Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giá lúa gạo, rau củ tăng gấp 2 lần nhờ AI, blockchain

Huyền Trang
- 11:46, 23/03/2023

(DNTO) - Thực tế cho thấy giá cả, năng suất của gạo, rau củ quả đều tăng khi ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang thay đổi mạnh mẽ ngành sản xuất nông nghiệp trong nước. Ảnh: T.L.

Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang thay đổi mạnh mẽ ngành sản xuất nông nghiệp trong nước. Ảnh: T.L.

Chỉ trong 3 năm áp dụng quản lý sản xuất bằng công nghệ mới như camera và máy bay không người lái (eDrone), blockchain, AI (trí tuệ nhân tạo) thông qua phần mềm eGap, Liên hiệp Hợp tác xã Kinh tế số Việt Nam (VDECA) đã ghi nhận kết quả kinh ngạc trong sản xuất.

Cụ thể, sau khi kí kết hợp đồng với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hà Nội, đơn vị này thực hiện quản lý, giám sát chuỗi sản xuất lúa gạo hữu cơ tại HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú, Chương Mỹ, cấp Tem Qr-Code có xác nhận của cơ quan quản lý và bên thứ 3 cho 20 ha lúa hữu cơ và 25 ha chuyển đổi hữu cơ.

Kết quả, giá bán rau củ quả tăng gấp 1,5 lần, giá lúa gạo hữu cơ 2 lần (giá mua thóc tươi 9.000 - 11.000 đ/kg tại đầu bờ), quy mô sản xuất tăng 2 – 3 lần.

“Hàng hóa sản xuất ra cần phải có đầu ra và để bán với giá sinh lợi nhuận, sản phẩm cần phải có uy tín, có minh chứng ứng dụng khoa học công nghệ, trình độ quản lý, minh chứng chất lượng, uy tín nhà cung cấp và sản phẩm phải có thương hiệu được xã hội biết đến.

Nhưng việc xây dựng thương hiệu, uy tín cho sản phẩm như cách truyền thống thì phải mất thời gian rất lâu, tốn kém, đầy rủi ro trắc trở do phải cạnh tranh với nhiều đối thủ; trong khi điều đó có thể giải quyết khả thi hơn nhờ công nghệ”, PGS.TS. Mai Quang Vinh, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam, nói trong Hội thảo Ứng dụng Công nghệ trong nâng cao năng suất nông nghiệp, sáng 23/3.

Báo cáo của Forbes cho biết, chi tiêu toàn cầu cho nông nghiệp thông minh dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần lên 15,3 tỉ USD vào năm 2025. Ngoài ra, việc ứng dụng AI trong nông nghiệp sẽ mang lại tốc độ tăng trưởng kép 20%, đạt 2,5 tỉ USD vào năm 2026.

Cần có thêm nhiều thiết bị, ứng dụng công nghệ nội địa để phù hợp với điều kiện đầu tư của người nông dân Việt Nam. Ảnh: T.L.

Cần có thêm nhiều thiết bị, ứng dụng công nghệ nội địa để phù hợp với điều kiện đầu tư của người nông dân Việt Nam. Ảnh: T.L.

Tại Việt Nam, tổng diện tích cấp cho nông nghiệp công nghệ cao là hơn 18.000 ha, với 690 khu sản xuất được xây dựng phục vụ công nghệ cao, 68 doanh nghiệp được công nghiệp là doanh nghiệp công nghệ cao.

Một số công nghệ nổi bật được ứng dụng trong nông nghiệp như AI với các thuật toán có thể phân tích hàng trăm hoặc hàng ngàn biến số trong dữ liệu thời tiết, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và áp suất khí quyển; từ đó đưa ra dự đoán về thời tiết và nhu cầu nước, độ ẩm, phát hiện bệnh tật… cho người nông dân. Robot được ứng dụng để gieo hạt, trồng cây, phun thuốc, thu hoạch, giám sát đàn gia súc…

Thiết bị thông minh (đèn, máy bơm, lưới che, quạt… vận hành qua điện thoại và web) giúp điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm theo mong muốn. Drone hay flycam dùng để theo dõi, phân tích hình ảnh, phun thuốc trừ sâu…

Nhưng, việc ứng dụng công nghệ mới trong ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa được rộng rãi. Một trong những nguyên nhân cơ bản được TS Trần Quý, Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam chỉ ra là do giá cả phần cứng và phần mềm cho các hệ thống AI đang rất cao, nhất là trong những năm gần đây khi các công nghệ AI đang phát triển mạnh mẽ.

“Các ứng dụng, sản phẩm AI tại trong nước còn hạn chế, đa phần nông nghiệp Việt Nam phải ứng dụng giải pháp công nghệ của nước ngoài, dẫn đến chi phí đầu tư cao, người nông dân không mặn mà đầu tư”, ông Quý nói.

Bên cạnh đó, công nghệ mới trong nông nghiệp muốn áp dụng thành công cũng phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng là người nông dân. Họ cần được đào tạo để sử dụng và hiểu rõ các công nghệ này. Muốn vậy, cần có các chương trình đào tạo và huấn luyện, cũng như tài chính và công nghệ từ chính phủ, các tổ chức tư nhân, các viện trường…

“Sự hỗ trợ này có thể bao gồm các khoản tài trợ để đầu tư vào các hệ thống AI và robot tự động hóa, và các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nông dân sử dụng các công nghệ mới”, ông Quý nói.

Ở khía cạnh khác, theo ông Đỗ Minh Phương, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế và lạc hậu, dẫn đến việc ứng dụng AI còn khó khăn.

“AI không phải là cho máy vào thì có thể chạy ngoài đồng được, mà để AI hoạt động hiệu quả, cần phải phát triển hệ sinh thái phục vụ AI, với mức độ tự động hóa cao”, ông Phương nói.

Tin khác

Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
13 giờ
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
1 tuần
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
1 tuần
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tuần
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tuần
Chuyển đổi số
Dữ liệu và AI đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp các lãnh đạo doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu tài chính, quản lý rủi ro, quản lý dòng tiền, phân tích chi phí, hỗ trợ lập ngân sách, gợi ý quyết định đầu tư.
1 tháng
Chuyển đổi số
Việc triển khai 5G được đánh giá là cơ hội bùng nổ cho nền kinh tế số. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu thực sự của người dân Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh mẽ để phủ 5G trên diện rộng.  
1 tháng
Chuyển đổi số
GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang được nhiều công ty áp dụng trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận, thu hút, phát triển, giữ chân đến ủng hộ thương hiệu và cho thấy những hiệu quả bất ngờ.
2 tháng
Chuyển đổi số
Theo Sách trắng Edtech Việt Nam 2024, các sản phẩm phân khúc B2C có tích hợp AI để tăng cường trải nghiệm và hỗ trợ cá nhân hoá người học sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư nhất.
3 tháng
Chuyển đổi số
Các doanh nghiệp đang tiến tới ứng dụng AI để tăng hiệu suất làm việc, đồng nghĩa với việc họ phải “thay máu” toàn bộ quy trình, bộ máy của mình.
3 tháng
Chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhà nước do vướng cơ chế nên ngần ngại đầu tư công nghệ hay các giải pháp đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp tư nhân thiếu nguồn lực để đầu tư. Điều này khiến quá trình chuyển đổi số ở nước ta còn chậm.
3 tháng
Chuyển đổi số
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện sinh trắc học chỉ trục trặc trong ngày 1/7; từ ngày 2 - 5/7, hệ thống đã hoạt động bình thường.
4 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
6 tháng
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
8 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
8 tháng
Xem thêm