Thứ tư, 09/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Khai mạc Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025: Khơi dậy động lực bứt phá trong kỷ nguyên mới

X. Nhi. Ảnh: Hoa Đinh
- 20:00, 09/07/2025

(DNTO) - Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 đã khai mạc phiên đầu tiên tại khu vực Tây Nam Bộ. Sự kiện diễn ra thành công trong việc tạo ra một không gian đối thoại cởi mở và hiệu quả giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước.

z6788155914320_0b866c7334f2afb1970848490bbeb6f7

Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ, đánh dấu điểm khởi đầu quan trọng cho chuỗi Vòng đối thoại chính sách cấp địa phương trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025. Sự kiện do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì, thể hiện cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp tư nhân (DNTN) trên hành trình bứt phá trong kỷ nguyên mới.

Bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Phát biểu khai mạc, bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhấn mạnh: "Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện sự đồng hành của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cùng doanh nghiệp tư nhân đi vào kỷ nguyên mới". Bà Huệ cũng cho biết, các phiên tiếp theo của diễn đàn sẽ được tổ chức tại các khu vực kinh tế trọng điểm trên cả nước, hướng tới phiên toàn quốc dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025. Sáng kiến này được kỳ vọng trở thành cầu nối hiệu quả giữa khu vực tư nhân và các cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm tháo gỡ rào cản, cải thiện môi trường đầu tư và khơi dậy các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

"Bộ tứ Nghị quyết sẽ là bệ phóng để quốc gia bứt tốc", bà Huệ khẳng định, đồng thời nhấn mạnh rằng An Giang là nơi mở màn, khởi nguồn từ Tây Nam Bộ và sẽ lan tỏa tinh thần cải cách, khát vọng dân tộc vươn xa ra các miền Tổ quốc.

Chuyển đổi số: Thách thức và giải pháp từ các địa phương

Chuyển đổi số (CĐS) là một trong những chủ đề trọng tâm được thảo luận, với những chia sẻ thực tế từ các địa phương.

Bà Tạ Bích Phượng, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Sóc Trăng

Bà Tạ Bích Phượng, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Sóc Trăng

Bà Tạ Bích Phượng, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Sóc Trăng đã trình bày thực trạng CĐS tại địa phương: nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các nền tảng quản trị như ERP, phần mềm kế toán điện tử, quản lý kho, bán hàng online; một số doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu áp dụng IoT, blockchain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên, bà Phượng chỉ ra rằng phần lớn doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn "chuyển đổi nhận thức" hơn là "chuyển đổi số thực chất". Ba rào cản chính được nêu ra là: rào cản nhận thức, rào cản nguồn lực và rào cản chính sách hạ tầng.

Để "phá rào," Hội Doanh nhân trẻ Sóc Trăng đề xuất các giải pháp cụ thể:

Về nhận thức: Đẩy mạnh truyền thông bằng các câu chuyện thành công, tổ chức các khóa đào tạo thực chiến, hướng dẫn trực tiếp ứng dụng CĐS trong từng ngành nghề.

Về nguồn lực: Đề xuất chương trình hỗ trợ tài chính, kết nối với trường đại học, viện nghiên cứu, phát huy vai trò tổ chức trung gian, và hợp tác với các doanh nghiệp đã CĐS thành công tại thành phố lớn để hướng dẫn doanh nghiệp Sóc Trăng.

Về chính sách và hạ tầng: Kiến nghị địa phương đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, thành lập trung tâm hỗ trợ CĐS cấp tỉnh/vùng, và rút gọn thủ tục vay thế chấp bằng động sản để doanh nghiệp dễ xoay vòng vốn.

Đặc biệt, Hội Doanh nhân trẻ Sóc Trăng đề xuất thành lập Câu lạc bộ chuyển đổi số doanh nghiệp trẻ Sóc Trăng, tổ chức định kỳ các "Ngày hội chuyển đổi số doanh nghiệp" và đề xuất tỉnh xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo, ưu tiên các startup ứng dụng công nghệ số trong những ngành mũi nhọn.

