Thứ bảy, 24/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Đi cũng dở, ở không xong’ khi dồn tiền đầu tư vào ngành điện

Huyền Trang
- 16:30, 12/04/2022

(DNTO) - Nhiều nhà đầu tư vào ngành điện nói rằng họ đang mất phương hướng trong việc hoạch định đầu tư lâu dài. Bởi lẽ, gần như toàn bộ vốn đã đổ vào các dự án điện nhưng nhà đầu tư chưa thể bán điện vì vướng mắc về cơ chế.

Phát triển ồ ạt nhưng không thể hòa lưới điện quốc gia, nhiều nhà đầu tư điện mặt trời đang sống dở, chết dở. Ảnh minh họa.

Phát triển ồ ạt nhưng không thể hòa lưới điện quốc gia, nhiều nhà đầu tư điện mặt trời đang sống dở, chết dở. Ảnh minh họa.

Vẫn câu chuyện “tiền đâu?”

Trung Nam Group hiện là doanh nghiệp tư nhân duy nhất của Việt Nam tham gia vào quá trình truyền tải điện với Trạm biến áp 500kV và các đường dây 500kV, 220kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia (Trạm 500kV Thuận Nam – Ninh Thuận).

Trung Nam hiện đã đầu tư toàn bộ chi phí xây dựng cũng như chi phí vận hành từ năm 2020 cho đến nay. Tuy nhiên, sự phát triển “nóng” của năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, điện mặt trời trong thời gian vừa qua đã gây ra quá tải nghiêm trọng cho hệ thống truyền tải, dẫn đến rất nhiều dự án phải cắt giảm công suất, gây thiệt hại tài chính lớn cho doanh nghiệp.

“Việc chỉ khai thác một phần công suất của dự án Điện mặt trời Thuận Nam do chưa có cơ chế giá điện rõ ràng đang gây khó khăn trong việc đảm bảo dòng tiền và trả nợ ngân hàng của chúng tôi”, đại diện Trung Nam Group cho biết.

Với T&T Group, việc mở rộng sang đầu tư năng lượng cũng khiến doanh nghiệp này lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Hiện T&T đã hoàn thành xây dựng để sớm đưa vào vận hành khoảng gần 1.000 MW các nguồn điện từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió, đã tổ chức khởi công hợp phần kỹ thuật Dự án Nhà máy điện khí – LNG Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Thế nhưng, năm 2021, do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới công tác thi công các dự án điện gió, các dự án của T&T vận hành thương mại (COD) một phần, còn lại đang trong tình trạng chờ “Xem xét hướng dẫn thực hiện với cơ chế đề xuất mới - Cơ chế Chuyển tiếp”.

“Vừa qua, Bộ Công thương tại Tờ trình ngày 24/03/2022 về việc xây dựng cơ chế mua điện từ các DA chuyển tiếp, kiến nghị các dự án này phải áp dụng cơ chế giá đấu thầu, có thời hạn trước hết đến năm 2025, sau đó thực hiện đấu giá tiếp, các dự án cũng chỉ được huy động công suất theo nhu cầu của hệ thống mà không phải là cam kết mua toàn bộ sản lượng sản xuất ra, giá xác định bằng đồng VND … tức là bãi bỏ hoàn toàn các quy định tại PPA đã ký kết.

Các nhà đầu tư bắt đầu ký kết Hợp đồng cung ứng, thi công và huy động vốn, triển khai thi công xây dựng dựa trên các cam kết lâu dài và mang tính khuyến khích của Chính phủ tại các Quyết định số 13 và 39, nhưng nay vì một nguyên nhân hoàn toàn khách quan đã gần như mất phương hướng trong việc hoạch định hiệu quả đầu tư lâu dài của mình và có thể dẫn đến phá sản” ông Nguyễn Thái Hà, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Năng lượng T&T cho hay.

Cần ‘thỏi nam châm’ hút đầu tư

Muốn thu hút đầu tư cho ngành điện cần có cơ chế chính sách dài hạn để phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Ảnh: T.L.

Muốn thu hút đầu tư cho ngành điện cần có cơ chế chính sách dài hạn để phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Ảnh: T.L.

Theo tính toán, Việt Nam sẽ cần tới 141,59 tỷ USD tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030. Đây là một con số rất lớn và Việt Nam sẽ cần huy động lực lượng nhà đầu tư tư nhân, cả trong và ngoài nước tham gia để đạt được mục tiêu này.

Ngành điện, đặc biệt là năng lượng tái tạo vẫn được coi là lĩnh vực đầu tư tiềm năng, khi Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng về 0. Đối với các nhà đầu tư tư nhân, khi quyết định bước chân vào lĩnh vực năng lượng, hay bất kì lĩnh vực nào, họ luôn luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở một mức độ nhất định, để đón đầu cơ hội.

Tuy nhiên, nếu rủi ro quá lớn, đương nhiên sự hấp dẫn của cơ hội sẽ giảm đi. Vì sự sụp đổ dòng tài chính của một nhà đầu tư dự án điện, không chỉ là hệ lụy của doanh nghiệp đó mà còn tác động dây chuyền tới các nhà thầu và các tổ chức tài chính. 

Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đã mở nhưng vẫn chưa đưa ra được định hướng lâu dài (như cơ chế, chính sách cho điện mặt trời đã bị chững lại từ sau 1/1/2021 và gần đây là điện gió sau 1/11/2021).

Đây cũng được coi một điểm nghẽn cần khơi thông, vì một hành lang pháp lý thông suốt, thông thoáng, rõ ràng và liên tục đối với năng lượng tái tạo mới có thể thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
15 giờ
Thời sự - Chính trị
Các giám đốc điều hành Phố Wall đang chuẩn bị kế hoạch để mở rộng sang thị trường Trung Đông, không lâu sau khi các quốc gia trong khu vực này tuyên bố họ có hơn 2 nghìn tỷ đô la dành riêng cho hoạt động tại Hoa Kỳ.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 20/5, ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải đi bộ - chạy bộ “Tự hào Thành phố tôi yêu” Cúp Agribank 2025 sẽ chính thức xuất phát vào ngày 15/6/2025 tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 6.000 VĐV tham gia.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Năm trong số sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo tăng trưởng Quý 1/2025 với kết quả đáng thất vọng, cho thấy động lực phát triển kinh tế trong vùng đang dần phai nhạt ngay cả trước khi các mức thuế quan của Mỹ đi vào hiệu lực.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Xem thêm