Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cuộc ‘đại phẫu’ của các startup

Huyền Trang
- 15:48, 10/07/2022

(DNTO) - Lũ lượt sa thải nhân sự, mạnh tay thay đổi mô hình kinh doanh… là diễn biến trong hàng loạt startup trên thế giới hiện nay. Điều này cho thấy, khi thế giới nhiều biến động, những kẻ tưởng chừng tiên phong cũng chưa chắc đã giữ được lợi thế nếu không linh hoạt ứng biến.

Startup toàn cầu đang đối diện khó khăn về nguồn vốn khi các quỹ đầu tư thận trọng khi rót vốn mạo hiểm. Ảnh: T.L.

Startup toàn cầu đang đối diện khó khăn về nguồn vốn khi các quỹ đầu tư thận trọng khi rót vốn mạo hiểm. Ảnh: T.L.

“Nhỏ” cũng cần tinh gọn

Tái cơ cấu – cụm từ vốn tưởng chỉ dành cho những doanh nghiệp truyền thống, giờ đây cũng xuất hiện trong các startup – những doanh nghiệp vốn được coi là đổi mới sáng tạo.

Một trong những động thái đầu tiên của cuộc đại phẫu trong giới startup chính là làn sóng sa thải nhân sự ồ ạt đang lan rộng trên toàn cầu.

Thống kê của Layoffs.fyi (trang web theo dõi tình trạng sa thải trong lĩnh vực công nghệ) cho thấy, gần 17.000 lao động thuộc hơn 70 startup công nghệ trên toàn cầu đã bị sa thải vào tháng 5, tăng tới 350% so với tháng trước đó và là mức kỷ lục so với cùng kỳ năm 2020.

Xu hướng này chắc chắn ảnh hưởng tới Việt Nam, nơi có nền kinh tế với độ mở lớn, thị trường khởi nghiệp còn đang non trẻ, vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ngoại khi các quỹ nội chưa đủ nguồn lực. Vì vậy, nhiều startup cũng đã tiến hành cuộc đại phẫu cho mình.

Mới đây là Leflair (startup chuyên bán hàng hiệu giảm giá tại Việt Nam) đã có cuộc thay máu đội ngũ điều hành cấp cap, để chuyển đổi thành Leflair Group. Đơn vị này cho biết, sẽ mở rộng thâu tóm các nền tảng trong phân khúc bán lẻ trực tuyến, truyền thông, tiếp thị…. để phát triển thành hệ sinh thái bán lẻ và tiếp thị trong phân khúc hàng hiệu. Mục tiêu cuối cùng của cuộc thay máu là thu hút vốn đầu tư mạo hiểm để tiến tới IPO (niêm yết) trong thời gian tới.

Hay Propzy – nền tảng giao dịch bất động sản, mới đây cũng sa thải một nửa nhân sự, tạm thời đóng hết hệ thống trung tâm giao dịch để thay đổi mô hình kinh doanh. Cụ thể, thay vì chỉ là đơn vị trung gian thu tiền dịch vụ giữa người mua và bán bất động sản, thì nay, Propzy phát triển thêm nhiều sản phẩm khác để trở thành chủ thế đứng ra mua – bán và hỗ trợ giao dịch bất động sản.

Lãi suất tăng khi tình trạng kinh tế, chính trị thế giới nhiều bất ổn, các quỹ đầu tư mạo hiểm siết chặt dòng vốn đầu tư cho startup. Điều này khiến startup buộc phải “thắt lưng buộc bụng” và tập trung vào việc giữ mình, thay vì tăng trưởng bằng mọi giá như trước đây.

Startup Việt có đủ sức ‘thay áo mới’?

Startup Việt cần thêm nhiều sự hỗ trợ từ hệ sinh thái khởi nghiệp để đủ sức đương đầu với bất ổn của kinh tế thế giới. Ảnh: T.L.

Startup Việt cần thêm nhiều sự hỗ trợ từ hệ sinh thái khởi nghiệp để đủ sức đương đầu với bất ổn của kinh tế thế giới. Ảnh: T.L.

Thế nhưng, trước câu hỏi liệu startup Việt Nam có đủ sức đổi mới sáng tạo không ngừng trước những biến động như vũ bão của thị trường, ông Lý Đình Quân - Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp SONGHAN Incubator; Phó chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp ĐMST Quốc gia cho biết, một sản phẩm startup phục vụ cho xã hội là sự cô đọng của rất nhiều ngành nghề, vì vậy, để startup tạo thành sản phẩm kinh doanh chất lượng đòi hỏi nguồn lực rất lớn.

“Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam mới phát triển 5 năm gần đây, quá trình vẫn được coi là còn non trẻ và nguồn lực có tư duy đổi mới sáng tạo đang ở giai đoạn ban đầu. Vì vậy, tính chất mở đối với hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu nằm ở lĩnh vực chuyên môn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tập đoàn vẫn chưa mở trong nguồn lực, tư duy để kết nối, thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo. Chính vì nguồn lực lớn như vậy thì cần một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở để mọi nguồn lực có thể kết nối trong hệ sinh thái”, ông Quân nhấn mạnh.

Chia sẻ thực tế hành trình từ một startup chật vật để sống cho đến khi trở thành “kỳ lân”, ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập, Chủ tịch Ví điện tử MoMo cho biết, đổi mới sáng tạo là quá trình không đơn giản và phải liên tục thử - sửa sai – thử. Ngay cả với MoMo, các dự án thành công hiện cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

“Khởi đầu từ năm 2007, thời điểm đó, chúng tôi nghĩ rằng nếu làm dịch vụ tài chính vi mô thì không phát triển được. Vào năm 2010, MoMo làm mobile money, tuy nhiên mô hình đó không đạt hiệu quả như mong muốn vì môi trường Việt Nam khác biệt so với nước khác. Cái chúng tôi học ở châu Phi, các nước khác không giống với Việt Nam nên việc đưa ra một ý tưởng và không chạy được là bình thường, mỗi một nơi một khác và chính điều đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo, vì nếu không đổi mới sáng tạo thì đến đây là hết”, ông Diệp chia sẻ.

Đặt niềm tin vào sự sáng tạo của các doanh nghiệp Việt, ông Đỗ Hữu Hưng, CEO của ACCESSTRADE Vietnam cho biết, trước đây, Việt Nam ít nói đến đổi mới sáng tạo do đa phần các doanh nghiệp đều học hỏi mô hình của nước ngoài, sau đó cải tiến và áp dụng. Nhưng khi các mô hình của nước ngoài đã được đưa vào Việt Nam, nếu không tự nâng cấp, đổi mới thì sẽ bị đối thủ đè bẹp, không chỉ đối thủ trong nước mà cả những đối thủ quốc tế.

“Tôi tin sắp tới ở Việt Nam sẽ có rất nhiều mô hình đổi mới sáng tạo thành công. Ví dụ trong mảng bán lẻ, Việt Nam có Thế Giới Di Động mà ngay cả trong Đông Nam Á hay trên thế giới thì có rất ít doanh nghiệp tạo ra được mô hình một cách khủng khiếp như thế, có thể bán cả từ mớ rau, con cá, từ điện thoại, máy tính”, ông Hưng cho hay.

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
4 tuần
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Xem thêm