Chủ nhật, 23/06/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Quỹ đầu tư mạo hiểm blockchain có tiền nhưng khó giải ngân

Huyền Trang
- 16:20, 01/06/2024

(DNTO) - Những gì startup crypto, blockchain đang có chưa thể chạm tới yêu cầu của quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) hiện nay. Vì vậy, nguồn vốn đã trở lại dồi dào nhưng các quỹ vẫn khó giải ngân.

Dòng tiền trở lại với các quỹ nhưng các nhà đầu tư và startup giờ đây khó tìm thấy tiếng nói chung. Ảnh: T.L.

Dòng tiền trở lại với các quỹ nhưng các nhà đầu tư và startup giờ đây khó tìm thấy tiếng nói chung. Ảnh: T.L.

Quý đầu năm nay ghi nhận sự sôi động trở lại của các quỹ đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực crypto (tiền mã hóa), với gần 300 vòng gọi vốn được thực hiện, tổng số tiền huy động được gần 2.2 tỷ USD, theo Cryptorank.

Tuy số vòng gọi vốn tăng ở mức cao, nhưng số tiền gọi được ở mỗi vòng không nhiều. Tổng số tiền trung bình tháng chỉ ở mức 700 triệu USD, bằng mức thấp của năm 2020. Trong khi đó, thời điểm thăng hoa của thị trường đầu tư mạo hiểm, số vốn đầu tư trung bình mỗi tháng vào thị trường crypto lên tới 3-7 tỷ USD.

“Nhà đầu tư hiện tại đã thận trọng hơn, họ không muốn vào những vòng Pre-seeding (tiền hạt giống), Seeding (hạt giống), ngay cả Series A cũng khó khăn. Bây giờ phải series B, C, tức startup đã có dòng tiền dương và lúc tiền nhà đầu tư vào chỉ có tăng trưởng thêm. Tức phải nhìn rõ các cơ hội thì các quỹ mới vào, còn nếu vào ở dòng tiền Pre-seeding, Seeding thì rất khó”, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xúc tiến đầu tư Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, cho biết.

Tình trạng các quỹ có tiền nhưng không thể giải ngân cũng xảy ra tương tự ở thị trường Việt Nam, nơi có tỷ lệ người nắm giữ tiền điện tử lớn thứ 2 thế giới. Ông Nguyễn Ngọc Hưng, CEO Spores Network (hệ sinh thái đã hỗ trợ 50 dự án crypto, blockchain, với số vốn huy động 10 tỷ USD) cho biết, ở Việt Nam đã có những Quỹ đầu tư vào lĩnh vực Web2 (phiên bản nâng cấp của Web hay ứng dụng, cho phép người dùng lưu trữ, chia sẻ thông tin và tương tác với nhau). Tuy vậy, các quỹ này cho biết dù có ngân sách dồi dào nhưng không biết giải ngân ở đâu vì không tìm được dự án Việt Nam đủ tiềm năng. 

“Hầu hết các VC dè dặt trong vòng Pre-seed và Seed. Họ đều thấy phải có một bộ máy tương đối, doanh nghiệp đã hoạt động và tăng trưởng thế nào. Các đội đủ để có bộ máy tương đối ở Việt Nam mỗi năm đếm trên đầu ngón tay. Cho nên các quỹ quy mô 50 triệu USD cũng đã khó khăn trong việc tìm chỗ để giải ngân, mặc dù quy mô quỹ 50 triệu USD trên thế giới không phải là lớn. Vì vậy rất nhiều quỹ mặc dù cam kết đầu tư ở Việt Nam nhưng lại đi ra nước ngoài”, ông Hưng nói.

Cần có nguồn vốn đủ mạnh của các quỹ trong nước để hỗ trợ startup nội địa. Ảnh: T.L.

Cần có nguồn vốn đủ mạnh của các quỹ trong nước để hỗ trợ startup nội địa. Ảnh: T.L.

Cũng theo ông Quỳnh, hiện thị trường crypto, blockchain ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn sơ khai. Các startup, dự án đều ở giai đoạn đầu nghiên cứu và phát triển nên khó huy động vốn. Đầu tư cho R&D (nghiên cứu và phát triển) cũng là dạng đầu tư mạo hiểm. Chúng ta có thể có những nhà khoa học giỏi nhất nhưng cũng chưa chắc chắn rằng sẽ nghiên cứu ra những công nghệ, sản phẩm có thể tối ưu hóa so với sản phẩm hiện tại và được thị trường chấp nhận. 

Chưa kể, kiến trúc thị trường tài chính của Việt Nam phát triển sau các nước khác nên vẫn rất thiếu các quỹ đầu tư, các cơ chế dẫn nguồn tài chính cho các startup. Tuy vậy, theo ông Quỳnh, đầu tư vào các startup rất rủi ro nhưng nếu thành công sẽ “ăn bằng lần”. Với những doanh nghiệp đầu tư giá trị hay đã hình thành, tỷ suất sinh lời chỉ từ 2—30% đã cảm thấy hấp dẫn. Những doanh nghiệp như vậy họ tiếp cận vốn dễ dàng.

