Thứ năm, 02/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Siêu kỳ lân WeWork nguy cơ phá sản: Thanh gỗ tiếp theo của chuỗi domino

Huyền Trang
- 17:58, 11/08/2023

(DNTO) - Thông tin WeWork cảnh báo về khả năng phá sản không phải là cái kết quá bất ngờ, vì nhiều năm nay, kỳ lân này đã sống trong tình trạng zombie. Và không chỉ WeWork, có thể nhiều kì lân khác sẽ sụp đổ khi định giá thị trường tiếp tục sụt giảm.

WeWork từng là biểu tưởng của giới khởi nghiệp nhưng kết cục vẫn lao dốc không phanh. Ảnh: T.L.

WeWork từng là biểu tưởng của giới khởi nghiệp nhưng kết cục vẫn lao dốc không phanh. Ảnh: T.L.

Nạn nhân của cách định giá phóng túng

Việc WeWork vừa thông tin về khả năng phá sản đã làm xôn xao giới khởi nghiệp toàn cầu. Nhiều tháng qua, giá cổ phiếu của kỳ lân cho thuê bất động sản này luôn dưới 1 USD, vốn hóa thị trường giảm xuống chưa tới 500 triệu USD.

Hết nửa đầu năm 2023, công ty ghi nhận mức lỗ ròng lên tới 700 triệu USD. Công ty có 205 triệu USD tiền mặt và các khoản tương đương tiền, với tổng thanh khoản là 680 triệu USD và đang có 2,91 tỷ USD nợ dài hạn.

Quay trở lại với thập kỷ hoạt động của WeWork, dấu ấn đặc biệt nhất với startup này chính là khi nhận được cú gật đầu của SoftBank. Tháng 7/2019, ‘cá mập’ đến từ Nhật Bản đã quyết định đầu tư hơn 10 tỷ USD vào WeWork, tương đương mức định giá 47 tỷ USD. Thời điểm đó, khoản đầu tư này được xem là một kỷ lục của thị trường đầu tư mạo hiểm, đưa WeWork thành startup giá trị lớn nhất nước Mỹ, lớn thứ 4 thế giới.

Thế nhưng, chỉ 1 tháng sau, bản cáo bạch của siêu kỳ lân nộp cho Ủy ban Chứng khoán Mỹ để tiến hành IPO, đã tiết lộ khoản lỗ 2,9 tỷ USD trong 3 năm và 690 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2019. Tháng 9 cùng năm, WeWork hoãn IPO, nhà đồng sáng lập Adam Neumann rời ghế CEO. Lúc này, từ mức định giá 47 tỷ USD, startup chỉ còn giá trị 8 tỷ USD, do tập đoàn Nhật Bản và JPMorrgan đề xuất.

Kết quả kinh doanh thua lỗ triền miên của WeWork, một phần đến từ khả năng điều hành và quản lý của doanh nghiệp, nhưng một phần đến từ sự ảo tưởng về định giá. Và không ai khác, chính SoftBank là người đã cho startup sự ảo tưởng này.

Thời điểm đó, SoftBank điên cuồng ‘săn’ các startup công nghệ, không tiếc tay xuống tiền với mức định giá luôn cao hơn thị trường. Nhưng chính sự hưng phấn từ dòng tiền của các nhà đầu tư, của thị trường, đã đẩy startup rơi vào tình trạng zombie (xác sống), tức những startup liên tục huy động vốn, dựa vào vốn đầu tư để tăng trưởng chứ không phải dựa vào bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

Những chú ‘kỳ lân’ nguy cơ thành ‘kỳ đà’

Startup toàn cầu đang đối diện với cảnh dòng tiền cạn kiệt, sụt giảm định giá, khó khăn huy động vốn. Ảnh minh họa.

Startup toàn cầu đang đối diện với cảnh dòng tiền cạn kiệt, sụt giảm định giá, khó khăn huy động vốn. Ảnh minh họa.

