Thứ ba, 14/01/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

CETA và hành trình chinh phục khát vọng tối ưu hóa vận tải Việt

DNT
- 16:47, 14/01/2025

(DNTO) - “Tôi vẫn nhớ rõ thời điểm chúng tôi quyết định bắt tay vào phát triển CETA. Đó là lúc tôi nhận ra, ngành vận tải Việt Nam đang bị gánh nặng bởi những vấn đề cũ kỹ mà công nghệ hoàn toàn có thể giải quyết", ông Nguyễn Tuấn Lâm - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ Onelog Việt Nam, đồng sáng lập phần mềm quản trị vận tải CETA chia sẻ.

Ông Nguyễn Tuấn Lâm - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ Onelog Việt Nam, đồng sáng lập phần mềm quản trị vận tải CET. Ảnh: T.L.

Ông Nguyễn Tuấn Lâm - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ Onelog Việt Nam, đồng sáng lập phần mềm quản trị vận tải CET. Ảnh: T.L.

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng ngành logistics tại Việt Nam đạt khoảng 14% - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm... Tuy nhiên, chi phí logistics ở Việt Nam hiện đang chiếm 18% GDP, là con số khá lớn so với mức trung bình thế giới (11%). Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. 

Đầu Xuân 2025, ông Nguyễn Tuấn Lâm - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ Onelog Việt Nam, đồng sáng lập phần mềm quản trị vận tải CETA, đã có bài viết chia sẻ với Doanh Nhân Trẻ về hành trình giải quyết bài toán tối ưu chi phí cho doanh nghiệp logistics Việt.

Thực trạng ngày vận tải và động lực thúc đẩy xây dựng CETA

Tôi có cơ hội làm việc trong ngành logistics hơn một thập kỷ và đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp đau đầu với bài toán quản lý vận tải. Một ngày của người quản lý thường bắt đầu với hàng tá bảng tính, những cuộc gọi hỗn loạn giữa các bộ phận, và không ít lần phải giải quyết sự cố bất ngờ như xe hỏng, tài xế vắng mặt, hay đơn hàng bị giao trễ.

Trò chuyện với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, tôi nhận ra họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả vận hành. Một số còn quản lý vận tải theo kiểu thủ công, không có công cụ hỗ trợ hiện đại. Chính điều này đã gây ra những lãng phí không đáng có: nhiên liệu tiêu hao, lộ trình không tối ưu, hay mất lòng tin từ khách hàng.

Điều đó khiến chúng tôi – một nhóm những người đam mê công nghệ và logistics – tự hỏi: “Tại sao không tạo ra một giải pháp giúp các doanh nghiệp giải quyết triệt để những vấn đề này?”.

Sự ra đời của CETA - một tầm nhìn - một hành trình mới

quản trị vận tải

CETA không phải là ý tưởng ra đời trong một đêm hay 1,2 ngày.  Đó là kết quả của thời gian dài nghiên cứu, tìm tòi và tổng hợp từ tâm tư và những nỗi đau đáu của rất nhiều những con người làm vận tải.

Rất may mắn chúng tôi đã gặp gỡ và tập hợp được với đội ngũ IT có kinh nghiệm chuyên sâu về hệ thống và quản lý logistics. Chúng tôi không chỉ lắng nghe mà còn theo dõi sát sao các hoạt động thực tế, từ các công việc hàng ngày của đội ngũ vận hành điều hành, phân công đơn hàng đến việc tài xế nhận lệnh đến cách xử lý khi có sự cố trên đường, quản lý trạng thái đơn, rồi doanh thu, chi phí…

Mục tiêu của CETA không phải chỉ tạo ra một phần mềm, mà là một giải pháp toàn diện giúp quản trị vận tải trở nên dễ dàng hơn với phương châm: Điều phối tinh gọn - Quản trị thông Minh - Tăng cường vị thế.

Khi phát triển CETA, chúng tôi đặt ra ba nguyên tắc cốt lõi: Đơn giản - Linh Hoạt - Bền vững

Quá trình ứng dụng CETA

Screen Shot 2025-01-14 at 4.30.51 PM

Những ngày đầu CETA được triển khai, anh em vừa háo hức vừa lo lắng. Lần đầu tiên họ được tiếp cận với công nghệ mới khác xa cách quản lý thủ công hàng ngày.

Ban đầu, không ít người gặp khó khăn. Các tài xế tỏ ra bối rối khi sử dụng ứng dụng di động để nhận lệnh, một số quản lý e dè trước giao diện mới. Có những lúc tưởng chừng như mọi người sắp bỏ cuộc vì quá tải vì công việc bị nhân đôi vừa phải duy trì cách cũ và chuyển đổi dần sang hệ thống mới. Nhưng đội ngũ chúng tôi đã sát cánh bên họ, hướng dẫn từng bước một, lắng nghe từng phản hồi để điều chỉnh phần mềm sao cho phù hợp nhất.

Điều làm tôi tự hào nhất là thấy CETA không chỉ giúp họ tiết kiệm chi phí mà còn thay đổi cách họ vận hành. Lợi ích mà CETA đem lại chính là: Toàn bộ quy trình của công ty vận tải sẽ được quản lý trực tiếp trên hệ thống giúp thông tin được xuyên suốt, minh bạch, dễ dàng tra soát tìm kiếm. Công cụ tra soát trực tuyến, giảm thiểu sai sót trong vận hành do yếu tố con người; giảm thời gian làm việc và chi phí vận hành cho doanh nghiệp; giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt được tình hình vận hành của công ty bất cứ khi nào; tăng năng lực cạnh tranh với các công ty cùng ngành và giúp khách hàng tin tưởng hơn với hệ thống chuyên nghiệp.

