Thứ năm, 21/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Lời giải cho những thách thức của startup ngoại tại Việt Nam

Huyền Trang
- 16:27, 11/03/2024

(DNTO) - Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.

Startup ngoại cần phải thực hiện các bước nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng trước khi tiến vào thị trường Việt Nam. Ảnh: T.L.

Startup ngoại cần phải thực hiện các bước nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng trước khi tiến vào thị trường Việt Nam. Ảnh: T.L.

Kết thúc năm tiếp theo của “mùa đông gọi vốn” cũng đánh dấu sự ra đi của nhiều startup ngoại. Nổi bật nhất trên truyền thông có lẽ là cuộc rút quân của Baemin, gã khổng lồ giao hàng Hàn Quốc, sau 4 năm bước chân vào Việt Nam. Dù đã chiếm 12% thị phần giao đồ ăn tại đây và tạo dựng được hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng, nhưng điều đó chưa đủ để startup này tiếp tục hoạt động.  

Tương tự, Atome, “kỳ lân” cung cấp dịch vụ mua trước, trả sau (thuộc Tập đoàn Advance Intelligence, Singapore) cũng xác nhận rời Việt Nam sau hơn 1 năm hoạt động tại đây, trong khi vẫn duy trì hoạt động ở một số nước Đông Nam Á khác Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines.

ZoomCar, ứng dụng cho thuê ô tô tự lái đến từ Ấn Độ, cũng tuyên bố rời Việt Nam sau 2 năm hoạt động, do điều kiện kinh doanh ở đây còn quá khó khăn.

Cũng trong năm qua, danh sách startup có các nhà sáng lập ngoại rời khỏi thị trường Việt Nam cũng nhiều thêm. Điển hình như nền tảng thương mại điện tử B2B Kilo “tạm ngừng kinh doanh có thời hạn”, hay fintech mua trước trả sau Ree-Pay cũng đang rao bán mình cho một ngân hàng. 

Điều này cho thấy việc kinh doanh ở một môi trường đặc thù như Việt Nam vốn không dễ dàng, dù nơi đây vẫn là thị trường dễ tính, năng động và cũng dễ dàng hấp thụ cái mới.

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Chủ tịch HĐQT Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP, lấy ví dụ về sự khác biệt giữa thị trường khởi nghiệp Singapore và Việt Nam. Nếu startup được sinh ra trong một môi trường phát triển như Singapore, họ quen thuộc với hệ sinh thái khởi nghiệp nhanh chóng, nhận được nhiều sự giúp đỡ của nhiều tổ chức như Chính phủ, các quỹ đầu tư, thị trường có quy mô chấp nhận được.

Nhưng khi đến Việt Nam thì những điều đó sẽ rất khác biệt. Các founder không thể sử dụng những tư duy đó ở Singapore áp dụng lên thị trường Việt Nam. Họ cần cập nhật lại toàn bộ kiến thức mới, tư duy mới để nghiên cứu hành vi, văn hóa ở Việt Nam nhằm đạt được sự thành công ban đầu.

Vị này gợi ý 3 ưu tiên hàng đầu mà các nhà đầu tư, công ty, startup ngoại nên để ý khi vào thị trường Việt Nam: quan tâm đến các chính sách của chính phủ; chú trọng con người và văn hóa bản địa và cuối cùng các bạn phải có sự linh hoạt và có khả năng thích ứng nhạy bén.

“Các bạn nên nhớ là hãy theo dõi và tuân theo luật lệ của Chính phủ. Nên tìm đến sự hỗ trợ từ các cố vấn và các doanh nghiệp địa phương, như vậy sẽ nhanh chóng hiểu hơn về văn hóa làm việc ở đây”, bà Hằng gợi ý.

Thị trường Việt Nam tuy năng động, cởi mở nhưng có nhiều điểm đặc thù trong văn hóa có thể khó thích nghi với nhiều startup ngoại. Ảnh: T.L.

Thị trường Việt Nam tuy năng động, cởi mở nhưng có nhiều điểm đặc thù trong văn hóa có thể khó thích nghi với nhiều startup ngoại. Ảnh: T.L.

Dựa trên kinh nghiệm hàng chục năm là cầu nối các tập đoàn, nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam, bà Lê Thu Lụa, Trưởng Đại diện Tập đoàn Sunwah tại Hà Nội, cho biết Việt Nam là đất nước có văn hóa rất đa dạng và khác biệt, do vậy, nhiều công ty khởi nghiệp đến đây không đủ kiên nhẫn để nghiên cứu thị trường, thử nghiệm sản phẩm, dẫn đến việc nhanh chóng thất bại.

“Ở Việt Nam, nếu bạn làm nhanh quá thì nó có thể không hiệu quả nên đôi khi bạn phải thực hiện nó từ từ. Ví dụ như khi xây dựng quan hệ đối tác, cần có thời gian thiết lập mạng lưới và tạo sự tin cậy trong ngành của bạn . Tôi có thể gợi ý rằng trước khi bạn đến thị trường này bạn hãy thực hiện nghiên cứu thị trường.  Có thể thực hiện khảo sát thị trường bằng nhiều kênh thông qua phương tiện truyền thông xã hội hoặc bất cứ điều gì. Bạn cũng có thể kết nối với đối tác địa phương trước tiên để họ giúp đỡ bạn thu thập thông tin trước khi bạn tiến hành hoạt động kinh doanh ở đây”, bà Lụa gợi ý.