Đồng quan điểm về tầm quan trọng của CĐS, bà Nguyễn Ngọc Lan Đình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Y tế tại gia 247, chia sẻ kinh nghiệm của công ty mình. Với 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, công ty đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động để nâng cao hiệu quả quản trị, chất lượng dịch vụ, đồng bộ dữ liệu, giảm chi phí và đáp ứng xu hướng thị trường.

Bà Nguyễn Ngọc Lan Đình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Y tế tại gia 247

Bà Nguyễn Ngọc Lan Đình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Y tế tại gia 247

Lộ trình CĐS của công ty gồm 4 bước: đánh giá hiện trạng, xây dựng kế hoạch chi tiết, thử nghiệm và triển khai rộng rãi, đào tạo nhân sự. Những hiệu quả đạt được bao gồm tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng cường hiệu quả vận hành và trải nghiệm khách hàng, tự động hóa quy trình, quản lý dữ liệu y tế hiệu quả, và tối ưu hóa quy trình quản lý nội bộ. Điều này khẳng định CĐS không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố sống còn để nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín trong lĩnh vực y tế.

Khai thác tiềm năng và phát triển thương hiệu địa phương

Những chia sẻ tại diễn đàn cũng mở ra hướng đi mới trong việc khai thác tiềm năng địa phương và phát triển thương hiệu.

Ông Phạm Kim Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Tháp

Ông Phạm Kim Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Tháp

Ông Phạm Kim Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Tháp đã đưa ra một sáng kiến độc đáo về mô hình du lịch nha khoa nghỉ dưỡng. Lấy cảm hứng từ thực tế chi phí nha khoa cao tại Úc và mong muốn chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân, Nha khoa Phương Thành đã kết hợp điều trị nha khoa công nghệ cao với trải nghiệm thăm làng hoa Sa Đéc, Đồng Tháp. Mô hình này không chỉ thu hút nhiều Việt kiều Úc về thăm quê hương và nhận được sự chăm sóc tận tình, mà còn được ông Thành coi là "cây cầu kết nối văn hóa, chữa lành cho khoảng cách và ký ức".

Phương Thành đang đặt mục tiêu kết nối với đối tác tại Úc để xây dựng trung tâm chăm sóc răng Việt-Úc, phối hợp với hội doanh nhân, hội đồng hương để lan tỏa thông tin, và cùng ngành y tế - du lịch - xúc tiến thương mại để chuẩn hóa mô hình này ra thế giới.

Ông Thành kiến nghị "bộ tứ Nghị quyết” cần có sự hỗ trợ tư vấn, thậm chí từ xa, cho DNTN và thúc đẩy mô hình du lịch nha khoa nghỉ dưỡng chất lượng thông qua các tổ chức trong nước, công ty lữ hành. Ông cũng đề xuất Trung tâm Hội hỗ trợ các gói liên vùng, toàn cầu, giúp doanh nghiệp tham gia hội chợ xúc tiến với Bộ Công thương, Bộ Y tế để xây dựng hành lang pháp lý, nâng tầm DNTN và phát triển thương hiệu quốc gia.

Phát triển doanh nhân nông thôn và khắc phục khó khăn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ông Ngô Xuân Lộc, Phó tổng Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa, thủy sản, trái cây của cả nước. Tuy nhiên, đóng góp của khu vực tư nhân tại nông thôn ĐBSCL vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu năng lực cạnh tranh, thiếu kết nối chuỗi giá trị, thiếu nền tảng quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo. Người nông dân vẫn chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, chưa tiếp cận được kiến thức kinh doanh và công nghệ.

Ông Ngô Xuân Lộc, Phó tổng Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn phát biểu tại chương trình

Ông Ngô Xuân Lộc, Phó tổng Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn phát biểu tại chương trình

Ông Lộc khẳng định, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ĐBSCL, việc phát triển lực lượng doanh nhân nông thôn là đòn bẩy chiến lược. Nghị quyết 68 đã nhấn mạnh vai trò của doanh nhân trong toàn bộ tiến trình phát triển đất nước, xem kinh tế tư nhân là biểu hiện rõ ràng nhất của sự năng động, sáng tạo, tinh thần dân tộc và khát vọng cống hiến. Việc phát triển lực lượng doanh nhân xuất thân từ khu vực nông thôn, đặc biệt là các nông dân sản xuất giỏi có tư duy đổi mới và tinh thần khởi nghiệp, được xác định là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc gia một cách toàn diện, bao trùm và bền vững.

