Thứ tư, 24/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vùng trũng hút vốn mạo hiểm tiếp tục gọi tên Đông Nam Á

Huyền Trang
- 20:36, 11/10/2022

(DNTO) - Giới chuyên gia, nhà đầu tư toàn cầu vẫn rất lạc quan và tin tưởng vào sự phát triển năng động của thị trường khởi nghiệp Đông Nam Á, dẫu dòng vốn đầu tư mạo hiểm trên thế giới vẫn trong xu thế chậm dần.

Thị trường khởi nghiệp Đông Nam Á đang nhận sự quan tâm tích cực của các quỹ đầu tư quốc tế. Ảnh: T.L.

Thị trường khởi nghiệp Đông Nam Á đang nhận sự quan tâm tích cực của các quỹ đầu tư quốc tế. Ảnh: T.L.

‘Điểm rơi’ của quỹ ngoại

Jungle Ventures – quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Singapore, hiện đang tích cực tìm kiếm startup khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, sau khi hoàn thành vòng gây quỹ mới lên tới 600 triệu USD vào giữa năm nay, với tham vọng ươm mầm thêm nhiều thế hệ kỳ lân mới.

Nổi bật là thương vụ rót vốn kỷ lục trong vòng series A, lên tới 14 triệu USD vào Edupia, startup dạy và học tiếng Anh của Việt Nam. Quỹ đầu tư này cũng đã rót hơn 1.000 tỷ đồng vào thị trường khởi nghiệp Việt Nam, nổi bật là các khoản đầu tư vào startup xe máy điện Dat Bike, ngân hàng số Timo, nền tảng chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm Medici…

Bà Trần Nguyên Thúy My, Phó Chủ tịch Jungle Ventures, cho biết ngay từ ban đầu thành lập, chiến lược của quỹ là chọn ra những công ty hàng đầu trong mỗi lĩnh vực và đặc biệt có mô hình kinh doanh bền vững, để có thể đứng vững trước mọi thử thách. Đó cũng là lý do hiện tại, tổng giá trị các công ty trong danh mục đầu tư của quỹ đã lên trên 12 tỷ USD, chỉ với 250 triệu USD vốn đầu tư ban đầu và tỷ lệ thua lỗ dưới 5%. Vì vậy, trong chiến lược tiếp theo của quỹ, các startup đến từ Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

“Nhiều startup Việt đã biết cách sử dụng dòng tiền hiệu quả chứ không chọn con đường tăng trưởng bằng mọi giá, nên khả năng sống sót sẽ tốt hơn nhiều”, bà Trần Nguyên Thúy My nhận định.

Sequoia Capital, công ty đầu tư mạo hiểm tại Mỹ, mới đây cũng tung ra một quỹ với trị giá 850 triệu USD để dành riêng cho các startup Đông Nam Á. CEO của Sequoia Đông Nam Á cũng thừa nhận, các nhà điều hành quỹ dù đánh giá thị trường khó khăn chung, nhưng vẫn bày tỏ sự lạc quan về tiềm năng phát triển lâu dài của khu vực này. Quỹ cũng hướng tới các startup biết cách quản trị doanh nghiệp, quản trị dòng tiền, tinh gọn và hiệu quả.

Việt Nam đón sóng hưởng lợi

Thương mại điện tử được đánh giá là một trong những lĩnh vực hút vốn đầu tư mạo hiểm tốt cho khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ảnh: T.L.

Thương mại điện tử được đánh giá là một trong những lĩnh vực hút vốn đầu tư mạo hiểm tốt cho khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ảnh: T.L.

Giới chuyên gia nhận định, các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á đang được hưởng lợi khi làn sóng đầu tư mạo hiểm chuyển từ thị trường Trung Quốc, nơi đang có những quy định cứng rắn với các nền tảng công nghệ, việc kiểm soát dịch Covid-19 vẫn thắt chặt và tăng trưởng kinh tế có nguy cơ chậm lại.

Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Preqin cho thấy, các quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào Đông Nam Á và Ấn Độ đã huy động được 3,1 tỷ USD vào năm nay, gần bằng con số 3,5 tỷ USD của năm ngoái. Ngược lại, việc huy động vốn cho thị trường Trung Quốc đã giảm mạnh từ 27,2 tỷ USD vào năm trước xuống chỉ còn 2,1 tỷ USD trong năm nay.

Một yếu tố khác khiến các công ty khởi nghiệp trong khu vực này hấp dẫn, theo các chuyên gia, đó là định giá. Nếu như định giá các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Mỹ đang ngày càng trở nên đắt đỏ, thì các định giá ở startup ở những thị trường mới nổi như Đông Nam Á vẫn hấp dẫn hơn với nhiều cơ hội tăng trưởng mới.

Đặc biệt, nền kinh tế nền kinh tế Internet của Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng lên 363 tỷ USD vào năm 2025 từ với mức 174 tỷ USD năm 2021 (theo Google, Temasek và Bain & Company cho hay). Sự phát triển nhanh như vũ bão của nền kinh tế internet khiến khu vực này hấp dẫn dòng vốn đầu tư mạo hiểm.

Đó cũng là lý do trong năm qua, các công ty đầu tư mạo hiểm như Insignia Ventures Partners (Singapore) hay East Ventures (Indonesia) đã huy động được tổng cộng hàng tỷ USD để rót vốn cho các startup công nghệ tại Đông Nam Á. Theo như dự đoán của Golden Gate Ventures, vốn tài trợ cho các startup trong khu vực này trong năm sau sẽ vượt mức 14 tỷ USD.

Các tổ chức tài chính khác như Credit Suisse Group AG, Man Group Plc hay BNP Paribas SA đều đánh giá cao sức chống chịu của Đông Nam Á sau những động thái tăng lãi suất liên tiếp của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ để kìm chế lạm phát. Đặc biệt là Việt Nam, trong vòng 2 năm qua, từ hệ sinh thái khởi nghiệp non trẻ đã vươn lên vị trí thứ 3 trong khu vực, đang là điểm sáng đón nhận làn sóng đầu tư mạo hiểm.

Bà Hoàng Thị Kim Dung, Trưởng đại diện quỹ đầu tư Genesia Ventures tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đang có nhiều startup chất lượng hơn, tức các startup có các sản phẩm giải quyết bài toán thiết thực hơn của thị trường. Khởi nghiệp ở Việt Nam đã trở thành phong trào chứ không chỉ dừng lại ở trào lưu. Vì vậy, thị trường khởi nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tế.

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
3 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
1 tháng
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
2 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
6 tháng
Xem thêm