Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Startup sẽ phải ‘gồng’ ít nhất 18 tháng nữa

Huyền Trang
- 15:52, 25/08/2023

(DNTO) - Kinh tế thế giới chưa có sự phục hồi rõ ràng, dòng vốn đầu tư mạo hiểm tiếp tục sụt giảm sẽ khiến bữa tiệc gọi vốn của startup còn ảm đạm kéo dài.

 

Startup đang khó khăn trăm bề từ thị trường, nguồn vốn, nhân lực cho đến cả vận hành. Ảnh: T.L.

Startup đang khó khăn trăm bề từ thị trường, nguồn vốn, nhân lực cho đến cả vận hành. Ảnh: T.L.

 

Đa phần startup Việt chưa có lãi

Bức tranh đầu tư mạo hiểm Việt Nam trong nửa đầu năm vẫn duy trì gam màu ảm đạm. Tổng vốn huy động chỉ đạt 66 triệu USD, giảm 82% so với cùng kì, theo Tracxn. Điều đáng nói, mức sụt giảm của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với mức trung bình toàn cầu là giảm 53%. Điều này cho thấy, thị trường khởi nghiệp Việt Nam vẫn rất mong manh và dễ bị tổn thương trước những biến động kinh tế.

Ông Đỗ Huy Dũng, Tổng Giám Đốc Vietnam Investment Group (VIG), quỹ đầu tư đang rót vốn cho hàng chục các startup như Elsa, Kid Plaza, Juno, Seedcom, Teko…và từng thoái vốn ở nhiều doanh nghiệp, startup đình đám khác như Petrolimex, Nhựa Tiền Phong, VNDirect, MoMo…, cho biết nguồn vốn đầu tư vào thị trường công nghệ Việt Nam giảm mạnh vì thị trường không có nhiều nhà đầu tư lâu năm. Đó là lý do khi kinh tế toàn cầu xấu đi, các nhà đầu tư nhanh chóng rút lui.

Một vấn đề khác của Việt Nam là 2 năm trước, khi thị trường công nghệ phát triển nóng, các công ty không ngại tăng lương cùng các khoản thưởng hậu hĩnh để thu hút nhân tài. Hiện nay, khi thị trường khó khăn, nguồn vốn sụt giảm, các startup bắt buộc phải cắt giảm chi phí.

“Ở Việt Nam, tôi thấy nhiều công ty bắt đầu cắt giảm 15-20% nhân sự và có thể số này sẽ lên tới 50%, vì đa phần các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam đều chưa có lãi. Nếu nhà đầu tư không còn cung cấp vốn, chắc chắn phải cắt giảm chi phí”, ông Dũng nói trong webinar “Đoán định nền kinh tế bất định” mới đây.

Tương tự, ông Trương Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn khởi nghiệp sáng tạo đổi mới quốc gia cho biết, hàng ngày vẫn nhận được rất nhiều tin nhắn, cuộc điện thoại với những tâm sự của các bạn trẻ khởi nghiệp về vấn đề “tiền đâu?”.

Thực chất, theo ông Hùng, trong bất kì bối cảnh nào của nền kinh tế, thì nguồn tiền sẽ vẫn ở đâu đó, tiền không tự sinh ra và mất đi. Khởi nghiệp không phải đi xin tài trợ mà khởi nghiệp phải gắn kết với đầu tư, mà đầu tư là sự hợp tác win-win, đôi bên đều có lợi.

“Startup đừng trông đợi vào tình thương, mà để có nguồn đầu tư thì phải xem lại mô hình kinh doanh của mình. Phải xem lại cách thức vận hành mô hình kinh doanh đúng chưa, năng lực của đáp ứng được hay chưa”, ông Hùng nói.

Không còn thời vừa làm vừa dò đường

Trong giai đoạn thị trường downtrend, startup phải chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt để tiếp cận đa dạng các nguồn đầu tư. Ảnh: T.L.

Trong giai đoạn thị trường downtrend, startup phải chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt để tiếp cận đa dạng các nguồn đầu tư. Ảnh: T.L.

Ở thời kỳ thăng hoa của thị trường công nghệ vài năm trước, một dự án hay nằm trên giấy cũng có thể gọi vốn. Nhưng giờ đây, mùa xuân ấy đã không còn. Các nhà đầu tư thận trọng hơn đòi hỏi startup những yêu cầu cao hơn, thậm chí có ý tưởng hay, có sản phẩm tốt nhưng các vấn đề nhân sự, vận hành, số liệu tài chính… không tốt vẫn có thể bị gạt ra.

“Kinh tế chưa rõ ràng, sự khó khăn sẽ kéo dài thêm, chắc chắn startup phải đủ vốn, chuẩn bị đường băng nếu công ty của bạn không có lãi, ít nhất trong 18 tháng tới” ông Đỗ Huy Dũng nói.

Với xu hướng mới của công nghệ hiện nay như AI (trí tuệ nhân tạo), theo đại diện Quỹ đầu tư VIG, startup trong lĩnh vực nào cũng nên nghiên cứu về khả năng áp dụng AI để tăng doanh số và giảm chi phí, cho phép công ty tập trung vào các cơ hội mới. Khi cân nhắc sử dụng AI, startup cũng phải có kỷ luật như mua sản phẩm, đồ nghề, điển hình như cân nhắc, đánh giá về chi phí lâu dài của công cụ/dịch vụ này là gì và thời gian hoàn vốn là bao lâu.

Còn theo vị mentor nhiều kinh nghiệm như ông Nguyễn Thanh Hùng, cho rằng startup giống như một nghề, đã là nghề thì phải học. Nếu chưa có điều kiện để học, các founder hãy tìm một người là mentor (cố vấn) và coach (huấn luyện).

“Khi tôi cố vấn với các startup, tôi bắt buộc phải cảm thán, có những sự thật bắt buộc phải nói ra. Các bạn phải nhìn nhận lại chính bản thân mình. Chúng ta có rất nhiều quỹ đầu tư, ngoài ra là các nhà đầu tư thiên thần, họ vẫn ở quanh đây, nhưng họ không đầu tư vì bản chất mô hình chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu của họ”, ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, người đồng hành mentor có thể chỉ đơn giản là người có trải nghiệm, kinh nghiệm giúp cho hành trình khởi nghiệp bớt cô đơn. Nhưng coach là người có chuyên môn rất sâu. Nếu founder thiếu kiến thức vận hành dòng tiền, hãy tìm một coach giỏi về tài chính hoàn thiện mô hình kinh doanh và tiếp cận các nguồn vốn. Các startup có những màn pitching (thuyết trình, thuyết phục nhà đầu tư) thật sự ấn tượng thì tiền sẽ đến.

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
4 tuần
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Xem thêm