Nắm bắt cơ hội từ Nghị quyết 68 và tiếng nói của doanh nghiệp

z6788156715967_952bdf35bcf673e76d83e527c08e54cc

Tại buổi tọa đàm diễn ra trong chương trình, đã có nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc về "bộ tứ Nghị quyết". Ông Dương Long Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất các tỉnh Tây Nam Bộ có thể mở thêm sân golf để phát triển du lịch, như mô hình nha khoa du lịch của Phương Thành đang thực hiện. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của quy hoạch nông nghiệp cụ thể, khuyến khích sản xuất theo nhu cầu thị trường do doanh nghiệp đề xuất. Mặc dù doanh nghiệp đã tự tin hơn sau Nghị quyết 68, nhưng cần tăng tốc theo Chính phủ, đặc biệt trong CĐS.

Ông Dương Long Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Ông Dương Long Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Ông cũng khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn yêu cầu thay thế lãnh đạo nếu không làm việc hiệu quả, và tham gia sâu hơn vào các cơ quan dân cử (đại biểu HĐND cấp xã, Quốc hội) để tiếng nói của doanh nhân được lắng nghe mạnh mẽ hơn.

Ông Trần Huy Hiển, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp chia sẻ kinh nghiệm 20 năm trong ngành gạo và xuất khẩu thủy sản. Ông khẳng định DNTN đã và đang đóng góp lớn cho kinh tế ĐBSCL, với 90% công ty xuất khẩu tại đây là tư nhân, riêng ngành gạo là 60-70%. Mặc dù các chính sách hiện nay có nhiều bước tiến thuận lợi, nhưng ông Hiển cho rằng khu vực Tây Nam Bộ vẫn chưa có chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện nền yếu và logistics hạn chế. Ví dụ, sân bay Cần Thơ chỉ bay nội địa, hệ thống cao tốc quy hoạch chậm hơn miền Bắc.

Ông Trần Huy Hiển, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp chia sẻ tại tọa đàm

Ông Trần Huy Hiển, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp chia sẻ tại tọa đàm

Ông cũng chỉ ra rằng trong CĐS nông nghiệp, chỉ nhóm doanh nghiệp lớn chuyển đổi sâu rộng, trong khi nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ ít tiếp cận. Ông bày tỏ hy vọng Nghị quyết 68 sẽ mang đến ĐBSCL nhiều điều kiện đặc thù để DNTN phát triển.

Về việc làm sao để DNTN "cất cánh," ông Hiển nhấn mạnh hai thách thức lớn:

Tuân thủ pháp luật và kinh doanh tử tế: Nghị quyết 68 theo hướng hậu kiểm, cho phép làm những gì luật không cấm, đòi hỏi doanh nghiệp phải am hiểu pháp luật và kinh doanh bằng cái tâm tử tế.

Tính minh bạch và cạnh tranh khốc liệt: Môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch và công bằng sẽ kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt hơn, buộc doanh nghiệp phải thay đổi tư duy và bản thân để hòa nhập và cạnh tranh.

Bà Phạm Thị Bích Huệ (Western Pacific) chia sẻ thêm về những khó khăn của ĐBSCL, đặc biệt là biến đổi khí hậu, ngập mặn ảnh hưởng lớn đến đất đai và đời sống. Bà đặt ra yêu cầu cho DNTN phải thích ứng, tái cấu trúc và thay đổi mô hình sản xuất, áp dụng công nghệ để tăng giá trị nông sản, thay đổi xuất thô thành xuất tinh, hoặc xây dựng thương hiệu nông sản Việt.