Vị này cho biết, với kiểu đầu tư giai đoạn sớm, thị trường Việt Nam có thể học hỏi mô hình Quỹ đầu tư Techstars ở Mỹ. Họ đầu tư theo kiểu “ticket” (thẻ), mỗi ticket là 50.000 USD. Với startup có ý tưởng ban đầu, họ đầu tư 30-50.000 USD, quy ra % cổ phần.

“Họ ném ra 100 ticket, nếu ticket nào không thành công coi như bỏ, nhưng chỉ cần vài cái thành công là họ hòa vốn và có lãi. Nhưng mô hình này ở Việt Nam hiện nay chưa có. Ngay cả mô hình SwitchUp gọi vốn cho công ty khởi nghiệp blockchain của Hiệp hội Blockchain Việt Nam do Công ty Spores Network làm đối tác, cũng phải huy động nguồn vốn từ nước ngoài. Còn việc gọi vốn của các nhà đầu tư trong nước thì do văn hóa, môi trường và quan điểm, khẩu vị của các nhà đầu tư Việt Nam chưa chấp nhận như vậy nên hầu như chưa có”, ông Quỳnh nói.

Vị này nhận định, tới đây nền kinh tế Việt Nam phát triển và khung khổ pháp lý blockchain được hình thành sẽ xuất hiện quỹ đầu tư giống như Techstar. Còn với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam hiện tại, vị chuyên gia cho biết những startup ở giai đoạn đầu vẫn phải dựa nhiều vào các quỹ nước ngoài nhiều hơn trong nước.

Tin khác

Start-up
Proptech (công nghệ bất động sản) được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng không dễ để phá vỡ thị trường truyền thống chỉ bằng công nghệ thuần túy. Đó là lý do thị trường này khó thu hút các công ty khởi nghiệp mới. 
1 ngày
Start-up
Các công ty trong khu vực, các tập đoàn lớn... đều có chiến lược bài bản, làm giàu cho hệ sinh thái của mình bằng cách tốn ít nguồn lực nhất là thâu tóm các công ty khởi nghiệp mới nổi ở Việt Nam.  
3 ngày
Start-up
Sau 2 năm đóng băng, thị trường IPO toàn cầu trở lại một cách dè dặt. Điều này khiến doanh nghiệp ngần ngại việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, dù nhiều công ty khởi nghiệp đã đạt tới trạng thái kỳ lân.
5 ngày
Start-up
Các nền tảng blockchain ngày nay đều hướng tới phát triển bền vững bằng cách tạo ra các giá trị thực để thu hút người dùng và khiến người dùng đồng ý trả tiền cho họ. 
2 tuần
Start-up
Chuyên gia cho biết các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay không thiếu cơ hội tiếp cận vốn, vấn đề nằm ở cách tiếp cận và làm việc với các quỹ đầu tư.
2 tuần
Start-up
Ví điện tử Moca dừng hoạt động cũng là lời cảnh tỉnh cho những người chơi khác vẫn đang tiếp tục “đốt tiền” để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, thay vì chú trọng vào việc làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận. 
2 tuần
Start-up
Những gì startup crypto, blockchain đang có chưa thể chạm tới yêu cầu của quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) hiện nay. Vì vậy, nguồn vốn đã trở lại dồi dào nhưng các quỹ vẫn khó giải ngân.
3 tuần
Start-up
Để có thêm dư địa phát triển ngoài thanh toán số, các ví điện tử mở rộng hoạt động sang lĩnh vực mua trước, trả tiền sau (BNPL). Tuy nhiên tỷ lệ chấp nhận thấp và rủi ro pháp lý khiến BNPL chưa thực sự phát triển.
3 tuần
Start-up
Dịch Covid-19 đã qua nhưng các startup vẫn duy trì mô hình làm việc linh hoạt, tăng cường tuyển dụng xuyên biên giới để có nguồn nhân tài chất lượng với chi phí thấp hơn. 
4 tuần
Start-up
Làn sóng AI (trí tuệ nhân tạo), GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) bùng nổ đã giúp các startup trong lĩnh vực này dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tư, hợp tác với các “BigTech” và đưa sản phẩm ra thị trường.
1 tháng
Start-up
“Bữa tiệc” gọi vốn trong lĩnh vực blockchain đã trở lại sôi động vào những tháng gần đây khi hàng trăm triệu USD được giải ngân cho startup, điều chỉ nhìn thấy giai đoạn đầu năm 2022.
1 tháng
Start-up
Nếu như giai đoạn trước, yêu cầu với các nhà sáng lập (founder) thường phải giỏi về quản trị và vận hành, thì ngày nay, họ còn phải có hiểu biết về AI để tìm được nhân tài và ứng dụng công nghệ này vào startup.
1 tháng
Start-up
Startup giờ đây thận trọng với việc mở rộng quy mô, tuyển mới và tăng lương cho nhân sự, trong bối cảnh thị trường đầu tư mạo hiểm chưa thấy nhiều cửa sáng.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup đang nỗ lực tạo ra giải pháp bảo vệ môi trường, tái chế rác thải, nhằm bước chân vào nền kinh tế tuần hoàn.
1 tháng
Start-up
Sự kết hợp giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chuỗi khối (blockchain) đang là nhân tố khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu dần ấm lên sau “mùa đông” kéo dài.
1 tháng
Xem thêm