Thứ năm, 16/01/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 nhiệm vụ với doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Thạch Hương
- 10:04, 16/01/2025

(DNTO) - Ngày 15/1, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.

Diễn đàn do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng đại diện các tổ chức nghiên cứu, đào tạo trong nước; hiệp hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhóm doanh nghiệp công nghệ số Make in Vietnam; chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ số; tổ chức kinh tế - thương mại, nghiên cứu, đào tạo; một số tổ chức ngoại giao; tập đoàn công nghệ số đa quốc gia và đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI. Ảnh: TTX

Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI. Ảnh: TTX

Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là một sự kiện quan trọng, dấu mốc khẳng định mạnh mẽ vai trò tiên phong của doanh nghiệp công nghệ số trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ công nghệ số toàn cầu.

Tổng Bí thư chỉ rõ, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới, mở ra cơ hội cải thiện năng suất lao động, tạo điều kiện để đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân.

Tổng Bí thư vui mừng được biết, năm 2024, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ số của Việt Nam ước đạt 152 tỷ USD, tăng 35,7% so với năm 2019, minh chứng cho sự tăng trưởng bền vững và vai trò quan trọng của công nghệ số trong nền kinh tế quốc gia.

Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ số ngày càng lớn mạnh, với gần 74.000 doanh nghiệp hoạt động; hết năm 2023, gần 1.900 doanh nghiệp công nghệ số vươn ra thị trường quốc tế, doanh thu 11,5 tỷ USD, tăng 53% so với năm 2022, liên tục mở rộng thị trường, gia tăng giá trị xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam rất nỗ lực nâng cao chất lượng quản lý hành chính công và đổi mới sáng tạo; xếp hạng 71/193 quốc gia về mức phát triển của chính phủ điện tử; 44/133 quốc gia về đổi mới sáng tạo toàn cầu. 

Bên cạnh những kế qủa đáng ghi nhận, Tổng Bí thư cũng chỉ ra những hạn chế của công nghệ số và doanh nghiệp công nghệ số quốc gia, đồng thời gợi mở 7nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành và doanh nghiệp công nghệ số.

Thứ nhất, phải nỗ lực tự cường, tự chủ công nghệ, phát triển công nghệ chiến lược, công nghệ lõi, lấy đó làm căn cơ để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), đặc biệt là các công nghệ chiến lược; làm chủ và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh. 

Thứ hai, tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ số, nhất là cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, dung lượng lớn, băng thông rộng, đồng bộ, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ ba, khơi nguồn nhân tài, thu hút chuyên gia công nghệ cao; tăng cường chính sách thu hút, môi trường làm việc hấp dẫn, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực nội địa, tạo ra các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu quốc tế. 

Thứ tư, xây dựng hệ sinh thái công nghệ số bền vững, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức hỗ trợ; thu hút nguồn lực từ các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ công nghệ số đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Thứ năm, phát triển kinh tế số và xã hội số, các giải pháp công nghệ ứng dụng vào quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy giao dịch điện tử, tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ thông tin cho người dân. 

Thứ sáu, nâng cao năng lực và vị thế cạnh tranh toàn cầu, phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới. Đến năm 2030, đưa Việt Nam vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển công nghệ số, tạo ra ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế; phải đặt ra mục tiêu phát triển cao, đầy khát vọng. 

Thứ bảy, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới, thu hút các tổ chức nghiên cứu và sản xuất công nghệ số vào Việt Nam; tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đưa các sản phẩm công nghệ số của mình ra thị trường quốc tế.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao hoa, biểu trưng tặng đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiên phong đề xuất, nhận nhiệm vụ chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao hoa, biểu trưng tặng đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiên phong đề xuất, nhận nhiệm vụ chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đồng lòng, quyết tâm, khát vọng mạnh mẽ hơn nữa; cần thấy đây không chỉ là cơ hội, mà còn là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, biến khát vọng dẫn đầu thành hành động cụ thể, góp phần hiện thực hóa những mục tiêu lớn lao mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong Nghị quyết 57. 

"Đây là thời điểm chín muồi để các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đoàn kết, chung sức xây dựng một tương lai vững bền cho ngành công nghệ số nước nhà, tận dụng thế mạnh về trí tuệ, nguồn nhân lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo cùng hào khí Việt Nam, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tin khác

Chuyển đổi số
Ngày 15/1, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
15 phút
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số hiện không còn là một tùy chọn mà là một yêu cầu bắt buộc. Lean Helper dẫn đầu trong chuyển đổi này, cung cấp các giải pháp số hóa tiên tiến được thiết kế riêng cho cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Bộ dịch vụ toàn diện của chúng tôi được thiết kế để tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
23 giờ
Chuyển đổi số
Founder Nguyễn Anh Tuấn cùng đội ngũ VTGO đã xây dựng một sàn vận tải, thông qua số hóa toàn bộ nghiệp vụ của hoạt động thuê xe tải, tạo ra nền tảng cho phép nhà xe và chủ hàng làm việc trực tiếp với nhau trên nền tảng đó, giảm tỷ lệ xe chạy rỗng và giá thành cước vận chuyển.
1 ngày
Chuyển đổi số
Trong bối cảnh cách mạng Công nghệ 5.0 đang diễn ra mạnh mẽ, APETECHS đã xuất hiện như một ngọn đèn sáng trong ngành công nghệ thông tin và số hóa tại Việt Nam. 
4 ngày
Chuyển đổi số
Ông Đào Trung Thành,  Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần triển khai một chiến lược toàn diện để đảm bảo mọi nhân viên tuân thủ các nguyên tắc đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công việc hàng ngày.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Theo The AI Journ, tại Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa, chuyển đổi số và những thách thức địa chính trị, việc dự đoán đánh giá các xu hướng mới là cần thiết để chuẩn bị cho năm 2025 đầy biến động.
1 tuần
Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
1 tháng
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
2 tháng
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
2 tháng
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tháng
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tháng
Chuyển đổi số
Dữ liệu và AI đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp các lãnh đạo doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu tài chính, quản lý rủi ro, quản lý dòng tiền, phân tích chi phí, hỗ trợ lập ngân sách, gợi ý quyết định đầu tư.
3 tháng
Chuyển đổi số
Việc triển khai 5G được đánh giá là cơ hội bùng nổ cho nền kinh tế số. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu thực sự của người dân Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh mẽ để phủ 5G trên diện rộng.  
3 tháng
Chuyển đổi số
GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang được nhiều công ty áp dụng trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận, thu hút, phát triển, giữ chân đến ủng hộ thương hiệu và cho thấy những hiệu quả bất ngờ.
4 tháng
Chuyển đổi số
Theo Sách trắng Edtech Việt Nam 2024, các sản phẩm phân khúc B2C có tích hợp AI để tăng cường trải nghiệm và hỗ trợ cá nhân hoá người học sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư nhất.
5 tháng
Xem thêm