Thứ ba, 21/03/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Startup trong ‘mùa đông’ gọi vốn: Nhiều 'chiêu' độc lạ hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm

Huyền Trang
- 20:31, 03/01/2023

(DNTO) - Chiến lược độc đáo của nhiều startup giúp họ không chỉ đứng vững trong giai đoạn thị trường nhiều biến động, mà còn tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm khủng trong năm qua.

Một công ty khởi nghiệp tại Đông Nam Á. Ảnh: Nikkei Asia

Một công ty khởi nghiệp tại Đông Nam Á. Ảnh: Nikkei Asia

Năm 2022 được xem là một năm đáng sợ với nhiều startup khi dòng đầu tư mạo hiểm sụt giảm đột ngột kể từ mức kỷ lục năm 2021. Trên thế giới, dòng vốn sụt giảm từ 620 tỷ USD xuống còn uống còn 366 tỷ USD. Còn tại Việt Nam, dòng vốn mạo hiểm cũng sụt giảm 18% trong 9 tháng đầu năm.

Dòng vốn đầu tư mạo hiểm trong năm 2022 đột ngột co lại đã khiến nhiều startup công nghệ trở tay không kịp, buộc họ phải cắt đi phần được xem là quan trọng nhất của mình đó là nhân lực. Nhưng, ở một phần khác, nhiều startup vẫn trụ vững nhờ những chiến lược kinh doanh độc đáo.

EQUO, startup chuyên cung cấp các sản phẩm bền vững thay thế cho nhựa sử dụng một lần, đã huy động được 1,3 triệu USD vào giữa năm 2022. Tổng kết năm qua, startup này đã đạt doanh thu 1 triệu USD, con số khá cao với một startup ở trong lĩnh vực nhiều cạnh tranh và khó kinh doanh như cung cấp các sản phẩm “xanh”.

Marina Trần Vũ, Founder của EQUO, cho biết những người làm các sản phẩm “xanh” chưa thành công vì họ chưa giúp người dùng thay đổi thói quen của mình. Do đó, EQUO xác định không thay đổi hành vi của người tiêu dùng mà phải tìm cách khiến họ muốn thay đổi.

“Chúng tôi không giáo dục mọi người về tính bền vững và yêu cầu họ thay đổi. Chúng tôi cho họ giải pháp dễ dàng nhất có thể mà không cần phải suy nghĩ hay thay đổi hành vi, thay đổi lối sống”, Marina Trần Vũ chia sẻ.

Để người dùng chủ động lựa chọn sản phẩm của mình, hàng tuần, đội ngũ EQUO sản xuất các video chất lượng cao để đăng trên mạng xã hội bao gồm Instagram, Tiktok, Facebook, LinkedIn. Các video như ghé thăm các quán cà phê bền vững, cách làm ống hút, hay hợp tác với các nghệ sĩ, vlogger, nhiếp ảnh gia, chủ quán cà phê, Tiktoker… liên tục tạo ra các video liên quan đến bền vững.

Đây là cách thương hiệu liên tục “ghim” vào đầu khách hàng những thông điệp về sản phẩm bền vững. Một cách làm hiệu quả để nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng lưu lượng truy cập và chuyển đổi thành doanh số bán hàng.

“Nhóm chúng tôi cần thời gian để làm quen với quy trình sản xuất video bao gồm thao tác camera và ánh sáng, ghi âm, chỉnh sửa video. Vì không có số lượng nhân sự cho vị trí này, nên ban đầu chúng tôi thuê các quay phim, biên tập viên tự do để học hỏi, sau đó tự mình thực hiện toàn bộ quy trình”, CEO EQUO nói.

EQUO tạo ra những sản phẩm bền vững, giúp khách hàng dễ dàng sử dụng mà không phải thay đổi thói quen sinh hoạt. Ảnh: T.L.

EQUO tạo ra những sản phẩm bền vững, giúp khách hàng dễ dàng sử dụng mà không phải thay đổi thói quen sinh hoạt. Ảnh: T.L.

Một startup Việt khác là Rootopia cũng vừa nhận được 1 triệu USD ngay từ vòng tiền hạt giống, chỉ sau 1 năm hoạt động. Startup công nghệ tài chính trong lĩnh vực cho vay đóng học phí đã nhìn thấy cơ hội khi các gia đình Việt chi tiêu tới 47% thu nhập cho giáo dục, nhưng tăng trưởng kinh tế đang chững lại, các ngân hàng khó khăn cho vay.

