Thứ tư, 15/01/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

VTGO - Động lực đổi mới và tiềm năng kỳ lân trong lĩnh vực logistics Việt

DNT
- 09:54, 15/01/2025

(DNTO) - Founder Nguyễn Anh Tuấn cùng đội ngũ VTGO đã xây dựng một sàn vận tải, thông qua số hóa toàn bộ nghiệp vụ của hoạt động thuê xe tải, tạo ra nền tảng cho phép nhà xe và chủ hàng làm việc trực tiếp với nhau trên nền tảng đó, giảm tỷ lệ xe chạy rỗng và giá thành cước vận chuyển.

Techfest 2024.2

 

Tổng quan về ngành logistics Việt Nam

Thị trường logistics Việt Nam nằm trong top 10 thị trường logistics mới nổi, với giá trị khoảng 40 tỷ USD/năm và tốc độ tăng trưởng 14-15%/năm. Dù tăng trưởng mạnh, ngành logistics Việt vẫn đối mặt với nhiều thách thức.

Chi phí logistics cao: Chiếm 16,8% GDP, cao hơn nhiều so với mức trung bình thế giới là 10,7%, gây cản trở khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế và làm tăng chỉ số CPI.

Hiệu quả chưa cao: Logistics chỉ đóng góp 4,5% GDP, trong khi chi phí chiếm đến 16,8%. Nguyên nhân chính là do chi phí vận tải chiếm 59% tổng chi phí logistics, phản ánh sự kém hiệu quả của ngành vận tải.

Tỷ trọng vận tải đường bộ cao: Vận tải đường bộ chiếm 73,8%, so với mức trung bình khu vực là 40%, trong khi vận tải biển ven bờ và đường sắt – vốn có chi phí thấp – lại chiếm tỷ trọng thấp.

Để giảm tỷ trọng vận tải đường bộ, cần đầu tư mạnh vào vận tải đường sắt và đường biển ven bờ. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi nguồn tài chính lớn và thời gian dài. Trong 5-10 năm tới, việc giảm tỷ trọng vận tải đường bộ vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Giải pháp hiệu quả hơn là nâng cao hiệu quả vận tải đường bộ hiện tại, với giá trị thị trường khoảng 17,94 tỷ USD/năm và 1,66 triệu xe tải, 85% trong số đó thuộc sở hữu cá nhân, dẫn đến 70% xe chạy tuyến ngắn, trung phải chạy rỗng chiều về, và xe chạy tuyến dài phải chờ hàng từ 2-5 ngày, tình trạng này bắt nguồn từ sự manh mún và thiếu kết nối.

Chuyển đổi số trong vận tải đường bộ không chỉ là xu hướng mà là nhu cầu cấp bách để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.

Với thực trạng này, “chuyển đổi số” trong vận tải đường bộ không chỉ là xu hướng mà là nhu cầu cấp bách. 

Các giải pháp có thể giúp giảm mặt bằng giá cước vận chuyển đường bộ

Có 3 yêu tố ứng dụng công nghệ để giảm giá thành cước vận chuyển đường bộ: Thứ nhất, quản lý vận hành bằng công nghệ: Sử dụng phần mềm quản lý vận tải, kho bãi, và kế toán giúp rút ngắn thời gian xử lý, nâng cao năng suất lao động, từ đó giảm chi phí quản lý trong vận tải.

Thứ hai, tối ưu hóa sử dụng phương tiện: Các phần mềm tối ưu xếp hàng và lộ trình vận chuyển giúp doanh nghiệp vận tải tối ưu hóa phương tiện, giảm tỷ lệ xe chạy rỗng và thời gian chờ hàng. Điều này làm giảm chi phí khấu hao, lương, nhiên liệu và tài chính.

Thứ ba, minh bạch giá cước và cạnh tranh lành mạnh: Áp dụng cơ chế chào giá cạnh tranh tạo môi trường minh bạch, thúc đẩy doanh nghiệp giảm giá thành. Để phát huy hiệu quả, cần thực hiện mạnh mẽ hai yếu tố trên.

Bên cạnh việc giảm giá thành cước vận chuyển đường bộ thì còn có những động lực nào để chúng ta đẩy nhanh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics.

Động lực đổi mới từ chuyển đổi số

Việc chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích vượt trội, như mặt bằng giá cước: Bằng việc giảm tỷ lệ xe chạy rỗng, giảm thời gian chờ hàng quay đầu, tiết kiệm chi phí vận hành, giúp giảm giá thành cước vận chuyển từ 15–35%. 

Với việc giảm giá thành cước vận chuyển này, các Công ty vận tải, các chủ xe tải có cơ sở để hạ giá cước vận chuyển xuống thấp hơn hiện này, qua đó làm giảm 8,8% chi phí logistics.

