Thứ hai, 14/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Khó có ‘hoa hồng’ trên đường xuất ngoại của startup Việt

Huyền Trang
- 17:50, 09/01/2023

(DNTO) - Nhiều startup đang đặt tham vọng bước chân ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường nhiều biến động có thể khiến con đường này gặp nhiều khó khăn.

Nhiều startup đang đẩy nhanh tốc độ chiếm lĩnh thị trường nội địa để làm bàn đạp tiến ra khu vực. Ảnh minh họa.

Nhiều startup đang đẩy nhanh tốc độ chiếm lĩnh thị trường nội địa để làm bàn đạp tiến ra khu vực. Ảnh minh họa.

Startup rục rịch tìm đường “Go Global”

“Go Global” (tiến ra quốc tế), trước mắt là Đông Nam Á, là tham vọng của nhiều startup Việt sau khi hoàn thành các vòng gọi vốn triệu USD trong năm 2022.

Dat Bike, startup xe máy điện Việt Nam đặt mục tiêu thay thế 250 triệu xe máy xăng ở Đông Nam Á. Trong năm 2022, Dat Bike đã hoàn thành 2 vòng gọi vốn 5,3 triệu USD và 8 triệu USD để nâng cao chất lượng sản xuất và mở rộng quy mô nhà máy. Nguồn vốn mới gọi được sẽ giúp startup tiến gần hơn tới khát vọng “xanh hóa” thị trường xe hai bánh trị giá 8 tỷ USD tại Việt Nam và 25 tỷ USD trong khu vực.

Một startup khác trong lĩnh vực mua trước trả sau là Fundiin cũng đặt tham vọng mở rộng sang Indonesia ở vòng gọi vốn sắp tới. Startup này vừa hoàn thành vòng gọi vốn 5 triệu USD để mở rộng quy mô, phát triển sản phẩm mới và thu hút nhân tài. Trong nước, Fundiin đã đạt được nhiều thành tựu khi hợp tác với hơn 300 đối tác có hơn 4.000 địa điểm kinh doanh, gồm những tên tuổi lớn như Thế giới Di động, Điện máy xanh, Unilever, Vua Nệm, Galaxy Play…

Startup công nghệ giáo dục Edupia với 5 triệu người dùng với 400.000 học viên trả phí hiện cũng đặt tham vọng tiến ra sân chơi lớn hơn. Sau khi hoàn thành vòng Series A trị giá 14 triệu USD, Edupia đang mở rộng sang các thị trường khác như Indonesia, Myanmar và Thái Lan. Bên cạnh tiếng Anh, nền tảng cũng bổ sung thêm toán học và lập trình, với mục tiêu khai thác thị trường giáo dục rộng lớn của khu vực.

Không chỉ mở rộng qua quốc tế, nhiều startup còn tìm đường để đặt văn phòng, công ty tại nước ngoài. Trong đó, Singapore là điểm đến được nhiều công ty khởi nghiệp như Tiki, Sky Mavis lựa chọn để đặt trụ sở.

Lý giải vì sao nhiều startup tìm cách đặt văn phòng ở nước ngoài, đặc biệt là Singapore, ông Bùi Thành Đô, CEO tại Quỹ đầu tư ThinkZone Ventures, cho biết, không chỉ các startup đạt ngưỡng kỳ lân mà hiện nay, nhiều startup ở vòng hạt giống, Series A, Series B đang đặt trụ sở ở Singapore vì đây vẫn là thị trường dễ tiếp cận các nguồn vốn khác và có quy trình đầu tư nhanh, đơn giản.

“Nếu nhìn nhận cả thị trường vốn toàn cầu, các quỹ đầu tư và các công ty tư vấn luật cho họ khá thông thuộc hành lang pháp lý ở Singapore, nên họ thường yêu cầu startup đặt pháp nhân ở đây. Khi các quỹ rót vốn vào các công ty ở Sing, họ được ưu đãi về thuế khi thoái vốn, các giao dịch cũng diễn ra thuận lợi hơn. Ở Việt Nam, các điều khoản IPO, kêu gọi vốn từ sàn chứng khoán khó hơn nhiều hơn so với ở Singapore. Vì vậy, với các công ty kỳ lân, kể các tập đoàn lớn ở Việt Nam muốn huy động và kết nối nguồn lực vốn khổng lồ, họ đều tham vọng chọn một thị trường để IPO như Mỹ, Hong Kong, Singapore”, ông Đô cho hay.

