Thứ tư, 26/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhân tố còn thiếu trong cuộc chơi Edtech

Huyền Trang
- 17:00, 28/07/2022

(DNTO) - Sự thúc đẩy từ đại dịch Covid-19 giúp thị trường công nghệ giáo dục (Edtech) ở Việt Nam phát triển như vũ bão với hàng trăm giải pháp xuất hiện trên thị trường. Tuy vậy, những giải pháp thân thiện với người dùng còn rất ít.

Edtech Việt Nam phát triển như vũ bão với hơn 700 giải pháp đang phục vụ thị trường. Ảnh: T.L.

Edtech Việt Nam phát triển như vũ bão với hơn 700 giải pháp đang phục vụ thị trường. Ảnh: T.L.

Miếng bánh 3,5 tỷ USD

Trong Lễ công bố các giải pháp Edtech tiêu biểu cho khối K12 2022 ở Việt Nam do Làng Công nghệ giáo dục, Techfest Việt Nam tổ chức, ngày 28/7, các chuyên gia đã có nhiều nhận định về thị trường Edtech hiện nay.

Ông Nguyễn Trí Hiển, Chủ tịch Edtech Agency, Đồng trưởng Làng Công nghệ Giáo dục, Techfest Việt Nam nhận định, hiện nay thị trường công nghệ giáo dục ở Việt Nam đã bước sang giai đoạn hoàn toàn mới, giai đoạn mà hầu hết mọi người đều biết đến e-learning (đào tạo trực tuyến) và sẵn sàng chi tiền cho nó.

Hiện tổng thị trường giáo dục Việt Nam ở giai đoạn này là khoảng 30 tỷ USD, từ việc Chính phủ hỗ trợ, người dân chi trả cho việc đào tạo tại hệ thống trong nước cho đến việc người dân chi tiền cho du học nước ngoài. Riêng thị trường công nghệ giáo dục, tổng giá trị thị trường sẵn sàng chi trả khoảng 3,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng khoảng 4% và đang có nhiều dư địa phát triển các nền tảng công nghệ giáo dục.

“Thị trường E-learning bắt đầu chi tiền từ khoảng 2016 đến hiện nay. Đây cũng là giai đoạn mới, thị trường đang chuyển đổi số và sẵn sàng chi trả nhiều hơn”, ông Hiển nhấn mạnh.

Vị chuyên gia cũng thông tin, theo một thống kê cho thấy, giải pháp Edtech ở Việt Nam phát triển như vũ bão trong những năm qua, đặc biệt trong hai năm đại dịch. Nếu như năm 2020, tổng các giải pháp edtech trên thị trường Việt Nam khoảng 500 thì đến đầu năm 2022 là hơn 700 sản phẩm.

“Tốc độ quy mô thị trường, sẵn sàng chi trả và tốc độ đơn vị sẵn sàng thâm nhập thị trường cũng tăng trưởng ấn tượng. Không chỉ sản phẩm nội địa mà thị trường trong nước cũng xuất hiện nhiều sản phẩm từ nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Canada, Úc, Ấn Độ… cũng tham gia cuộc chơi này”, ông Hiển nói.

Cân bằng giữa “Edu” và “Tech”

Edtech không chỉ làm thay đổi bộ mặt giáo dục của Việt Nam mà còn đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế số. Ảnh: T.L.

Edtech không chỉ làm thay đổi bộ mặt giáo dục của Việt Nam mà còn đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế số. Ảnh: T.L.

Sự phát triển như vũ bão của Edtech trong thời gian qua là tín hiệu đáng mừng cho ngành giáo dục nói riêng và công cuộc chuyển đổi số kinh tế đất nước nói chung. Thế nhưng, câu hỏi đặt lên bàn tham luận của các diễn giả là liệu những người trực tiếp sử dụng Edtech, gồm giáo viên, học sinh, nhà quản lý đã khai thác tối đa hiệu quả các giải pháp hay chưa.

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Quốc Khánh, đại diện ViewSonic Education, đại diện một đơn vị phát triển edtech cho hay, hiện nhiều sản phẩm Edtech trên thị trường vẫn thiên về phần “tech” (công nghệ) nhiều hơn, chưa thân thiện với người dùng. Do vậy, bản thân giáo viên vẫn ngại thay đổi vì họ muốn sử dụng dễ dàng, không cần quá nhiều bước chuyển đổi trung gian.