Lợi ích nữa là môi trường. Bên cạnh hiệu quả về mặt kinh tế mà chuyển đổi số mang lại thì về mặt phát thải CO2 cũng gặt hái được kết quả đáng kích lệ, bằng việc giảm tỷ lệ xe chạy rỗng, sẽ làm giảm được 4,590 kilotan CO2/năm tương đương với 1,4% lượng phát thải của cả nước.

Với tiềm năng giảm chi phí logistics xuống dưới 8% GDP, chuyển đổi số không chỉ là động lực đổi mới mà còn giúp hiện thực hóa mục tiêu “Net Zero” mà Chính phủ đề ra. 

Tiềm năng phát triển kỳ lân với mô hình sàn vận tải

Năm 1986, kinh tế Việt Nam bước vào đổi mới, cùng với đó, kinh doanh vận chuyển đường bộ dần hình thành và phát triển theo mô hình truyền thống, manh múốn, thiếu kết nối, gây kém hiệu quả và tăng chi phí logistics.

Tháng 6/2014, Uber có mặt tại Việt Nam, mang làn gió mới cho lĩnh vực taxi với mô hình kinh tế chia sẻ. Tuy nhiên, Uber và các ứng dụng tương tự sau đó thực chất là các công ty taxi công nghệ, sử dụng công nghệ để tăng cạnh tranh vơi taxi truyền thống.

Thế mạnh của các công ty taxi công nghệ là nguồn vốn lớn, đốt tiền để tăng trưởng. Tuy nhiên, mô hình này phù hợp khi thị trường tiền rẻ, và sẽ bị bóp nghẹt khi không thể chuyển đổi sản phẩm kinh doanh. Các công ty không thích nghi sẽ biến mất, như trường hợp của Gojek.

Trong vận tải hàng hóa đường bộ, một số công ty áp dụng mô hình này nhưng chưa nhận được vốn lớn nên chưa dẫn đầu thị trường. Dù có vốn lớn, các công ty vận tải công nghệ đường bộ không thể phát triển bền vững vì thị trường rất lớn, quy mô 18 tỷ USD. Vừa chi nhỏ thị trường, vừa gây trở ngại về công nợ cước vận chuyển.

Các công ty vận tải công nghệ khó phát triển bền vững và trở thành kỳ lân. Tuy nhiên, mô hình sàn vận tải đã nâng tầm kinh doanh vận chuyển đường bộ lên cao hơn.

Tính năng sàn vận tải: Số hóa toàn bộ nghiệp vụ vận tải, cho phép nhà xe làm việc trực tiếp với chủ hàng.Vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh, nhà xe chào giá trực tiếp.Xây dựng 3 app riêng cho chủ xe, chủ hàng, lái xe, giúp sàn vận hành tự động.Đăng ký xe rỗng tìm hàng chiều về.Hệ thống vận hành tự động, minh bạch, không can thiệp nghiệp vụ.Yêu cầu thông tin pháp lý từ người dùng.

Hiệu quả sàn vận tải: Chi phí vận hành tăng chậm hơn tăng trưởng doanh thu nhờ tự động hóa.Môi trường minh bạch, công bằng, không xung đột quyền lợi.Tăng trưởng nhanh nhờ không phụ thuộc đại lý tại các tỉnh.Cần đầu tư ban đầu lớn, nhưng không phải lâu dài, nhờ cơ chế chào giá cạnh tranh.Nhà đầu tư có thể sinh lợi cao, đạt 60,5% doanh thu thuần, với cơ hội gia tăng khi mở rộng sản phẩm.Sàn vận tải không chỉ giúp giảm chi phí logistics mà còn tạo nền tảng để trở thành kỳ lân trong ngành logistics Việt. 

VTGO - Động lực đổi mới và tiềm năng kỳ lân trong lĩnh vực logistics Việt

Sau 6 năm nỗ lực xây dựng nền tảng công nghệ và phát triển hệ sinh thái người dùng, VTGO đã trở thành một sàn vận tải tiên phong, tích hợp đầy đủ các tính năng hiện đại và vận hành theo mô hình kinh tế chia sẻ. VTGO kết nối hàng ngàn chủ xe tải trên khắp 61 tỉnh, thành phố cả nước, cung cấp một giải pháp toàn diện và tối ưu cho cả chủ xe và chủ hàng.

VTGO không chỉ đơn thuần là một nền tảng kết nối mà còn là cầu nối mang lại sự minh bạch, hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong vận tải hàng hóa. Các chủ xe tải, từ cá nhân đến doanh nghiệp, đều nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong cơ hội khai thác và giảm thiểu thời gian xe chạy rỗng, nhờ vào tính năng kết nối trực tiếp với chủ hàng, tối ưu hóa lộ trình và chi phí. Bên cạnh đó, chủ hàng cũng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh về giá cả, sự minh bạch trong dịch vụ, và khả năng theo dõi đơn hàng một cách chi tiết và kịp thời.