CETA không chỉ là một phần mềm quản trị vận tải thông thường, mà hơn thế nữa còn là biểu tượng cho xu hướng chuyển đổi số trong ngành vận tải. Theo thống kê được từ các doanh nghiệp đã ứng dụng CETA vào vận hành, trung bình doanh nghiệp tiết kiệm được đến ½ thời gian thực hiện các công việc thủ công như nhắn tin, gọi điện, check zalo…. hàng ngày, giảm 20-30% chi phí vận hành, đồng thời tăng năng suất lao động lên đến 40%.

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang thay đổi mọi lĩnh vực, các doanh nghiệp vận tải không thể đứng ngoài xu thế này. Việc áp dụng các giải pháp như CETA không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn.

Khi nhìn lại hành trình đã đi qua, tôi nhận ra rằng, điều quan trọng nhất không chỉ là tạo ra một sản phẩm tốt mà còn là mang đến sự thay đổi tích cực cho ngành vận tải.

CETA vẫn luôn không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới công nghệ AI, big data…, tôi tin rằng CETA sẽ tiếp tục là người bạn đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp vận tải trên hành trình chinh phục những mục tiêu lớn hơn.

Tin khác

Tiếng nói doanh nhân
“Tôi vẫn nhớ rõ thời điểm chúng tôi quyết định bắt tay vào phát triển CETA. Đó là lúc tôi nhận ra, ngành vận tải Việt Nam đang bị gánh nặng bởi những vấn đề cũ kỹ mà công nghệ hoàn toàn có thể giải quyết", ông Nguyễn Tuấn Lâm - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ Onelog Việt Nam, đồng sáng lập phần mềm quản trị vận tải CETA chia sẻ.
1 giờ
Tiếng nói doanh nhân
Trong lĩnh vực nghệ thuật bonsai Việt Nam, có một cái tên đã khá nổi bật: Đinh Vĩnh Cường. Ông Cường không chỉ là một doanh nhân thành đạt mà còn là một nghệ nhân với niềm đam mê sâu sắc với nghệ thuật trồng cây cảnh.
1 ngày
Tiếng nói doanh nhân
Nền kinh tế muốn tăng trưởng 2 con số cần có đội ngũ doanh nghiệp dân tộc đủ mạnh để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Muốn vậy, cần đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật.
5 ngày
Tiếng nói doanh nhân
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam), Chỉ số Niềm tin Kinh doanh tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua.
6 ngày
Tiếng nói doanh nhân
Từng gây “bão mạng” trong Tập 5 chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 2 (năm 2018), “người giời” Khiêm Trần đã liên tục được nhắc tới trước mỗi mùa Sharktank như là một những trường hợp kinh điển mà các startup khi dự thi cần tránh mắc lỗi.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
12 năm mang sắc màu đến các trường học, học sinh vùng khó khăn, Tạ Thùy Linh, nhà sáng lập Công ty TNHH xã hội Sắc Màu, cho biết hoạt động thiện nguyện muốn bền vững phải giữ uy tín và hoạt động đúng theo quy định pháp luật.
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Với hơn 25 năm triển khai dự án hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam, “ông Tây” Bernard Kervyn (người Bỉ) đã hỗ trợ 500 phụ nữ Việt tại vùng quê hẻo lánh có thêm nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống, thậm chí có người đã mua được căn nhà lớn hơn.
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Vì mức đầu tư ban đầu với phương tiện xe bus điện khá lớn nên chuyên gia cho rằng thành phố Hà Nội cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tháo bỏ rào cản cơ chế để doanh nghiệp yên tâm đầu tư.
2 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.
3 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Làn sóng doanh nhân Việt kiều lần lượt về nước lập nghiệp thời gian qua đã chứng minh một điều: Khi Việt Nam duy trì sự ổn định chính trị - xã hội, nền kinh tế tăng trưởng tốt, môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ thu hút được nhiều chất xám từ các nơi trên thế giới, trong đó có đội ngũ kiều bào.
3 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Nhiều doanh nhân đã 65 tuổi nhưng không có lộ trình chuyển giao cho thế hệ F2, không tin tưởng người kế nhiệm, dẫn tới thế hệ F2 gặp áp lực lớn khi nhận nhiệm vụ, khiến việc chuyển giao kém hiệu quả.
3 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Không mua nhà và xe dù kiếm được rất nhiều tiền, TS Ngô Công Trường liên tục dùng tiền để đầu tư đi học, thậm chí vay nợ với lãi suất 25/năm. Sau hơn chục năm, ông đã có thể mua bất cứ căn nhà nào mình muốn.
3 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Doanh nghiệp vẫn còn dè dặt và chưa thực sự đầu tư chuyển đổi sang năng lượng xanh. Các khó khăn về vốn chỉ là một phần, “phần lớn vướng mắc đến từ chính sách". Theo đó, các doanh nghiệp ngành năng lượng xanh rất mong chính sách được khơi thông để yên tâm đầu tư sản xuất…
3 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Ngành da giày Việt đặt kỳ vọng rất lớn để xây dựng các thương hiệu có tầm cỡ khu vực, nhưng để làm điều đó không đơn giản, vì đa số công ty da giày trong nước vẫn là gia công.
3 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Việc Việt Nam chưa công nhận rác thải, nước thải là tài nguyên và thiếu chính sách cho kinh tế tuần hoàn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi tái chế rác thải, nước thải, phế phẩm từ sản xuất.
3 tháng
Xem thêm