Con đường không trải hoa hồng

Việc mở rộng sang thị trường mới cần cân nhắc kĩ lưỡng vì đây cũng giống như một lần khởi nghiệp mới. Ảnh: T.L.

Việc mở rộng sang thị trường mới cần cân nhắc kĩ lưỡng vì đây cũng giống như một lần khởi nghiệp mới. Ảnh: T.L.

Không thể phủ nhận startup sẽ gặt hái được nhiều thành tựu hơn nếu con đường xuất ngoại thành công. Nhưng nếu nội lực chưa đủ mạnh, sự chuẩn bị chưa kĩ càng, thì việc vội vã “Go Global” có thể gây nhiều khó khăn, thậm chí "quật ngã" startup.

Đơn cử như Shopee, một trong những gã khổng lồ về thương mại điện tử, cũng gặp khó khăn khi mở rộng hoạt động. Không chỉ rút chân khỏi nhiều thị trường tiềm năng như Pháp, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Argentina, Shopee cũng lao đao khi thâm nhập vào các thị trường thuộc châu Âu và châu Mỹ Latinh khác.

Kì lân TikTok cũng “vỡ mộng” khi thực hiện tham vọng bành trướng. Tại châu Âu, kế hoạch phát hành tính năng mua sắm của TikTok bị trì hoãn do thử nghiệm tại thị trường Anh không đạt doanh số như kì vọng, nhiều thương hiệu lớn quay lưng. Tại Mỹ, nền tảng này liên tục gặp phải những cáo buộc từ các nhà chức trách liên quan đến vấn đề an ninh và những nội dung không phù hợp. Nhiều bang của Mỹ đã ra chỉ thị xóa và cấm cài đặt TikTok.

Điều đó cho thấy, “Go Global” hoàn toàn không dễ dàng, ngay cả với những startup thành công ở nhiều thị trường trước đó. Bởi mỗi một thị trường có sự khác biệt về thể chế chính sách, về văn hóa, nhu cầu của người dùng, dẫn đến cách vận hành doanh nghiệp và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ cũng khác nhau. Do đó, công ty khởi nghiệp luôn phải chuẩn bị một tâm thế khởi nghiệp lại từ đầu khi tiếp cận một thị trường mới.

Tại Việt Nam, cho rằng chưa nhiều startup Việt đủ mạnh để vươn lên một tầm mới, nên ông Rich McClellan, Cố vấn Chiến lược và Chính sách Rmac Advisory, khuyến nghị các công ty khởi nghiệp nên tập trung vào thị trường trong nước.

“Startup có thể bắt đầu từ con số 0, chơi trong sân chơi trong nước sau đó cải tiến và đi ra sân chơi quốc tế. Khi ra quốc tế cần tìm hiểu các xu hướng mới như kinh tế tuần hoàn. Startup cần xác định rõ mặt trận tới cần giải quyết là gì và hướng đi như thế nào để biến kế hoạch thành hiện thực, tận dụng hệ sinh thái để thúc đẩy mọi nguồn lực mà startup đang có”, ông Rich McClellan nhấn mạnh.

Còn với việc đặt trụ sở ở nước ngoài như Singapore, ông Bùi Thành Đô cũng cho biết startup cần cân nhắc kĩ vì có thể sẽ thiệt thòi cho các nhà sáng lập. Bởi startup sẽ khó khăn để hiểu luật pháp ở Singapore nên buộc phải thuê tư vấn với chi phí đắt đỏ. Ngoài ra, để vận hành một doanh nghiệp ở Singapore cũng sẽ phải trả rất nhiều khoản phí hàng năm.

“Thường các startup vẫn hoạt động ở Việt Nam và mở công ty ở Singapore để nhận vốn, họ sẽ tốn thêm một phần chi phí khi vận hành ở Singapore. Ngoài ra, quy trình đầu tư ở Việt Nam sang các nước khác từ trước đến nay chưa rõ ràng. Đây sẽ là điểm hạn chế cho nhà đầu tư Việt khi đầu tư startup đặt ở Singapore vì có nhiều rào cản trong thủ tục đầu tư”, ông Đô nhấn mạnh.