“Đây là cơ hội của chúng tôi. Giống như Hàn Quốc, Trung Quốc, chúng ta có truyền thống yêu giáo dục. Nhưng hiện nay nhiều trường đang hướng tới tự chủ giáo dục, TP.HCM tăng học phí, các trường công lập tăng 5 lần so với năm trước. khóa học bình thường ở Trường Đại học Bách Khoa, hay Đại học Kinh tế Quốc dao động từ 10-20 triệu/năm. Các trường quốc tế, liên doanh vào Việt Nam ngày càng nhiều, có trường học phí lên tới 80 triệu/năm.

Tuy nhiên, việc mất thu nhập có thể xảy ra với bất kì ai giống như trong đại dịch, ngoài ra tình hình lạm phát hiện nay ảnh hưởng tới mọi người, tài chính là điều khiến nhiều học sinh không thể đến trường. Tài chính trả góp ở mức vừa phải giúp được nhiều bạn đến trường hơn”, ông Ngô Thế Vinh, Trưởng Dự án tại Rootopia, chia sẻ.

Không thể phủ nhận rằng Rootopia cũng có phần may mắn khi đại dịch Covid-19 thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, tạo điều kiện cho app fintech phát triển vì hạ tầng thanh toán là yếu tố cơ bản, ngân hàng là hạ tầng đầu tiên, sau đó hạ tầng thanh toán của fintech. Nhưng, để giải quyết bài toán về nợ xấu trong hoạt động cho vay, Rootopia đã phải có cách riêng để đánh giá mức điểm tín dụng.

“Mặc dù số lượng thẻ ATM ở Việt Nam là rất lớn, lên tới con số hàng chục triệu, nhưng phân bổ không đồng đều, có người ở thành phố có 3-4 thẻ, nhưng có người ở vùng quê chưa có. Tôi ở một thị trấn thuộc tỉnh Thái Bình, cũng chỉ có 2-3 ngân hàng. Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp khách hàng không có lịch sử tín dụng, không có sao kê, về cơ bản phải xem lịch sử họ kinh doanh, mua bán, nhập vốn, bán vốn… từ đó mới ra mức điểm tín dụng”, ông Vinh cho biết.

Trong khi nhiều startup vì hoạt động gọi vốn bị đóng băng mà cắt giảm nhân lực, thì với Fundiin, công ty tiên phong trong lĩnh vực mua trước trả sau (BNPL) tại Việt Nam, lại đang có kế hoạch mở rộng thần tốc.

Với 5 triệu USD vừa huy động từ nhiều quỹ đầu tư ở vòng gọi vốn series A giữa năm 2022, startup này không chỉ đầu tư phát triển các sản phẩm mới mà còn có kế hoạch tuyển dụng các nhân sự tài năng. Mục tiêu của Fundiin là nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa và sau đó là tấn công sang Indonesia, Philippines trong vòng gọi vốn tiếp.

Fundiin hiện đã hợp tác với hơn 300 đối tác với hơn 4,000 cơ sở, trong đó có những tên tuổi lớn như Thế Giới Di Động, Điện máy XANH, Unilever, Galaxy, Vuanem,... Nền tảng này có số lượng người dùng gấp 5 lần, tổng giao dịch GMV gấp hơn 7 lần so với vòng gọi vốn 1 năm trước.

Chia sẻ lý do đầu tư vào Fundiin, đại diện Quỹ đầu tư ThinkZone Ventures cho biết ấn tượng với startup này bởi cách họ kiểm soát nợ xấu, đây cũng là bài toán then chốt quyết định mô hình mua trước trả sau có thể đảm bảo lợi nhuận.

“Fundiin hiện đang áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất như AI, machine learning, và tự phát triển thuật toán đánh giá rủi ro để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, giữ Net Transaction Margin của mô hình luôn dương”, đại diện ThinkZone Ventures cho biết .

