Thứ năm, 14/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Logistics Việt nhìn từ chuyện xuất sầu riêng sang Trung Quốc mất 5 ngày chờ thông quan

Huyền Trang
- 15:37, 08/11/2024

(DNTO) - Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.

 

Nông sản Việt Nam có chất lượng tốt nhưng cần cải thiện khâu vận chuyển để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Ảnh: T.L.

Nông sản Việt Nam có chất lượng tốt nhưng cần cải thiện khâu vận chuyển để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Ảnh: T.L.

Thời gian thông quan gấp đôi thời gian vận chuyển

Công ty Cổ phần tiếp vận Hòa Phát trong năm 2023-2024 chuyên chở 40.000 chuyến xe mỗi năm, tương đương 40.000 tấn hàng hóa. Công ty này luôn duy trì 1 đội xe chuyên chở hàng nông sản như sầu riêng, thanh long, mít xuất khẩu sang Trung Quốc. 

Tại tọa đàm Phát triển ngành dịch vụ logistics khơi thông dòng chảy hàng hóa  hôm 8/11, ông Hoàng Đình Kiên, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần tiếp vận Hòa Phát thừa nhận chính xác mất 7 ngày cho việc vận chuyển sầu riêng sang Trung Quốc.

Phân tích kĩ hơn, ông Kiên cho biết đường đi của nông sản xuất khẩu chia làm 2 giai đoạn. Đầu tiên là vận chuyển từ vườn trồng cho đến cửa khẩu phía Việt Nam. Giai đoạn 2 là thông quan, kiểm dịch.

Về thời gian vận chuyển trong nước, ông Kiên cho biết sẽ mất từ 40- 50 tiếng đồng hồ (khoảng 2 ngày) từ vườn đến cửa khẩu. Đối với đánh giá cá nhân, ông Kiên cho rằng đây là mức thời gian hợp lý, doanh nghiệp đã cố gắng tối ưu. Nhưng tổng thời gian xuất khẩu kéo dài tới 7 ngày là do khâu kiểm dịch và thông quan mất tới 5 ngày.

Việc kéo dài thời gian thông quan làm gia tăng chi phí logistics của doanh nghiệp. Mặc dù đại diện Công ty tiếp vận Hòa Phát cho biết thời gian trên chưa ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa vì những năm gần đây, uy tín, chất lượng của hàng nông sản Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy vậy, thời gian 7 ngày vẫn là dài với doanh nghiệp vận tải.

Dưới góc độ doanh nghiệp, vị này mong muốn khâu kiểm dịch thông quan tiếp tục được cải thiện để thúc đẩy xuất khẩu. “Chúng tôi đang phải nỗ lực giảm chi phí logistics bằng 2 cách: tiết kiệm nhiên liệu (dầu) và gia tăng tỷ lệ lấp đầy xe 2 chiều”, ông Kiên nói.

Cả khối công và tư đều phải thay đổi

Dịch vụ logistics cải thiện sẽ giúp hàng hóa Việt Nam có sức bật tốt hơn trên thị trường thế giới. Ảnh: T.L

Dịch vụ logistics cải thiện sẽ giúp hàng hóa Việt Nam có sức bật tốt hơn trên thị trường thế giới. Ảnh: T.L

Câu chuyện thực tế của doanh nghiệp cho thấy khả năng vận tải, logistics Việt Nam còn yếu kém, ngay cả tại thị trường nội địa hay với thị trường cùng chung biên giới như Trung Quốc, chưa nói đến thị trường xa xôi, gặp nhiều trở ngại về địa lý như Mỹ, châu Âu.

Thực tế này cũng thể hiện qua con số về chi phí logistics. Cụ thể, chi phí logistics Việt Nam chiếm tỷ trọng khá cao (hiện là 16-17 % GDP), theo Bộ Công thương. 

Trong ngành nông nghiệp, theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, chi phí logistics với thủy sản chiếm 12%, đồ gỗ chiếm 23%, rau quả chiếm 29%, gạo chiếm 30% GDP. Trong khi đó, mức trung bình của thế giới chỉ 11% GDP. Mức chi phí logistics nông nghiệp Việt Nam hiện cũng đang cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12%, Singapore 300%... 

Ông Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng ban Logistics cho Thương mại điện tử - Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, cho biết chi phí logistics Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong GDP ở 3 nguyên nhân chính. 