Tin khác

Start-up
Xu hướng suy giảm của năm ngoái đặt ra nhiều thách thức hơn đối với thị trường đầu tư mạo hiểm Đông Nam Á. Mặc dù một số lĩnh vực vẫn duy trì sức hấp dẫn nhưng toàn bộ thị trường cần những điều chỉnh sâu sắc để vực dậy.
1 tháng
Start-up
Ngoài các khoản đầu tư vào Telio và Tiki, Công ty Cổ phần VNG đã thực hiện nhiều khoản đầu tư chiến lược vào các công ty liên kết khác. Tuy nhiên, nhiều trong số này đã không đạt được kết quả như mong đợi, dẫn đến những tổn thất đáng kể.
2 tháng
Start-up
Từng được mệnh danh là "Tinder" trong ngành bán lẻ, Telio đã chính thức ngừng hoạt động. Đây không chỉ là một thất bại cá nhân, mà còn phản ánh những thách thức mang tính hệ thống đối với các startup thương mại điện tử B2B tại Việt Nam và Đông Nam Á.
2 tháng
Start-up
Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc Quỹ đầu tư BK Fun và Giám đốc ươm tạo BK Holding BK Holding (Đại học Bách Khoa Hà Nội), cho biết ở Việt Nam rất khó để tìm và ươm tạo các đội nhóm có khả năng R&D sâu về công nghệ giáo dục.
2 tháng
Start-up
Bài học sau Shark Tank Việt Nam giúp Ngọc Nguyễn, CEO kiêm Founder Luminus tự tin hơn trong hành trình tìm giải pháp nâng cao ý thức sức khỏe người dùng Việt, tận dụng nguồn nông sản Việt để thúc đẩy lối sống “uống xanh”.
2 tháng
Start-up
Từng nhận được sự tranh giành đầu tư từ Shark Liên và Shark Hưng, đến nay sản phẩm Tinh bột kháng Dr. Ruột của CEO Nguyễn Tuấn Dương đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu để chăm sóc sức khỏe đường ruột của mọi gia đình
2 tháng
Start-up
Startup Bye Béo của founder Phan Bảo Long từng nhận được cái gật đầu của 5 "cá mập" trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 4, tiếp tục đặt tham vọng trở thành tập đoàn sức khỏe và lối sống hàng đầu, phục vụ hàng triệu khách hàng và kiến tạo thị trường trị giá hàng tỷ USD.
3 tháng
Start-up
Các công ty khởi nghiệp ESG đang có sự hậu thuẫn đắc lực từ chính sách và sự sơ khai của thị trường, nhưng cũng gặp thách thức khi cạnh tranh với các tập đoàn lớn, công ty nước ngoài.
3 tháng
Start-up
Lê Xuân Vũ (Steven Le) đến Phú Yên, là một trong những doanh nhân trẻ 9x đầy triển vọng của Việt Nam, người đã góp phần định hình lĩnh vực Proptech thông qua công ty AirCity. Với đam mê công nghệ và tư duy sáng tạo, Vũ đã không ngừng theo đuổi mục tiêu đưa công nghệ trở thành giải pháp giúp quản lý bất động sản hiệu quả hơn.
3 tháng
Start-up
Việc cạnh tranh với mã QR ngân hàng khiến nhiều công ty công nghệ tài chính (fintech) hụt hơi. Họ buộc phải chuyển trọng tâm sang các giải pháp tài chính cá nhân hay cho vay một cách thận trọng hơn.
3 tháng
Start-up
Founder của Kkday- nền tảng thương mại điện tử về dịch vụ du lịch (OTA) nói để áp dụng thành công AI (trí tuệ nhân tạo) vào mọi hoạt động công ty, không có cách nào hay hơn việc để chính nhân viên dạy nhân viên.
6 tháng
Xu thế
Story, một công ty khởi nghiệp công nghệ sử dụng công nghệ blockchain để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đã huy động được 80 triệu USD, dẫn đến việc định giá công ty ở mức 2,25 tỷ USD.
7 tháng
Start-up
Rất nhiều quỹ mạo hiểm đang chuẩn bị trở lại cho chu kì đầu tư mới, nhưng thách thức với họ là khó tìm được những dự án tiềm năng.
7 tháng
Start-up
Kéo dài độ nóng từ năm 2023, nửa đầu năm 2024, nhiều startup công nghệ giáo dục tiếp tục thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm, trong bối cảnh “mùa đông gọi vốn” chưa hết băng giá.
8 tháng
Start-up
Trái ngược với khung cảnh trầm lắng của lĩnh vực công nghệ bất động sản, thị trường co-living (chia sẻ nhà) và coworking space (không gian làm việc chia sẻ) duy trì đà tăng trưởng do khan hiếm nguồn cung, trong khi thế hệ trẻ nổi lên là người tiêu dùng quan trọng, ưu tiên đầu tư vào không gian sống và làm việc.
9 tháng
Xem thêm