Bà cũng chỉ ra những rào cản đối với doanh nhân khi vận dụng nghị quyết tại ĐBSCL: chi phí logistics còn quá lớn, người dân dễ bằng lòng với điều kiện sống, ít vận dụng chính sách trong kinh doanh, và thiếu kết nối vùng. Bà ủng hộ việc không hình sự hóa hoạt động kinh tế nhưng phải thượng tôn pháp luật để tạo cạnh tranh lành mạnh.

Ông Nguyễn Thành Huân, Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang phát biểu tại sự kiện

Ông Nguyễn Thành Huân, Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang phát biểu tại sự kiện

Ông Nguyễn Thành Huân, Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang đánh giá cao các ý kiến đóng góp tại diễn đàn là "xuất sắc và cởi mở, mạnh dạn chia sẻ cái làm được, nói được".

Ông Nguyễn Trọng Huy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam khóa III, cho rằng Nghị quyết 68 đã mang lại sự thay đổi lớn khi chính quyền cấp xã phục vụ dân, khơi hết nguồn lực. Ông khuyến khích DNTN sát cánh cùng chính quyền, tham gia công tác tư vấn và cùng xây dựng địa phương.

Ông Nguyễn Trọng Huy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam khóa III

Ông Nguyễn Trọng Huy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam khóa III

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Rau củ quả An Giang, nêu 3 vấn đề cần làm rõ:

Cơ chế đặc thù cho nông nghiệp: Làm nông nghiệp không đơn giản và không mang lại lợi nhuận tức thì, đòi hỏi đầu tư lớn nhưng chưa có cơ chế khác biệt, nhất là cho trồng rau củ quả.

Quy hoạch vùng trồng: Thiếu quy hoạch vùng trồng rau củ quả ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài.

Chính sách hỗ trợ: Cần hỗ trợ từ cơ quan ban ngành (xúc tiến thương mại) và về chuyên môn (đào tạo, định hướng sản phẩm trồng).

Ông Đặng Xuân Huy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam khóa 6, bày tỏ sự vui mừng vì tinh thần Nghị quyết 68 đã được nâng cao. Ông cho rằng diễn đàn không chỉ dừng lại là nơi đối thoại mà là bước khởi đầu trong một chặng đường hợp tác mới. Việc chia diễn đàn theo từng cụm cụ thể hơn, đặc biệt ở ĐBSCL với đặc thù và tập quán riêng, là cơ hội tốt để doanh nghiệp đưa ra kiến nghị sâu sắc, phù hợp với từng vùng miền.

Ông Đặng Xuân Huy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ khóa 6

Ông Đặng Xuân Huy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ khóa 6

Ông nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn, và việc Chính phủ ủng hộ kinh tế tư nhân là tín hiệu đáng mừng. Ông mong muốn tổ chức sẽ tập hợp tất cả các ý kiến cụ thể theo từng vùng, miền để trình lên Diễn đàn Kinh tế tư nhân chính thức, đảm bảo tính xác thực và đầy đủ nhất.

Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 tại An Giang đã thành công trong việc tạo ra một không gian đối thoại cởi mở và hiệu quả giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước.

Những ý kiến, tham luận và đóng góp tại diễn đàn đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về thực trạng, tiềm năng, thách thức và giải pháp cho DNTN tại ĐBSCL, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là nền tảng quan trọng để xây dựng các chính sách đặc thù, hỗ trợ DNTN phát triển bền vững, góp phần đưa kinh tế khu vực và cả nước bứt phá trong kỷ nguyên mới.