Có thể thấy, "mùa đông" gọi vốn làm nghẽn lại "dòng máu" chảy về các startup nhưng không vì thế mà nhiều startup bỏ cuộc. Bằng năng lực và niềm tin, sự kiên trì, nhiều startup vẫn thuyết phục được nhà đầu tư rút hầu bao. Còn với các nhà đầu tư, tâm lý e ngại là có, nhưng họ vẫn sẵn sàng đặt niềm tin vào những startup chứng minh rằng mình làm được và có khả năng đi đường dài thông qua mô hình kinh doanh đột phá. 

Tin khác

Start-up
Có quỹ đầu tư mạo hiểm khó có khả năng huy động tiền, trong khi có quỹ còn tiền nhưng thận trọng khi giải ngân, đã khiến “bữa tiệc gọi vốn” tiếp tục kéo dài khung cảnh ảm đạm.
3 tuần
Start-up
Mặc dù giai đoạn đỉnh điểm học trực tuyến đã qua nhưng việc tăng chi tiêu giáo dục, chi phí internet rẻ cũng những công nghệ trong ngành ngày càng cải thiện sẽ giúp công nghệ giáo dục EdTech tiếp tục phát triển.
1 tháng
Start-up
Trong bối cảnh "mùa đông gọi vốn" vẫn chưa kết thúc, startup cần nhiều hơn sự hỗ trợ từ hệ sinh thái để có thể tăng sức đề kháng. Vì vậy, cơ chế, chính sách ở giai đoạn hiện nay sẽ phải đi vào chiều sâu để làm ấm lại thị trường khởi nghiệp trong nước.
1 tháng
Start-up
Để duy trì hoạt động và tránh bị sụt giảm định giá, nhiều startup tìm đường vay nợ, trong bối cảnh huy động vốn tiếp tục khó khăn.
1 tháng
Start-up
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đang thực hiện tổng hợp các nhu cầu, khó khăn, vướng mắc cốt lõi của các tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp, startup để xây dựng các chương trình, hoạt động và cơ chế hỗ trợ phù hợp trong năm 2023.
1 tháng
Start-up
Nền tảng học tập toàn cầu BrightCHAMPS vừa thông báo trao quyền chọn cổ phiếu trị giá 1 triệu USD cho 400 đối tác là giáo viên xuất sắc tại 25 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
1 tháng
Start-up
Các công ty logistics đang trở lại thị trường sau giai đoạn đại dịch, với sự phát triển bền vững cùng tốc độ tăng trưởng kép từ 12%-15%, tạo nên sức hấp dẫn với các nhà đầu tư mạo hiểm.
1 tháng
Start-up
Mặc dù hoạt động ở giai đoạn đầu vẫn diễn ra mạnh mẽ, nhưng tổng giá trị đầu tư đã giảm đáng kể vào năm 2022 do dòng vốn rót vào startup ở giai đoạn cuối sụt giảm mạnh, theo quỹ Nextrans.
1 tháng
Start-up
Sunhouse, Hòa Bình… và nhiều doanh nghiệp khác đang mở ra những “vùng đất” sáng tạo và kêu gọi startup nhập cuộc, để cùng canh tác và hưởng lợi.
2 tháng
Start-up
Nhiều startup đang đặt tham vọng bước chân ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường nhiều biến động có thể khiến con đường này gặp nhiều khó khăn.
2 tháng
Start-up
Sự chú ý của các nhà đầu tư, sự hỗ trợ từ chính sách cùng với nỗ lực của các startup được kỳ vọng sẽ mang đến “mùa xuân” cho các sản phẩm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.
2 tháng
Start-up
Earable, startup sản phẩm thông minh nhằm cải thiện giấc ngủ và tăng năng suất hoạt động, vừa được quỹ đầu tư Founders Fund và Smilegate Investment rót vốn.
2 tháng
Start-up
Tính ưu việt trong giải quyết các vấn đề tài chính từ các xu hướng Fintech (công nghệ tài chính) tiếp tục được nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng trong năm 2023.
2 tháng
Start-up
Chiến lược độc đáo của nhiều startup giúp họ không chỉ đứng vững trong giai đoạn thị trường nhiều biến động, mà còn tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm khủng trong năm qua.
2 tháng
Start-up
Dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm sụt giảm gần 18% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đây là xu thế chung của toàn cầu, và Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội trong cuộc đua hút vốn này.
2 tháng
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