Thứ hai, 22/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

AI đang định hình lại nhân sự trong công ty khởi nghiệp

Huyền Trang
- 16:45, 05/03/2024

(DNTO) - Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.

AI đang trở thành một phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp muốn tối ưu hiệu suất làm việc, tiết giảm chi phí. Ảnh: T.L

AI đang trở thành một phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp muốn tối ưu hiệu suất làm việc, tiết giảm chi phí. Ảnh: T.L

Tại MFast, một công ty trung gian phân phối các sản phẩm tài chính số, các nhân viên đang nỗ lực học cách sử dụng ChatGPT. Mục tiêu của startup công nghệ tài chính này là tích hợp AI vào các chiến lược chăm sóc khách hàng, nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng trong ứng dụng.

MFast hiện vẫn đang ở giai đoạn đầu trong việc tích hợp AI vào hoạt động của mình. Vì vậy bà Thi Nguyễn, Giám đốc nhân sự Mfast cho biết chưa thấy bất kì sự tiết kiệm chi phí nào, nhưng vai trò của AI không nhất thiết là cắt giảm ngân sách mà là tối ưu hóa quy trình làm việc.

“Cá nhân tôi tiên đoán rằng trong 2-3 năm tới, AI có thể đảm nhận các vị trí truyền thống do con người đảm nhiệm như coding (lập trình máy tính), sàng lọc CV (hồ sơ ứng viên) hoặc sáng tạo nội dung. Nhân viên Mfast thấy các công cụ AI hữu ích và hào hứng với tiềm năng của chúng. Sắp tới, chúng tôi tập trung dành thời gian để huấn luyện AI hiểu rõ ngữ cảnh và nhu cầu kinh doanh cụ thể của chúng tôi”, bà Thi Nguyễn nói. 

Hay tại ELSA Speak, startup công nghệ giáo dục có 10 triệu lượt dùng từ 101 quốc gia, cũng đang tích cực tích hợp AI, gồm cả generative AI, vào các sản phẩm và quy trình nội bộ của mình. Công nghệ này đóng vai trò hỗ trợ kỹ thuật cho bộ phận kỹ thuật và bộ phận nghiên cứu, cũng như nâng cao khả năng của các bộ phận phi công nghệ.

Xavier Anguera, Đồng sáng lập và Giám đốc Công nghệ của ELSA Speak, cho biết một junior engineer (kỹ sư trẻ), với sự đào tạo và tư duy phù hợp, có thể sử dụng các công cụ AI như ChatGPT hoặc Copilot để thực hiện các nhiệm vụ ở mức độ chất lượng mà thông thường chỉ có thể đến từ các kỹ sư giàu kinh nghiệm.

“Điều này khiến tôi tin rằng các nhân tài kỹ thuật sẽ sớm được chia thành 2 nhóm: những người biết tận dụng AI và những người không. Vận dụng hiệu quả các công cụ AI có thể cải thiện đáng kể hiệu suất công việc và những ai nắm bắt điều này sẽ nhanh chóng vượt mặt đồng nghiệp cả về hiệu quả và chất lượng”, ông Xavier Anguera nói.

Các founder cho rằng những nhân sự có kĩ năng AI sẽ được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng. Ảnh: T.L.

Các founder cho rằng những nhân sự có kĩ năng AI sẽ được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng. Ảnh: T.L.

Báo cáo Nhân tài khởi nghiệp Đông Nam Á 2024 của Glints ghi nhận hầu hết startup đều đã nhận thức được tiềm năng của AI, tuy vậy lại có cách triển khai khác biệt. 24% startup áp dụng AI để tinh giản và cải thiện hiệu suất, 22% dùng để phân tích dữ liệu và tìm ra insight, 21% nhằm cải thiện tốc độ và chất lượng dịch vụ; 19% tăng năng suất, chất lượng dịch vụ và đổi mới sáng tạo, chỉ 14% áp dụng để giảm chi phí. 

Cũng theo báo cáo của Glins, nếu so với thị trường Indonesia, mức lương của nhân sự AI tại Việt Nam đang cao hơn. Nhân sự AI cấp cao (kinh nghiệm trên 10 năm) ở Việt Nam đang có mức lương từ 6,100 USD -7,100 USD/tháng, gần như gấp đôi so với Indonesia từ 3,600 USD – 3,800 USD/tháng. Các nhân sự mới trong ngành (từ 1-3 năm kinh nghiệm) ở Việt Nam cũng có mức lương từ 900-1,400 USD/tháng, so với tại Indonesia khoảng 700 USD.

