Thứ tư, 03/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Có khoảng 70 quỹ đã đầu tư 400 triệu USD vào startup Edtech Việt Nam

Huyền Trang
- 17:52, 20/08/2023

(DNTO) - Edtech (công nghệ giáo dục) đã có sự bùng nổ trong giai đoạn đại dịch và tiếp tục là lĩnh vực hứa hẹn thu hút làn sóng đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam.

Edtech- 1

Quy mô có thể đạt 3 tỷ USD trong năm nay

Sự kiện công bố Sách trắng và Bảng xếp hạng các sản phẩm Edtech Việt Nam 2023 hôm 19/8, đã tiết lộ nhiều gam màu về thị trường sản phẩm công nghệ giáo dục Việt Nam.

Theo Sách trắng, Edtech là thị trường giàu tiềm năng và bền vững, với giá trị có thể đạt hơn 300 tỷ USD trên toàn cầu. Tại Việt Nam, trong 3 năm trở lại đây, Edtech cũng tăng chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc.

Giai đoạn 2019-2023, thị trường công nghệ giáo dục ghi nhận mức tăng trưởng trên 2 con số, khoảng 20,2% mỗi năm, nằm trong Top 10 thị trường Edtech có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Quy mô thị trường có thể đạt 3 tỷ USD vào năm 2023.

Việt Nam được đánh giá có thể trở thành một trong những thị trường Edtech lớn nhất Đông Nam Á khi nền kinh tế số phát triển, nhu cầu đầu tư cho giáo dục cao.

Theo một thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 400 công ty Edtech sở hữu công nghệ riêng. Nếu tính cả các doanh nghiệp có sản phẩm đang vận hành trên nền tảng công nghệ của bên thứ ba thì con số này có thể lên đến 700 doanh nghiệp. Riêng trong giai đoạn 2 năm đại dịch, có khoảng 200 doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.

Cũng theo số liệu của EdTech Agency, tính đến tháng 6/2023, có khoảng 70 quỹ đầu tư đã rót hơn 400 triệu USD cho startup Edtech Việt Nam.

TS. Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục - Đại học Giáo dục, ĐHQGHN nhận định, với dân số đứng 15 thế giới, Việt Nam không còn là nước nhỏ khi có tới 25 triệu học sinh. Chuyển đổi số đã giúp thay đổi tư duy giáo dục, một người đi học kéo theo cả gia đình đi học, điều đó giúp thúc đẩy xã hội học tập suốt đời.

“Không thể làm giáo dục theo cách cũ, công nghệ giáo dục làm cho moi thứ thay đổi toàn diện, chúng ta sẽ đào tạo thế hệ tương lai không chỉ để sống trong xã hội mà họ có thể sáng tạo các giá trị trong cuộc sống. Edtech không chỉ đồng hành, hỗ trợ giáo dục mà là nhân tố thúc đẩy giáo dục, biến cặp sách hơn 14kg thành kho báu tri thức có thể mang moi lúc mọi nơi. Biến phòng học bị giới hạn bởi 4 bức trường thành không gian, thế giới kết nối rộng mở dựa trên giải pháp công nghệ”, TS Tôn Quang Cường nhận định.

Startup Edtech vẫn chật vật để sống

Edtech-22

Bà Nguyễn Hồng Hạnh, Founder và CEO Edtech Agency (hệ sinh thái kết nối doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan lĩnh vực giáo dục trong và ngoài nước), cho biết mặc dù số lượng EdTech ở Việt Nam không nhỏ và tăng trưởng nhanh, nhưng khi Covid-19 qua đi, những ưu việt của mô hình dạy học truyền thống hiện vẫn chưa có sản phẩm công nghệ nào thay thế, đó là sự tương tác, giao tiếp, phản hồi trực tiếp giữa người dạy và người học.

“Đó là sức cản rất lớn”, bà Hạnh nói và cho biết đặt kỳ vọng sự phát triển mạnh mẽ của AI trong thời gian qua sẽ mang đến sự đột phá, khi các mô hình học tập bằng AI sẽ cá nhân hóa tương tác 1-1 hiệu quả với chi phí thấp, hoặc miễn phí.

Cũng theo Sách trắng EdTech Việt Nam năm 2023, mặc dù đã có rất nhiều các sản phẩm công nghệ giáo dục nhưng phát triển chưa đồng đều. Rất nhiều sản phẩm mới chỉ có công nghệ sơ khai như website, video bài giảng hay các công cụ chat/video call sẵn có như skype, zoom, zalo...

Các Edtech thuộc khối tư nhân chiếm 90% thị trường, nhưng tập trung chủ yếu vào phân khúc K-12 và học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh. Trong khi khối Edtech nhà nước chủ yếu tham gia phân khúc nền tảng và hệ thống quản lý học tập cho giáo dục mầm non và phổ thông (K-12), do các tên tuổi lớn như Viettel, VNPT, Mobifone đảm nhiệm. Khối Edtech nước ngoài có thế mạnh công nghệ và phần cứng, điển hình như Viewsonic, Samsung… có thể cung cấp giải pháp lớp học thông minh tại thị trường Việt Nam.

Vị CEO của Edtech Agency nhận định, các Edtech Việt Nam ra đời trong 2-3 năm vừa qua hiện vẫn đang xoay sở để tồn tại, trong bối cảnh đầu tư và sức mua của thị trường sụt giảm tương đối. Đồng thời các chi phí marketing và bán hàng tăng cao, dao động từ 20-60% tổng chi phí, tùy từng phân khúc thị trường và loại hình sản phẩm, gây khó khăn cho hoạt động startup.

Dưới góc độ của cơ quan quản lý, PGS. TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cho biết hơn 700 sản phẩm Edtech phát triển trong 3 năm qua là con số tuyệt vời, đặt nền móng cho phát triển công nghệ giáo dục Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cũng đặt chuyển đổi số là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phát triển.

Tuy nhiên, theo bà Ngọc, vấn đề hiện nay là cần bồi dưỡng, đào tạo công nghệ cho những người làm công tác giáo dục, giáo viên. Ngoài ra, cần nỗ lực kêu gọi đầu tư cho hạ tầng công nghệ trong hệ thống giáo dục, ngoài ngân sách nhà nước.

“Điều quan trọng nhất là sự kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước - doanh nghiệp - các cơ sở đào tạo. Tam giác kết nối 3 nhà này sẽ tạo tiền đề để phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam trong thời gian tới”, bà Ngọc nhấn mạnh.

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
15 giờ
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
1 tuần
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
3 tuần
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
1 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
2 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
3 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
3 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
4 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
4 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Xem thêm