Thương hiệu VTGO ngày càng được khẳng định mạnh mẽ qua hàng nghìn đơn hàng thành công, mang lại sự hài lòng và tin tưởng cho cả hai bên. Điều này đã giúp VTGO xây dựng một cộng đồng người dùng trung thành và không ngừng mở rộng. Với định hướng phát triển bền vững, VTGO không chỉ tập trung vào việc cung cấp dịch vụ vận tải mà còn liên tục cải tiến, mở rộng các tính năng mới nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.

VTGO đặt mục tiêu năm 2025 sẽ là năm bùng nổ, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình phát triển, đồng hành cùng sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Với cam kết không ngừng đổi mới và phục vụ tốt nhất cho cộng đồng, VTGO kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng của sự tiến bộ và thành công trong lĩnh vực logistics, góp phần thúc đẩy sự vươn lên mạnh mẽ của ngành vận tải nước nhà.

 

tháo gỡ cơ chế pháp lý

Cơ chế Sandbox

VTGO không chỉ giúp tối ưu hóa vận tải đường bộ, mà còn đóng góp vào sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được điều này, VTGO cần sự hỗ trợ từ Chính phủ qua chế độ Sandbox:

Cung cấp dịch vụ kết nối vận tải cho các chủ xe cá nhân.Xuất hộ hóa đơn cước vận chuyển cho các chủ xe cá nhân.Thu hộ và nộp hộ các khoản thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân.Với cơ chế Sandbox, VTGO sẽ trở thành một mô hình công nghệ thú vị, giải quyết bài toán lớn của ngành logistic Việt, góp phần giảm chi phí logistics, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Logistics Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để vươn mình bứt phá, nhưng để hiện thực hóa tiềm năng này, ngành cần quyết liệt trong việc chuyển đổi số nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn và giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại.

Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là động lực quan trọng để đổi mới và nâng cao sức cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam.

Trong hành trình này, chuyển đổi số sẽ tạo ra cơ hội cho những kỳ lân công nghệ xuất hiện, và VTGO - Ứng dụng gọi xe tải Việt là một trong những cái tên sáng giá, đại diện cho tinh thần đổi mới sáng tạo trong ngành.

Chúng tôi, VTGO cùng các startup công nghệ logistics, cam kết góp sức mình để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái logistics “Hiện đại, minh bạch và hiệu quả”.

 

Tin khác

Chuyển đổi số
Founder Nguyễn Anh Tuấn cùng đội ngũ VTGO đã xây dựng một sàn vận tải, thông qua số hóa toàn bộ nghiệp vụ của hoạt động thuê xe tải, tạo ra nền tảng cho phép nhà xe và chủ hàng làm việc trực tiếp với nhau trên nền tảng đó, giảm tỷ lệ xe chạy rỗng và giá thành cước vận chuyển.
42 phút
Chuyển đổi số
Trong bối cảnh cách mạng Công nghệ 5.0 đang diễn ra mạnh mẽ, APETECHS đã xuất hiện như một ngọn đèn sáng trong ngành công nghệ thông tin và số hóa tại Việt Nam. 
3 ngày
Chuyển đổi số
Ông Đào Trung Thành,  Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần triển khai một chiến lược toàn diện để đảm bảo mọi nhân viên tuân thủ các nguyên tắc đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công việc hàng ngày.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Theo The AI Journ, tại Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa, chuyển đổi số và những thách thức địa chính trị, việc dự đoán đánh giá các xu hướng mới là cần thiết để chuẩn bị cho năm 2025 đầy biến động.
1 tuần
Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
1 tháng
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
2 tháng
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
2 tháng
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tháng
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tháng
Chuyển đổi số
Dữ liệu và AI đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp các lãnh đạo doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu tài chính, quản lý rủi ro, quản lý dòng tiền, phân tích chi phí, hỗ trợ lập ngân sách, gợi ý quyết định đầu tư.
3 tháng
Chuyển đổi số
Việc triển khai 5G được đánh giá là cơ hội bùng nổ cho nền kinh tế số. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu thực sự của người dân Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh mẽ để phủ 5G trên diện rộng.  
3 tháng
Chuyển đổi số
GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang được nhiều công ty áp dụng trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận, thu hút, phát triển, giữ chân đến ủng hộ thương hiệu và cho thấy những hiệu quả bất ngờ.
4 tháng
Chuyển đổi số
Theo Sách trắng Edtech Việt Nam 2024, các sản phẩm phân khúc B2C có tích hợp AI để tăng cường trải nghiệm và hỗ trợ cá nhân hoá người học sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư nhất.
5 tháng
Chuyển đổi số
Các doanh nghiệp đang tiến tới ứng dụng AI để tăng hiệu suất làm việc, đồng nghĩa với việc họ phải “thay máu” toàn bộ quy trình, bộ máy của mình.
5 tháng
Chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhà nước do vướng cơ chế nên ngần ngại đầu tư công nghệ hay các giải pháp đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp tư nhân thiếu nguồn lực để đầu tư. Điều này khiến quá trình chuyển đổi số ở nước ta còn chậm.
5 tháng
Xem thêm