Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Startup nông nghiệp vẫn thiếu các ‘deal khủng’

Huyền Trang
- 15:07, 21/05/2023

(DNTO) - So với những ngành khác, startup nông nghiệp Việt Nam dường như vẫn khá mờ nhạt, thiếu vắng các thương vụ đầu tư lớn.

Là nước nông nghiệp với đầy dư địa đổi mới nhưng thị trường Việt Nam vẫn thiếu vắng các startup nông nghiệp nổi bật. Ảnh: T.L.

Là nước nông nghiệp với đầy dư địa đổi mới nhưng thị trường Việt Nam vẫn thiếu vắng các startup nông nghiệp nổi bật. Ảnh: T.L.

Trên thế giới, công nghệ nông nghiệp và thực phẩm (Agtech và Foodtech) là một lĩnh vực tiềm năng. Bởi ngành nông nghiệp toàn cầu phải đối mặt với vô số thách thức như biến đổi khí hậu, gián đoạn chuỗi cung ứng, chiến tranh…, đe dọa an ninh lương thực… buộc phải ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Agtech và Foodtech trên thế giới vì thế cũng có doanh thu khủng, lần lượt là 19,5 tỷ USD và 233 tỷ USD năm 2019 và được dự báo sẽ tăng lên 46 tỷ USD và 385 tỷ USD vào năm 2030 (theo growthmarketreports.com và sphericalinsights.com).

Các khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nông nghiệp và thực phẩm trên thế giới đã tăng với tốc độ ấn tượng. Năm 2021, huy động được hơn 51 tỷ USD, với 3155 thương vụ, tăng gấp đôi về giá trị thương vụ so với năm trước đó, theo Agfunder.

Tại thị trường Việt Nam, trong 15 lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất trong 10 năm qua ở Việt Nam, vẫn chưa xuất hiện nhiều thương vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mặc dù vẫn chưa có thống kê chính thức nào về quy mô toàn bộ thị trường Agtech và Foodtech Việt Nam. Nhưng tiềm năng của lĩnh vực này chủ yếu thuộc về các phân khúc nổi bật như giao đồ ăn, thương mại điện tử trong lĩnh vực F&B.

Năm ngoái, công ty chế biến thức ăn chăn nuôi từ côn trùng Entobel nhận khoản đầu tư 30 triệu USD. Đây cũng là startup hiếm hoi trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm nhận được deal khủng. Mặc dù đặt trụ sở tại Việt Nam nhưng đội ngũ nhà sáng lập của Entobel là 2 người Bỉ, kết quả nghiên cứu cũng được thực hiện ở nước ngoài. 

Các lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất trong 10 ăm qua vẫn chưa có Agtech và Foodtech. Nguồn NIC và DoVentures.

Các lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất trong 10 ăm qua vẫn chưa có Agtech và Foodtech. Nguồn NIC và DoVentures.

Nói về thực trạng công nghệ nông nghiệp, TS Trần Quý, Viện trưởng Viện phát triển kinh tế số Việt Nam thừa nhận thị trường vẫn chủ yếu là các giải pháp của nước ngoài. Hiện nhiều startup Việt Nam đã ứng dụng công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), IoT (internet vạn vật) hay tự động hóa…, vào nông nghiệp nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún.

Về phần startup, ông Đặng Dương Minh Hoàng, Giám đốc Nông trại Thiên Nông Bình Phước, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp số Bình Phước, Chủ nhiệm Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc, cho biết, các công ty nông nghiệp thường gặp khó khăn khi làm việc với người lao động phổ thông, đặc biệt với những đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia, nhưng chính bản thân ông Hoàng cũng phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hòa nhập với những người nông dân.

“Cách điều hành ở các tập đoàn rất khác, họ áp dụng tiêu chuẩn như ISO, hay các tiêu chuẩn hữu cơ…để áp dụng trang trại xanh, sạch. Nhưng người lao động phổ thông, đôi khi phải hiểu họ, hiểu văn hóa bản địa của họ, tập tục của họ để làm sao cùng với họ tạo ra tinh thần win-win. Từ đó tôi có sáng kiến tạo ra sinh kế bền vững, cùng với họ đầu tư 50% vốn để hỗ trợ người nông dân nuôi bò, nuôi dê. 50% còn lại do người nông dân đóng góp, lúc này người nông dân cũng có nguồn thu từ nuôi bò, dê, công ty có nguồn phân bón ủ cho cây trồng trong trang trại, tạo thành mô hình tuần hoàn”, ông Hoàng cho biết.

Cũng theo vị này, dù áp dụng công nghệ số thì ngành nông nghiệp cũng gặp khó khăn về biến đổi khí hậu mà rất khó để giải quyết. Ví dụ năm nay, ở Bình Phước và một số tỉnh xuất hiện tình trạng mưa trái mùa, gây rụng bông cây ăn trái,cây công nghiệp hay sương muối làm khô bông, giảm năng suất cây trồng. Lúc này phải ứng dụng xe phun để rửa bông, làm sạch sương muối, giảm ảnh hưởng do hiệu ứng trái mùa gây ra, nhưng lại làm tăng chi phí sản xuất.

“Mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả, thiếu liên kết chuỗi giá trị luôn là một thực trạng nhức nhối của ngành nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh chúng ta chú trọng đầu tư chế biến sâu thì chuyển đổi số là nhiệm vụ cốt lõi cho tương lai của nền nông nghiệp”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Còn với AgriDrone Việt Nam, startup chuyên sản xuất thiết bị bay đang áp dụng công nghệ cho hơn 30.000 hộ nông dân trên toàn quốc, cho biết khó khăn ban đầu là việc tuyển dụng nhân sự và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Thiên Vũ, CEO AgriDrone Việt Nam thừa nhận bản thân mình là người “thuần kỹ sư”, nay đi bán hàng, mà lại bán hàng công nghệ cao cho bà con nông dân nên rất khó tạo sự tin tưởng.

“Khi mình mang sản phẩm đến với bà con, họ rất ngờ vực, cho rằng mấy đứa này mới học xong, không hiểu gì về nông nghiệp, đi thích dạy và nói chuyện trên trời. Điều này làm tôi có đôi lúc nản chí. Việc làm nông đang bị nhiều bạn trẻ chê là kém sang. Thanh niên thường lên phố, các khu công nghiệp dẫn đến nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vùng nông nghiệp thiếu. Trong khi dư địa phát triển nông nghiệp nước nhà lớn, nhu cầu tuyển dụng cũng cao, như kĩ sư nông nghiệp, quản lý trang trại và nhân sự trong nhà máy sản xuất thành phẩm nông nghiệp…”, ông Vũ cho hay.

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
3 tuần
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Xem thêm