơn so với hiện nay. Điều này rất quan trọng, để giúp các nhà đầu tư có thêm niềm tin rằng hệ sinh thái startup Việt Nam tiềm năng thực sự, đồng thời để các thế hệ các nhà sáng lập tiếp theo có đủ niềm tin rằng có cơ hội thành công nếu họ khởi nghiệp”, bà Dung nhấn mạnh.

Tin khác

Start-up
Founder của Kkday- nền tảng thương mại điện tử về dịch vụ du lịch (OTA) nói để áp dụng thành công AI (trí tuệ nhân tạo) vào mọi hoạt động công ty, không có cách nào hay hơn việc để chính nhân viên dạy nhân viên.
1 tháng
Xu thế
Story, một công ty khởi nghiệp công nghệ sử dụng công nghệ blockchain để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đã huy động được 80 triệu USD, dẫn đến việc định giá công ty ở mức 2,25 tỷ USD.
2 tháng
Start-up
Rất nhiều quỹ mạo hiểm đang chuẩn bị trở lại cho chu kì đầu tư mới, nhưng thách thức với họ là khó tìm được những dự án tiềm năng.
3 tháng
Start-up
Kéo dài độ nóng từ năm 2023, nửa đầu năm 2024, nhiều startup công nghệ giáo dục tiếp tục thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm, trong bối cảnh “mùa đông gọi vốn” chưa hết băng giá.
3 tháng
Start-up
Trái ngược với khung cảnh trầm lắng của lĩnh vực công nghệ bất động sản, thị trường co-living (chia sẻ nhà) và coworking space (không gian làm việc chia sẻ) duy trì đà tăng trưởng do khan hiếm nguồn cung, trong khi thế hệ trẻ nổi lên là người tiêu dùng quan trọng, ưu tiên đầu tư vào không gian sống và làm việc.
4 tháng
Start-up
Các công ty công nghệ đang ‘thả mồi’ để thu hút các startup thông qua những chương trình ươm mầm khởi nghiệp, những đề bài liên tục được đưa ra nhằm thu về các ý tưởng tiềm năng, những nhà phát triển nổi bật.
4 tháng
Start-up
Proptech (công nghệ bất động sản) được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng không dễ để phá vỡ thị trường truyền thống chỉ bằng công nghệ thuần túy. Đó là lý do thị trường này khó thu hút các công ty khởi nghiệp mới. 
4 tháng
Start-up
Các công ty trong khu vực, các tập đoàn lớn... đều có chiến lược bài bản, làm giàu cho hệ sinh thái của mình bằng cách tốn ít nguồn lực nhất là thâu tóm các công ty khởi nghiệp mới nổi ở Việt Nam.  
5 tháng
Start-up
Sau 2 năm đóng băng, thị trường IPO toàn cầu trở lại một cách dè dặt. Điều này khiến doanh nghiệp ngần ngại việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, dù nhiều công ty khởi nghiệp đã đạt tới trạng thái kỳ lân.
5 tháng
Start-up
Các nền tảng blockchain ngày nay đều hướng tới phát triển bền vững bằng cách tạo ra các giá trị thực để thu hút người dùng và khiến người dùng đồng ý trả tiền cho họ. 
5 tháng
Start-up
Chuyên gia cho biết các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay không thiếu cơ hội tiếp cận vốn, vấn đề nằm ở cách tiếp cận và làm việc với các quỹ đầu tư.
5 tháng
Start-up
Ví điện tử Moca dừng hoạt động cũng là lời cảnh tỉnh cho những người chơi khác vẫn đang tiếp tục “đốt tiền” để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, thay vì chú trọng vào việc làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận. 
5 tháng
Start-up
Những gì startup crypto, blockchain đang có chưa thể chạm tới yêu cầu của quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) hiện nay. Vì vậy, nguồn vốn đã trở lại dồi dào nhưng các quỹ vẫn khó giải ngân.
5 tháng
Start-up
Để có thêm dư địa phát triển ngoài thanh toán số, các ví điện tử mở rộng hoạt động sang lĩnh vực mua trước, trả tiền sau (BNPL). Tuy nhiên tỷ lệ chấp nhận thấp và rủi ro pháp lý khiến BNPL chưa thực sự phát triển.
5 tháng
Start-up
Dịch Covid-19 đã qua nhưng các startup vẫn duy trì mô hình làm việc linh hoạt, tăng cường tuyển dụng xuyên biên giới để có nguồn nhân tài chất lượng với chi phí thấp hơn. 
5 tháng
Xem thêm