Thứ tư, 03/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam vẫn đang khan hiếm các kỳ lân

Huyền Trang
- 16:21, 28/02/2024

(DNTO) - Từ năm 2021 đến nay, Việt Nam vẫn chưa xuất hiện thêm kỳ lân mới. Trong khi các công ty tiệm cận kì lân cũng có những khó khăn nhất định trong hoạt động. Việt Nam cần có những chính sách đủ mạnh trong giai đoạn tới.

Các startup kỳ lân được xem là một trong những động lực thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như thu hút vốn dòng vốn mạo hiểm cho các quốc gia. Ảnh: T.L.

Các startup kỳ lân được xem là một trong những động lực thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như thu hút vốn dòng vốn mạo hiểm cho các quốc gia. Ảnh: T.L.

Câu lạc bộ kỳ lân (startup định giá tỷ đô) của Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở 3 cái tên: VNG, VNPay và Momo. Kể từ năm 2021 đến nay, chưa startup nào đủ năng lực bước chân vào câu lạc bộ này. Kể cả một số statup được đánh giá là đang ở ngưỡng soonicorn (cận kỳ lân) như Kyber network, Tiki, KiotViet, Trustingsocial, Giao hàng Tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Amanotes. Thậm chí, một vài soonicorn còn đang gặp khó khăn nhất định trong hoạt động. Dòng vốn mạo hiểm đầu tư cho startup cũng chỉ đạt 427 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2023,  giảm 13%.

Báo cáo Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2023 của Bambuup cũng nhận định, định giá startup sụt giảm và việc các nhà đầu tư thận trọng hơn khi ra quyết định góp vốn sẽ khiến việc startup trở thành kỳ lân ngày càng khan hiếm hơn. 

Thực tế, đây cũng là tình trạng chung trên toàn cầu. Số kỳ lân ghi nhận đến tháng 9 năm ngoái trên thế giới là 1.233 công ty (CB Insights), chỉ tăng 8,5% trong giai đoạn 2022-2023, thấp hơn hẳn so với mức tăng giai đoạn đại dịch 2021-2022 là 67% và 80% giai đoạn 2020-2021(theo Startup Blink). Số lượng kỳ lân mới trung bình hàng tháng của năm ngoái cũng đánh dấu mốc thấp nhất trong vòng hơn 4  năm qua.

Mặc dù Việt Nam vẫn xếp hạng 46/132 trên Bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới, là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua. Tuy vậy, so với một số hệ sinh thái trong khu vực Đông Nam Á thì mức đầu tư cho R&D, một trong những động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện, thậm chí có xu hướng giảm.

Năm 2023, mức đầu tư R&D so với GDP của Việt Nam là 0,4%, thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á, xếp hạng 66 toàn cầu, giảm 7 bậc so với năm 2022. Con số này ở Thái Lan là 1,3% (tăng 4 hạng), Singapore 2,2% (tăng 3 hạng), Malaysia: 1%.

Đương nhiên, còn nhiều chỉ số khác ngoài mức đầu tư R&D để đánh giá hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại một quốc gia, nhưng trong bối cảnh các nước đều chạy đua tạo điều kiện tốt nhất cho đổi mới sáng tạo, Việt Nam cũng phải nhanh hơn.

Bà Đỗ Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Nhựa Sinh học BUYO, cho biết trong quá trình tham gia nhiều chương trình vườn ươm ở Hàn Quốc, Singapore, bà thấy rằng các nước này có hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp rất tốt mà Việt Nam có thể tham khảo.

Ví dụ ở Hàn Quốc, chỉ cần có ý tưởng, thậm chí chưa cần bản MVP (sản phẩm khả dụng) đã nhận được hỗ trợ 50.000 USD từ Chính phủ, cùng với miễn phí toàn bộ văn phòng, kể cả đó là ý tưởng của một sinh viên mới ra trường. Điều này giúp các nhà sáng lập có khả năng biến ý tưởng thành mẫu trong phòng lab.

Hay tại Singapore, họ cung cấp nhiều hỗ trợ như miễn phí phòng lab, nếu doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng chi trả cho kĩ thuật, nghiên cứu viên thì Chính phủ sẽ hỗ trợ 1 đồng tương ứng cho nhân lực. Điều này giúp startup thu hút người tài phục vụ cho quá trình mở rộng quy mô. Hay Chính phủ hỗ trợ startup kết nối với tập đoàn.

Nhà sáng lập startup chuyên sản xuất sản phẩm đồ đựng, bao gói thân thiện môi trường, đã gọi vốn 2 lần được 750 nghìn USD, cho rằng nếu Việt Nam làm được như vậy thì sẽ hỗ trợ rất lớn cho startup.

Các chuyên gia cho biết hoạt động hỗ trợ startup ở giai đoạn tới phải sâu hơn và liên kết mạnh mẽ hơn với các thành phần trong hệ sinh thái. Ảnh: T.L.

Các chuyên gia cho biết hoạt động hỗ trợ startup ở giai đoạn tới phải sâu hơn và liên kết mạnh mẽ hơn với các thành phần trong hệ sinh thái. Ảnh: T.L.

Cũng sau hơn 5 năm tham gia hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam, ông Nguyễn Bão Quốc, Thành viên hội đồng cố vấn khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia, cho biết ở góc độ địa phương, việc nắm bắt chính sách hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo còn khá mờ nhạt, ảnh hưởng đến việc triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.

