Thứ ba, 26/09/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tiền vẫn tiếp tục đổ về blockchain

Huyền Trang
- 17:02, 20/09/2022

(DNTO) - Bất chấp thị trường kinh tế, tài chính và đầu tư ảm đạm, một dòng vốn đầu tư mạo hiểm vẫn tiếp tục đổ về các công ty khởi nghiệp, các quỹ đầu tư liên quan đến blockchain.

Các dự án blockchain Việt Nam đang thu hút nhiều sự quan tâm của các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Ảnh: T.L.

Các dự án blockchain Việt Nam đang thu hút nhiều sự quan tâm của các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Ảnh: T.L.

‘Cá mập’ cũng lũ lượt đón vốn

Thị trường blockchain toàn cầu dự kiến sẽ đạt hơn 7 tỷ USD năm 2022 và hơn 163 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trên 56%. Bởi lẽ, blockchain được dự đoán là công nghệ của tương lai, có thể áp dụng trong hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế số.

Và đương nhiên, các quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới sẽ không bỏ lỡ “kỷ nguyên vàng” để nuôi dưỡng những dự án trong lĩnh vực blockchain, với kì vọng lĩnh vực này sẽ bùng nổ những kỳ lân (startup tỷ đô) mới.

Mới đây, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance cũng tung ra quỹ đầu tư mạo hiểm Binance Labs. Quỹ này đã huy động được 500 triệu USD để tập trung rót vốn cho startup trong mảng Web3.

Hai quỹ mạo hiểm là Lightspeed Ventures và Multicoin Capital cũng tung ra các quỹ mới, với giá trị lần lượt và 500 triệu USD và 430 triệu USD. Số vốn khủng này được Lightspeed Ventures tập trung cho các dự án ở thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á với nhiều dự án và ý tưởng nổi bật.

Trước đó, Andreessen Horowitz cũng đã huy động được 7,6 tỷ USD để xây dựng 4 quỹ nhỏ sẽ rót vốn vào các startup trong lĩnh vực crypto. Hay quỹ đầu tư non trẻ như Saber Labs cũng mạnh tay thành lập một quỹ đầu tư 100 triệu USD để rót vốn vào các dự án blockchain.

Tại Việt Nam, một trong 5 quốc gia đi đầu về blockchain (theo đánh giá của Hội nghị Blockchain toàn cầu lần thứ 10), cũng chứng kiến sự sinh sôi của hàng loạt quỹ đầu tư mới, hoặc các quỹ đầu tư cũ nhưng đang chuyển hướng sang lĩnh vực này.

Quỹ Alpha Moon Capital với quy mô 10 triệu USD đang đầu tư cho hơn 20 dự án GameFi, NFT; quỹ Onebit Ventures đã rót vốn vào gần 50 startup với nhiều dự án nổi bật như Sidus, BSC Station, Calo, Gaia, DAOLaunch, Meta Spatial...

Các quỹ đầu tư mạo hiểm truyền thống như Do Ventures, NextTech, VSV Capital, VinaCapital Ventures, LaunchZone… cũng chuyển hướng tìm kiếm các startup trong lĩnh vực mới như blockchain, metaverse..

Việc nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn dễ dàng huy động nguồn lực trong bối cảnh thị trường đầu tư khởi nghiệp toàn cầu bị ảnh hưởng bởi kinh tế bất ổn, cho thấy sức hấp dẫn của công nghệ blockchain và mức độ sẵn sàng chịu rủi ro của những kẻ săn mồi trong lĩnh vực này.

Startup blockchain hưởng lợi

Dòng vốn đầu tư cho lĩnh vực blockchain vẫn

Dòng vốn đầu tư cho lĩnh vực blockchain vẫn "ấm", khác hẳn với không khí lạnh nhạt nói chung của thị trường đầu tư mạo hiểm thế giới năm nay. Ảnh minh họa.

Sự hứng khởi của các quỹ đầu tư mạo hiểm với blockchain đã giúp các dự án tiền điện tử trên thế giới huy động được hơn 30 tỷ USD trong tổng cộng 1.200 vòng gọi vốn, bất chấp những rung lắc mạnh của thị trường tiền ảo.

Số tiền đổ về các dự án tiền điện tử năm nay còn nhiều hơn cả năm ngoái, tập trung vào các lĩnh vực như tài chính tập trung (CeFi), tài chính phi tập trung (DeFi) web3 và NFT và hạ tầng blockchain, theo công ty phân tích tiền điện tử Messari.

Con số trên minh chứng cho sức hút của các dự án blockchain với giới đầu tư toàn cầu, trong bối cảnh dòng tiền thận trọng hơn khi đi vào những lĩnh vực nhiều rủi ro như khởi nghiệp.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này như Sky Mavis, Kardiachain, OnBlock, Whydah, Kyber Network, Sipher, Etermon, ASPO World… đã nhanh chóng được rót vốn từ 2 triệu USD đến 200 triệu USD chỉ sau vài tháng hoạt động.

Ông William Do, Giám đốc Quỹ đầu tư Hobbit Investment nhận định, xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp blockchain sẽ tiếp tục tăng mạnh và các startup blockchain Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục có nhiều cơ hội nhận vốn đầu tư từ quốc tế.