“Điều này có nghĩa là khi lĩnh vực AI tiếp tục phát triển mạnh mẽ, các mức lương này có thể thay đổi, phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của chúng ở các công ty startup”, báo cáo Glins nhận định.

Tuy vậy, theo Glints, sự áp dụng của AI và tự động hóa ở Đông Nam Á vẫn đang trong giai đoạn đầu. 80% các nhà sáng lập vẫn chưa mở rộng quy mô nhân sự họ để đáp ứng với những công nghệ này, cho thấy rằng việc AI có tác động đến tuyển dụng vẫn đang được đánh giá và cân nhắc. 

“Theo nhiều nhà sáng lập mà chúng tôi đã phỏng vấn, rào cản lớn nhất của việc áp dụng rộng rãi AI tại nơi làm việc là nỗi lo ngại mất việc của nhân viên, vốn đã tồn tại trong thời kỳ suy thoái kinh tế hiện nay. Mối bận tâm chính của 45% công ty khi nhân viên sử dụng ChatGPT là việc này có thể làm giảm tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề của họ. 27% lo ngại về độ chính xác và tính tin cậy của ChatGPT, 25% lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin”, báo cáo Glins cho biết.

CEO của Elsa Speak cũng cho biết điều quan trọng là phải hiểu rằng AI không thay thế con người, mà là công cụ chắp cánh mạnh mẽ cho công việc của họ. Đặc biệt người dùng công nghệ phải tiếp cận kết quả từ các công cụ AI với một cái nhìn đánh giá kỹ lưỡng. “Đôi khi chúng không chính xác và gây ra lỗi về sự thật, ảo giác và bội thực”, ông nói.

Tin khác

Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
1 tháng
Chuyển đổi số
Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.
1 tháng
Chuyển đổi số
Sử dụng các dịch vụ sẵn có dựa trên đám mây và các mô hình AI được đào tạo trước giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí nếu muốn tận dụng AI.
2 tháng
Chuyển đổi số
Khi mọi công ty dịch vụ tài chính bước vào cuộc đua công nghệ thì ai gắn bó nhiều hơn với hành trình khách hàng và trở thành một phần trong đời sống của họ sẽ trở thành người chiến thắng.
3 tháng
Chuyển đổi số
Làn sóng đầu tư của nhiều “đại bàng” sản xuất công nghiệp vào ngành điện tử - bán dẫn Việt Nam sẽ tạo ra một bộ mặt rất khác cho nền kinh tế trong 5 năm tới.
3 tháng
Chuyển đổi số
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, đến nay, tất cả các thủ tục hải quan "cốt lõi" hoàn toàn được số hóa với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai thông quan với thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây. 
4 tháng
Chuyển đổi số
Chất lượng không kém hàng ngoại sản xuất, nhưng giá thành cao làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm điện tử, công nghệ Việt Nam.
4 tháng
Chuyển đổi số
Sản phẩm công nghệ Việt Nam được đánh giá đang ở thời kì “chín”, có thể phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ để có thể thúc đẩy nền kinh tế số.
4 tháng
Chuyển đổi số
Open Banking (Ngân hàng mở) là xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng sẽ không nên chỉ bó hẹp với các công ty công nghệ tài chính (fintech).
4 tháng
Chuyển đổi số
Các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán trên thị trường “mọc lên như nấm”, thậm chí áp dụng cả công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)…, giúp nhà đầu tư chứng khoán ra quyết định nhanh hơn nhưng cũng khiến họ cân não khi lựa chọn ứng dụng.
5 tháng
Chuyển đổi số
Thế mạnh xuất khẩu phần mềm của Việt Nam là động lực để cung cấp sản phẩm vi mạch được tối ưu hoá ra toàn cầu.
5 tháng
Chuyển đổi số
Chiến lược số ngày nay đã không thể tách rời chiến lược doanh nghiệp. Nhưng xây dựng chiến lược đã khó, tìm ra chiến lược đúng trong thời buổi công nghệ càng khó hơn. Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng phải đi từ bước rất nhỏ và kiên trì. 
5 tháng
Chuyển đổi số
Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi số cho biết, gần 50% doanh nghiệp trong nước đã ngừng áp dụng chuyển đổi số. Điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo để chủ động dấn thân vào nền kinh tế số toàn cầu.
5 tháng
Chuyển đổi số
Thay thế vài nhân viên, rút ngắn thời gian vài tiếng mỗi ngày nhưng giúp doanh nghiệp giảm chi phí khổng lồ khi vận hành hệ thống chăm sóc khách hàng.
5 tháng
Xem thêm