Việc bản thân các ‘cá mập’ bị fomo đã tạo thời cơ cho nhiều startup tìm mọi cách để gian dối số liệu, tô màu cho các bản báo cáo để dễ dàng gọi vốn.

Và đó cũng là lý do rất nhiều nhà sáng lập startup thời gian qua đã vướng vòng lao lý vì lừa dối nhà đầu tư và khách hàng, như Charlie Javice của startup hỗ trợ tài chính Frank; Rishi Shah, đồng sáng lập startup phần mềm quảng cáo Outcome Health; Elizabeth Holmes, sáng lập startup xét nghiệm máu Theranos, Carlos Watson, người sáng lập Ozy Media hay Christopher Kirchner, người sáng lập startup phần mềm Slync…

Mới đây, chính Quỹ Vision của SoftBank đã đệ đơn kiện công ty khởi nghiệp truyền thông xã hội IRL mà họ đã đầu tư. Quỹ cáo buộc startup thổi phồng số liệu người dùng, không đúng con số 12 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, cũng như nói dối quỹ về hiệu suất kinh doanh. Trước đó, vào tháng 5/2021, chỉ 1 tháng sau khi IRL ra mắt, Quỹ đã đầu tư 150 triệu USD, mua 125 triệu USD cổ phiếu từ công ty và 25 triệu USD từ cổ đông.

Trong năm 2023, người ta đang chứng kiến nhiều hơn những vụ kiện tương tự. Những startup trước kia từng được thổi phồng giá trị, thậm chí được các quỹ hỗ trợ bước vào hàng ngũ kỳ lân, đang dần lộ rõ bản chất thật sự.

Một báo cáo PitchBook mới cho thấy, trong quý đầu năm, định giá trung bình của startup châu Âu ở giai đoạn đầu (series A đến C) giảm 23% so với quý 1 năm ngoái. Trong khi định giá ở giai đoạn cuối (series C+) còn tệ hơn, ghi nhận mức giảm 77% so với cùng kỳ.

Định giá giảm, dòng tiền đầu tư giảm đã khiến số lượng kỳ lân mới nở chậm lại. Trong nửa đầu năm nay, cả thế giới trung bình chỉ có 7,3 kỳ lân mới xuất hiện hàng tháng, giảm tới 80% so với mức đỉnh 50,5 công ty vào năm năm 2021.

Nalin Patel, nhà phân tích hàng đầu tại PitchBook, cho biết mức định giá kỷ lục vào năm 2021 và 2022 có thể chỉ còn là quá khứ. Có hàng chục công ty đang làm việc với mức định giá thấp hơn. Ví dụ, Revolut đã phải đối mặt với một số nhà đầu tư khi định giá công ty giảm tới 50%. “Chúng ta có thể thấy nhiều điểm hạn chế hơn được công bố vào cuối năm nay,” ông nói.

Định giá giảm đồng nghĩa với startup không còn quỹ đạo tăng trưởng mạnh, gây tổn thất hàng triệu, thậm chí hàng tỷ USD cho các nhà sáng lập và cổ đông. Nhưng trong bối cảnh dòng vốn thắt chặt như hiện nay, việc có thể gọi vốn dù định giá giảm vẫn là điều may mắn. Bởi những bản báo cáo không minh bạch đang dần lộ rõ tại các công ty khởi nghiệp, có thể dẫn đến vấn đề pháp lý giữa nhà đầu tư và startup mà họ rót vốn. Cũng đồng nghĩa sẽ rất nhiều startup tiếp theo nối gót WeWork, trở thành thanh gỗ tiếp theo của chuỗi domino sụp đổ kỳ lân. 

Tin khác

Start-up
Sự kết hợp giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chuỗi khối (blockchain) đang là nhân tố khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu dần ấm lên sau “mùa đông” kéo dài.
6 ngày
Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
4 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
1 tháng
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
2 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
2 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
3 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
4 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Xem thêm