“Việt Nam nên gắn các yếu tố văn hóa bản địa vào các sản phẩm, dịch vụ, câu chuyện thương hiệu của các địa phương khi xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, mỗi địa phương nên có một mô hình về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tọ, gắn với nhiều địa phương khác và cả quốc gia. Việc không có mô hình như chúng ta đang làm không biết tương lai đi đâu và về đâu”, ông Quốc khuyến nghị.

Bà Nguyễn Nhã Quyên, Giám đốc Vận hành Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF), cho biết từ một hệ sinh thái khởi nghiệp non trẻ, Việt Nam đã cố nắm bắt các cơ hội hợp tác đa quốc gia, đồng hành cùng những đối tác đến từ các hệ sinh thái trưởng thành hơn như Phần Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Úc... để trao đổi kinh nghiệm, rút ngắn thời gian sửa sai, đúc kết các mô hình có tính tối ưu cho thị trường trong nước.

Hiện nay, hệ sinh thái đã bước vào giai đoạn nâng cao năng lực, các thành tố hỗ trợ cần tập trung vào chuyên môn sâu, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, đo lường, đánh giá để xác định được tác động của từng chương trình và sáng kiến.

“Cân bằng giữa các hoạt động truyền cảm hứng, xây dựng cộng đồng và các họat động đi vào chiều sâu, cải tiến liên tục sẽ thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và bền vững của hệ sinh thái Việt Nam”, bà Nhã Quyên nói.

Tin khác

Vườn ươm doanh nghiệp
Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh năm 2024” là cơ hội để thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt nữ thanh niên từ 18-35 tuổi nhận nguồn hỗ trợ tài chính, chuyên môn kĩ thuật, nâng cao năng lực kinh doanh.
1 tuần
Vườn ươm doanh nghiệp
Sau 5 năm triển khai hoạt động, dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” đã “ươm mầm” cho những sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số và lan toả tinh thần khởi nghiệp tại địa phương.
2 tuần
Vườn ươm doanh nghiệp
Startup giờ đây đang tìm cơ hội để nâng cấp chính mình, tìm giải pháp đa dạng nguồn vốn tại các cuộc thi khởi nghiệp, chương trình tăng tốc trước khi bước vào các vòng gọi vốn chính thức.
2 tuần
Vườn ươm doanh nghiệp
Từ năm 2021 đến nay, Việt Nam vẫn chưa xuất hiện thêm kỳ lân mới. Trong khi các công ty tiệm cận kì lân cũng có những khó khăn nhất định trong hoạt động. Việt Nam cần có những chính sách đủ mạnh trong giai đoạn tới.
1 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Chương trình Ươm tạo SIP100 mùa thứ 5 với mục đích giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động xã hội, đã lựa chọn được 8 doanh nghiệp Việt Nam và 2 doanh nghiệp Hàn Quốc ở vòng đầu tiên.
9 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Lê Mỹ Quỳnh, cô gái Gen Z nổi tiếng với “bộ sưu tập lỗ hổng” cũng từng hoài nghi về chính mình khi theo đuổi ngành bảo mật thông tin.
10 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Nhiều startup, nhà đầu tư ngoại đã lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân lý tưởng để mở rộng hoạt động.
10 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản tiếp tục huy động nguồn vốn khủng để mở rộng đầu tư vào startup Đông Nam Á.
10 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Edtech (công nghệ giáo dục) Việt Nam đang ở đâu trong bức tranh tổng quan của thế giới? Những xu hướng mới và sản phẩm nổi bật nào đang thu hút người dùng? Đó là những chủ đề sẽ đề cập đến trong Sách trắng Edtech 2023 do Edtech Agency thực hiện.
10 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Ngày 14/4, cuộc thi Robot Thế giới (ROBOTACON WRO 2023) tại Việt Nam chính thức được phát động tại Trường Đại học Phenikaa, nhằm tìm kiếm đội thi xuất sắc tham dự vòng chung kết thế giới ở Panama.
11 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Nhiều địa phương như Huế, Đà Nẵng… đã nhận ra rằng, việc tích cực đón nhận các giải pháp sáng tạo từ công ty khởi nghiệp sẽ giúp họ bứt phá.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Bỏ thời gian, công sức và cả tiền túi để hỗ trợ startup, đội ngũ mentor (cố vấn, chuyên gia) vẫn ngày đêm miệt mài với công việc này để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam cất cánh.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Không thể phủ nhận vai trò “bà đỡ” của các Chính phủ đã giúp hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nhiều nước như Israel, Trung Quốc hay Hàn Quốc.... vụt sáng trong những năm qua.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Theo chuyên gia, các trường đại học ở Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra nhiều startup tỷ USD nếu trở thành những vườn ươm có thể huy động và kết nối các nguồn lực từ nhà khoa học, doanh nghiệp, sinh viên, quỹ đầu tư.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Trong một bài viết, Tổng giám đốc ECB Ulrich Bindseil và Nhà phân tích Jürgen Schaff, nói rằng sự ổn định giá của bitcoin trong thời gian gần đây có thể là một “cơn thở dốc" trước khi trở nên không còn phù hợp”.
1 năm
Xem thêm