Tuy vậy, để đón được dòng vốn chất lượng, theo ông William Do, ngoài mức độ khả thi và khả năng mở rộng của dự án, startup cần phải xây dựng một cộng đồng đủ lớn, đó là những người ủng hộ sản phẩm của startup để tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Ở góc độ chính sách, theo ông Trần Minh Duy, Giám đốc chiến lược Tập đoàn Huobi Global cho rằng, việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho blockchain là rất quan trọng để giải quyết những vướng mắc về quá trình gọi vốn của startup cũng như thủ tục đầu tư của các quỹ, đặc biệt là các quỹ quốc tế.

Đặc biệt, sau khi bước ra thời kì thanh lọc, các dự án blockchain “làm giả, ăn thật” và các quỹ đầu tư mang tính chất “lùa gà” bị đào thải khỏi thị trường, các nhà đầu tư cá nhân cũng rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc, để có những quyết định thận trọng và chính xác hơn. Đây cũng là thời điểm một lớp dự án chất lượng, tập trung vào phát triển sản phẩm được dự đoán sẽ nhanh chóng trở lại làm sống động thị trường.

Tin khác

Start-up
Thất vọng về tỷ lệ giải ngân thấp, những lùm xùm liên quan đến các vị ‘cá mập’… ở các mùa trước, hiệu ứng thoái trào của các chương trình truyền hình… là áp lực mà Shark Tank mùa 6 phải vượt qua để lấy lại sức hấp dẫn.
23 giờ
Start-up
Số lượng các nhà đầu tư thiên thần ở Đông Nam Á tạm dừng đầu tư đang tăng lên, dấy lên lo ngại về dòng vốn rải vào các thị trường mới nổi như Việt Nam sẽ tiếp tục èo uột.
1 tuần
Start-up
TS Phạm Hồng Quất cho biết, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển không chỉ là nơi thu hút nhà đầu tư quốc tế, mà còn trở thành nguồn cung cấp nhân lực cho startup dồi dào cho những xứ sở công nghệ như Hoa Kỳ.
2 tuần
Start-up
Thị trường công nghệ Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ đang vươn lên mạnh mẽ đang đặt áp lực cho Việt Nam trong việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp non trẻ, thu hút nguồn lực và tạo ra các kỳ lân mới.
4 tuần
Start-up
Kinh tế thế giới chưa có sự phục hồi rõ ràng, dòng vốn đầu tư mạo hiểm tiếp tục sụt giảm sẽ khiến bữa tiệc gọi vốn của startup còn ảm đạm kéo dài.
1 tháng
Start-up
Edtech (công nghệ giáo dục) đã có sự bùng nổ trong giai đoạn đại dịch và tiếp tục là lĩnh vực hứa hẹn thu hút làn sóng đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam.
1 tháng
Start-up
Rủ bạn làm cùng, không rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ…, khiến startup nhanh chóng tan rã vì những quan điểm trái chiều khi vận hành.
1 tháng
Start-up
Trái ngược với những người không thể huy động vốn, một số startup tiềm năng được nhà đầu tư chú ý nhưng có thể bỏ lỡ mất cơ hội vì sự kén chọn của mình.
1 tháng
Start-up
Thông tin WeWork cảnh báo về khả năng phá sản không phải là cái kết quá bất ngờ, vì nhiều năm nay, kỳ lân này đã sống trong tình trạng zombie. Và không chỉ WeWork, có thể nhiều kì lân khác sẽ sụp đổ khi định giá thị trường tiếp tục sụt giảm.
1 tháng
Start-up
Dòng vốn khó khăn khiến nhiều startup mất đi lợi thế trong việc dùng tiền lương để giữ chân nhân tài. Thị trường nhân sự vì vậy đang là cuộc chiến của những founder sẵn sàng giảm lương của mình để nhường cho nhân tài.
1 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đã phải trả giá cho giai đoạn xuống tiền nóng vội, nên giờ đây, những startup không có gì ngoài ý tưởng sẽ rất khó để gọi vốn.
1 tháng
Start-up
Dữ liệu là dòng máu của AI (trí tuệ nhân tạo), nên chất lượng dữ liệu đầu vào quyết định rất lớn đến kết quả mà công nghệ này đưa ra.
1 tháng
Start-up
Ông Eric Hưng Nguyễn, CEO Spores Network (hệ sinh thái gồm nhiều nhà đầu tư mạo hiểm chuyên rót vốn vào blockchain), tiết lộ khẩu vị đầu tư cho startup là background founder phải “khủng”.
2 tháng
Start-up
Vốn rót vào startup fintech Đông Nam Á đã giảm 80%, cho thấy mây đen của thị trường vẫn chưa qua đi. Dẫu vậy, không phải lĩnh vực nào của fintech cũng là màu xám.
2 tháng
Start-up
Các founder (nhà sáng lập) đang phải tăng pha loãng cổ phần để giữ chân nhân tài, trong bối cảnh nguồn vốn huy động ngày càng khó khăn.
2 tháng