Nguyên nhân đầu tiên là hạ tầng thiếu đồng bộ và kết nối. Nhưng đây không chỉ là nỗi đau của riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng trong tình trạng tương tự. Những năm gần đây, Việt Nam liên tục đón dòng đầu tư gia tăng, việc thích ứng và xây dựng hạ tầng có phần không theo kịp sự phát triển của đầu tư và dòng sản xuất lớn như vậy.

Câu chuyện thứ hai là dịch vụ. Mặc dù vận tải trong nước đã cải thiện nhưng khi xuất khẩu, hàng hóa sẽ phụ thuộc vào dịch vụ 2 đầu biên giới. Nếu dịch vụ này kéo dài thì doanh nghiệp sẽ gặp thách thức về chi phí.

Thứ ba là khả năng đáp ứng của các công ty logistics. Khi chúng ta có thị trường sản xuất, xuất khẩu sôi động đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có thị trường logistics sôi động. Các công ty cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài sẵn sàng có mặt ở Việt Nam, đầu tư và khai thác các điểm yếu của doanh nghiệp trong nước để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Đó là lý do các công ty dịch vụ logistics truyền thống cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, tiếp cận theo cách làm của các công ty logistics cho thương mại điện tử. 

“Nếu hoạt động logistics cho thương mại điện tử không ứng dụng được công nghệ thì sẽ không có lợi thế cạnh tranh nào cả ở trong nước và quốc tế. Bởi thương mại điện tử bản thân nó đã là phương thức kinh doanh khai thác tối đa lợi ích công nghệ. Các công ty logistics vì vậy phải đáp ứng được 2 tiêu chí rất quan trọng: tính tức thời của đơn hàng và tính phản hồi về trạng thái của đơn hàng cho người tiêu dùng. Đây là điều tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”, ông Hùng nhấn mạnh. 

Bà Nguyễn Thị Mai Linh, Trưởng phòng Thuận lợi hóa thương mại, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đánh giá kinh tế thương mại thế giới thời gian tới tiếp tục có những diễn biến khó lường. Việc gia tăng các cuộc xung đột địa chính trị tác động bất lợi đến hoạt động cung ứng hàng hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước bối cảnh đó, ngành logistics được xem là “xương sống” của nền kinh tế, được Chính phủ quan tâm thúc đẩy phát triển.

Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045 đã được Bộ Công thương trình Chính phủ, dự kiến sẽ ban hành trong quý 4 năm nay. Sau khi Chiến lược được ban hành, Bộ Công thương sẽ ban hành kế hoạch hành động. Trong đó dự kiến có 60 giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, thách thức trong lĩnh vực logistics thời gian vừa qua. 

Ngoài ra, Bộ Công thương dự kiến hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan. Đặc biệt là Luật Thương mại 2005, Nghị định 163/2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.

“Những khung khổ pháp lý này cần được chỉnh sửa kịp thời để phù hợp với bối cảnh kinh doanh hiện nay, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp logistics làm sao vừa đáp ứng các nhu cầu trong nước, vừa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế như chuyển đổi xanh, phát triển bền vững”, bà Linh nói.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
18 giờ
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
22 giờ
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Báo cáo thẩm tra tờ trình dự án Luật Quảng cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, cho rằng Ủy ban tán thành với quan điểm tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí để giúp cơ quan báo chí tăng nguồn thu, thực hiện tốt hơn cơ chế tự chủ tài chính.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Fed đã cắt giảm lãi suất cho vay tại Mỹ 0,25 điểm phần trăm, theo lịch trình đã được dự đoán. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách cũng đang chuẩn bị để đón chờ sự trở lại của Trump tại Nhà trắng.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu vốn điều lệ không được xác định chính xác thì đó là sự đánh tráo đối với các nhà đầu tư ngay từ lần mua đầu đến những lần mua tiếp theo. Bởi thực tế, nhiều đơn vị đã phù phép, bơm tiền để nâng vốn điều lệ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam tại kỳ họp thứ 8.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Trump một lần nữa quay lại cầm quyền nước Mỹ, kéo theo hàng loạt lo ngại về leo thang tranh chấp thương mại với Trung Quốc và nhiều chính sách đối ngoại khó khăn cho các quốc gia tại châu Á.
1 tuần
Xem thêm