“Ví dụ, giáo viên mong muốn áp dụng edtech trong Bộ sách Cánh diều, trong một bài cụ thể thế nào. Họ cũng mong muốn được học kinh nghiệm từ đồng nghiệp chứ không muốn có những buổi tập huấn mà nghe có những công cụ này, công nghệ kia, vì để giáo viên làm quen với công cụ và tự sáng tạo sẽ rất khó khăn. Cũng mong trong thời gian tới các công ty Edtech có sản phẩm thông dụng hơn, có case study áp dụng thực tiễn, những hướng dẫn, gợi ý sử dụng công cụ này trong giảng dạy như thế nào, bám sát thực tế nhất thì họ sẽ cảm thấy phần mềm này thân thiện với họ hơn”, ông Nguyễn Quốc Khánh cho hay.

Đánh giá về các Edtech ở Việt Nam hiện nay, ông Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết phần lớn các Edtech giai đoạn đầu đều sử dụng công nghệ lõi của nước ngoài, sau đó bản địa hóa, tùy biến hóa để phù hợp với yêu cầu của Việt Nam.

Tuy vậy, hiện tỷ lệ edu (giáo dục) và tech trong các giải pháp edtech vẫn chưa được rạch ròi, dẫn đến nhiều đơn vị vẫn nặng về phát triển công nghệ, chạy theo xu hướng mà quên đi nguyên tắc phát triển bền vững của giáo dục.

“Edtech suy cho cùng vẫn hướng về con người, điều này đặt ra bài toán về kĩ thuật để tăng sự thân thiện cho người dùng. Ngoài ra các Edtech phải chú trọng đến đáp ứng khả năng giao tiếp, vì trước dịch Covid-19, chúng ta giao tiếp một cách khác, giờ bình thường mới nhưng đã không còn bình thường so với trước đại dịch, nên phải tiếp tục thay đổi”, ông Cường nói.

Vị chuyên gia cũng nhận định, trong thời gian tới, xu hướng Edtech là phát triển giải pháp hỗ trợ cho xu hướng dạy học hỗn hợp, tức đa phương thức, đa công cụ, đa định dạng được hỗ trợ rất mạnh bằng công nghệ.

Ngoài ra, công nghệ giáo dục sẽ phát triển theo hướng dạy học cá nhân hóa. Thể hiện từ việc tạo động lực, tạo cảm hứng và cảm xúc cho đến việc đáp ứng yêu cầu theo hướng cá nhân. Các giải pháp này hiện nay đang có sự khởi sắc ở Việt Nam kỳ vọng bắt kịp với thế giới.

Xu hướng thứ ba là dạy học trong thế giới thực - ảo, tức phát triển các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi môi trường, không gian, trong đó metaverse, thực tế ảo tăng cường hỗn hợp… cho phép người học trải nghiệm hoàn toàn mới.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 ngày
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
2 tuần
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
4 tuần
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google đã phát triển một công cụ AI để hoạt động như một cộng tác viên ảo cho các nhà khoa học về y sinh. Trong một số các thử nghiệm ban đầu, công cụ này đã giải quyết được một bí ẩn về khoa học, thứ đã làm cho các nhà khoa học phải đau đầu trong hơn một thập kỷ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sẽ xây dựng những phương pháp tiếp cận hoạt động để định hướng hoạt động tương lai của ngân hàng liên quan tới phát triển khu vực tư nhân, chuyển đổi số, hợp tác khu vực và hàng hóa công khu vực.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng AI để xác định độ tuổi phù hợp của người dùng có phù hợp với việc sử dụng sản phẩm của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
1 tháng
Xu thế
Tâm lý "bigger is better" (càng lớn càng tốt) khiến cuộc chạy đua xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam tiếp tục nóng, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà còn giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế.
1 tháng
Start-up
Xu hướng suy giảm của năm ngoái đặt ra nhiều thách thức hơn đối với thị trường đầu tư mạo hiểm Đông Nam Á. Mặc dù một số lĩnh vực vẫn duy trì sức hấp dẫn nhưng toàn bộ thị trường cần những điều chỉnh sâu sắc để vực dậy.
1 tháng
Start-up
Ngoài các khoản đầu tư vào Telio và Tiki, Công ty Cổ phần VNG đã thực hiện nhiều khoản đầu tư chiến lược vào các công ty liên kết khác. Tuy nhiên, nhiều trong số này đã không đạt được kết quả như mong đợi, dẫn đến những tổn thất đáng kể.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Tỷ phú Elon Musk cho biết, ông không quan tâm tới việc mua lại TikTok. “Tôi thường xây dựng công ty của mình từ con số 0”, Musk chia sẻ.
1 tháng
Xem thêm