Vị này cũng cho biết, “sự kết nối “ rất quan trọng cho những nhà khởi nghiệp. Đó là kết nối với khách hàng, chính phủ và các doanh nghiệp địa phương bởi vì chính họ sẽ trở thành những người bạn đồng hành và hỗ trợ các startup tốt nhất.

Ông Nguyễn Đức Long, Đại diện Trung tâm Đổi mới sáng tạo Hà Nội (NIC), cho biết những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có  những sự hỗ trợ tích cực cho hệ sinh thái đổi mới và sáng tạo trong nước. Điển hình như việc khánh thành NIC cơ sở Hòa Lạc để hỗ trợ các doanh nghiệp có phát minh đổi mới cũng như nâng cao đội ngũ nhân lực lao động cấp cao để đáp ứng phục vụ nhu cầu cho toàn bộ hệ sinh thái.

NIC hiện đã hợp tác với các tổ chức uy tín khắp thế giới, tổ chức hội thảo thường niên như Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam; Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam, nhằm thu hút cách quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

“Chúng tôi đang cố gắng cải cách các quy định khuôn khổ dành cho các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam bằng cách tổ chức các đối thoại với các quỹ đầu tư mạo hiểm và các công ty khởi nghiệp cũng như để xác định và tháo gỡ các rào cản khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào thị trường khởi nghiệp ở Việt Nam”, ông Long nói.

Tin khác

Start-up
Founder của Kkday- nền tảng thương mại điện tử về dịch vụ du lịch (OTA) nói để áp dụng thành công AI (trí tuệ nhân tạo) vào mọi hoạt động công ty, không có cách nào hay hơn việc để chính nhân viên dạy nhân viên.
2 tháng
Xu thế
Story, một công ty khởi nghiệp công nghệ sử dụng công nghệ blockchain để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đã huy động được 80 triệu USD, dẫn đến việc định giá công ty ở mức 2,25 tỷ USD.
3 tháng
Start-up
Rất nhiều quỹ mạo hiểm đang chuẩn bị trở lại cho chu kì đầu tư mới, nhưng thách thức với họ là khó tìm được những dự án tiềm năng.
3 tháng
Start-up
Kéo dài độ nóng từ năm 2023, nửa đầu năm 2024, nhiều startup công nghệ giáo dục tiếp tục thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm, trong bối cảnh “mùa đông gọi vốn” chưa hết băng giá.
3 tháng
Start-up
Trái ngược với khung cảnh trầm lắng của lĩnh vực công nghệ bất động sản, thị trường co-living (chia sẻ nhà) và coworking space (không gian làm việc chia sẻ) duy trì đà tăng trưởng do khan hiếm nguồn cung, trong khi thế hệ trẻ nổi lên là người tiêu dùng quan trọng, ưu tiên đầu tư vào không gian sống và làm việc.
4 tháng
Start-up
Các công ty công nghệ đang ‘thả mồi’ để thu hút các startup thông qua những chương trình ươm mầm khởi nghiệp, những đề bài liên tục được đưa ra nhằm thu về các ý tưởng tiềm năng, những nhà phát triển nổi bật.
4 tháng
Start-up
Proptech (công nghệ bất động sản) được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng không dễ để phá vỡ thị trường truyền thống chỉ bằng công nghệ thuần túy. Đó là lý do thị trường này khó thu hút các công ty khởi nghiệp mới. 
4 tháng
Start-up
Các công ty trong khu vực, các tập đoàn lớn... đều có chiến lược bài bản, làm giàu cho hệ sinh thái của mình bằng cách tốn ít nguồn lực nhất là thâu tóm các công ty khởi nghiệp mới nổi ở Việt Nam.  
5 tháng
Start-up
Sau 2 năm đóng băng, thị trường IPO toàn cầu trở lại một cách dè dặt. Điều này khiến doanh nghiệp ngần ngại việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, dù nhiều công ty khởi nghiệp đã đạt tới trạng thái kỳ lân.
5 tháng
Start-up
Các nền tảng blockchain ngày nay đều hướng tới phát triển bền vững bằng cách tạo ra các giá trị thực để thu hút người dùng và khiến người dùng đồng ý trả tiền cho họ. 
5 tháng
Start-up
Chuyên gia cho biết các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay không thiếu cơ hội tiếp cận vốn, vấn đề nằm ở cách tiếp cận và làm việc với các quỹ đầu tư.
5 tháng
Start-up
Ví điện tử Moca dừng hoạt động cũng là lời cảnh tỉnh cho những người chơi khác vẫn đang tiếp tục “đốt tiền” để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, thay vì chú trọng vào việc làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận. 
5 tháng
Start-up
Những gì startup crypto, blockchain đang có chưa thể chạm tới yêu cầu của quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) hiện nay. Vì vậy, nguồn vốn đã trở lại dồi dào nhưng các quỹ vẫn khó giải ngân.
5 tháng
Start-up
Để có thêm dư địa phát triển ngoài thanh toán số, các ví điện tử mở rộng hoạt động sang lĩnh vực mua trước, trả tiền sau (BNPL). Tuy nhiên tỷ lệ chấp nhận thấp và rủi ro pháp lý khiến BNPL chưa thực sự phát triển.
5 tháng
Start-up
Dịch Covid-19 đã qua nhưng các startup vẫn duy trì mô hình làm việc linh hoạt, tăng cường tuyển dụng xuyên biên giới để có nguồn nhân tài chất lượng với chi phí thấp hơn. 
5 tháng
Xem thêm