 

Tin khác

Hội địa phương
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 đã khai mạc phiên đầu tiên tại khu vực Tây Nam Bộ. Sự kiện diễn ra thành công trong việc tạo ra một không gian đối thoại cởi mở và hiệu quả giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước.
3 giờ
Hoạt động Hội
Hội Doanh nhân trẻ Gia Lai và Hội Doanh nhân trẻ Bình Định vừa tổ chức buổi làm việc chuyên đề nhằm trao đổi, thống nhất những định hướng bước đầu cho lộ trình hợp nhất tổ chức Hội sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
11 giờ
Hội địa phương
Sức khỏe cộng đồng, trách nhiệm xã hội và tinh thần sẻ chia tiếp tục được lan tỏa mạnh mẽ qua “Hành trình Sức khỏe Xanh” mùa 3 – chương trình thiện nguyện do Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại xã Bù Gia Mập (tỉnh Đồng Nai) – nơi có hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc S’Tiêng.
11 giờ
Hội địa phương
Hội Doanh nhân trẻ TP. Huế vừa phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thủy Xuân và các "mạnh thường quân" tổ chức khởi công xây dựng Nhà Đại đoàn kết cho hai hộ nghèo trên địa bàn. Đây là hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn ổn định chỗ ở, góp phần lan tỏa tinh thần nhân ái, trách nhiệm xã hội và khẳng định vai trò đồng hành của doanh nhân trẻ với cộng đồng.
1 ngày
Hội địa phương
Hội Doanh nhân trẻ Khánh Hòa và Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Khánh Hòa (BIDV Khánh Hòa) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, nhằm mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, mà còn hướng tới nâng cao năng lực quản trị, phát triển thương hiệu và thúc đẩy hệ sinh thái doanh nhân trẻ Khánh Hòa phát triển bền vững trong giai đoạn mới.
1 ngày
Hội địa phương
Chiều 5/7, tại tỉnh Bắc Ninh, Thường trực Hội Doanh nhân trẻ Bắc Ninh và Bắc Giang đã tổ chức hội nghị, nhằm thảo luận và thống nhất phương án hợp nhất hai tổ chức Hội thành một tổ chức duy nhất theo đúng chủ trương sắp xếp lại địa giới hành chính và tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
1 tuần
Hội địa phương
Hội nghị Hội Doanh nhân trẻ Cụm Đông Nam Bộ và TP.HCM đã thống nhất triển khai ngay 3 nội dung trong năm 2025, gồm: Nâng tầm kiến thức doanh nhân; Thiết lập cơ chế phối hợp chung và Kết nghĩa song phương giữa các Hội Doanh nhân trẻ trong Cụm.
4 tháng
Hội địa phương
Ngày 19/2, Cụm Doanh nhân Tây Nam bộ tổ chức cuộc họp theo hình thức trực tuyến, nhằm đánh giá hoạt động năm 2024 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2025.
4 tháng
Hội địa phương
Dự buổi làm việc, có ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội DNT Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Tấn, Ủy viên UBTƯ Hội, Chủ tịch CLB Du lịch DNT Việt Nam; bà Hàng Phối Quyên, Chủ tịch CLB DNT DN Gia đình Việt Nam, cùng các thành viên Thường trực & BCH của hai CLB.
4 tháng
Hội địa phương
Hội nghị Hội Doanh nhân trẻ Cụm Trung du Bắc Bộ năm 2025, đã đánh giá công tác hoạt động của Cụm Trung du Bắc Bộ nói chung và các tỉnh thuộc Cụm năm 2024, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc trong công tác Hội của Cụm và từng địa phương. Đồng thời, đề ra phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
4 tháng
Hội địa phương
Mới đây, hoạt động thiện nguyện "Thắp sáng tương lai mầm non biên giới" đã được tổ chức tại vùng biên giới xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, không chỉ giúp các em có môi trường sinh hoạt, học tập tốt hơn, mà còn gieo mầm hi vọng cho một tương lai tươi sáng và nghĩa tình trên mảnh đất thiêng liêng này.
6 tháng
Hội địa phương
Ngày 28/12, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Bình phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình tổ chức ra mắt Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Bình.
6 tháng
Hội địa phương
CLB Doanh nhân Sao Đỏ cùng các doanh nghiệp xuất sắc của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam mong muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Vĩnh Phúc trong nhiều lĩnh vực... Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời nâng cao hình ảnh, vị thế của Vĩnh Phúc ở trong nước và trên thế giới.
6 tháng
Hội địa phương
Hội doanh nhân trẻ tỉnh Nghệ An tổ chức đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
7 tháng
Xem thêm