Chủ nhật, 02/04/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Sau gần 4 năm giữ ổn định, giá điện dự báo sẽ được điều chỉnh tăng trong năm 2023. Tuy nhiên, giá bán lẻ điện tăng bao nhiêu để cân bằng lợi ích giữa các bên dường như vẫn đang là bài toán khó. Quan điểm của Chính phủ là cần ngồi lại, đàm phán trên tinh thần không ai bị thiệt thòi.
Việt Nam cần nhiều hơn một phương án, có thể là “cơ chế phát triển nhanh", cơ chế đấu thầu, ưu đãi giá, để khởi động ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Công ty TNHH Điện gió Monsoon (Moosoon) đã ký gói tài trợ dự án không truy đòi trị giá 682,55 triệu USD để xây dựng nhà máy điện gió công suất 600 MW tại các tỉnh Sekong và Attapeu ở khu vực phía Nam nước Lào.
Điện vẫn luôn thiếu cho sản xuất và sinh hoạt, lại đang có lộ trình tăng giá, trong khi một lượng lớn nguồn năng lượng tái tạo vẫn đang không thể hòa lưới điện. Bài toán này vẫn đang cần tìm một lời giải xác đáng.
Những tấm pin dự trữ năng lượng mặt trời vẫn luôn là đề tài tranh cãi khi người ta nhắc đến độ “xanh”, “sạch” của nguồn năng lượng này. Để năng lượng tái tạo thực sự bền vững, các chuyên gia cho rằng cần gắn nó vào một nền kinh tế tuần hoàn.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn và lưới điện truyền tải, tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế giá điện để thu hút đầu tư là lời giải cho bài toán của ngành điện hiện nay.
Nhiều nhà đầu tư vào ngành điện nói rằng họ đang mất phương hướng trong việc hoạch định đầu tư lâu dài. Bởi lẽ, gần như toàn bộ vốn đã đổ vào các dự án điện nhưng nhà đầu tư chưa thể bán điện vì vướng mắc về cơ chế.
Câu chuyện phát triển điện ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở con số 141 tỷ USD cần huy động, mà còn phải giải quyết bất cập trong hệ thống truyền tải và đầu tư xây dựng các dự án điện. Để đón đầu sự phát triển của nền kinh tế, mở rộng sản xuất, điện năng phải luôn đi trước một bước.
Sau khi Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công thương giảm quy hoạch điện mặt trời, tăng điện gió ngoài khơi trong giai đoạn 2031-2045, nhiều địa phương rục rịch chạy theo nguồn năng lượng mới này.
Các lệnh cách ly xã hội vừa qua khiến nhiều nhà đầu tư điện gió đang đứng trước nguy cơ phá sản, do các dự án chưa kịp vận hành thương mại (COD) để hưởng cơ chế giá ưu đãi (FIT) trước ngày 1/11/2021.
55 địa phương đề xuất bổ sung nguồn điện vào quy hoạch phát triển điện VIII, với tổng công suất đặt hơn 440.000 MW, trong khi năng lượng tái tạo chỉ sử dụng với một tỉ lệ phù hợp, vì vậy Bộ Công thương cho biết đề xuất này không đáp ứng được hết.
Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, bộ đang khẩn trương xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, trong đó việc triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa nhà máy điện và khách hàng sử dụng là bước đầu tiên trong thị trường điện bán lẻ cạnh tranh ở nước ta. Như vậy, EVN không còn thế độc quyền,
Đối với những dự án điện gió chậm tiến độ, không kịp vận hành thương mại để hưởng giá FIT trước ngày 31/10, đại diện Bộ Công thương cho biết sẽ nghiên cứu và đề xuất phương án đấu thầu, xác định giá đối với các dự án điện gió.
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký Hiệp định vốn vay lên đến 25 triệu USD cho Dự án điện gió trên đất liền tại tỉnh Quảng Trị, với tổng công suất phát điện 144MW.
Giá điện bán lẻ chưa cạnh tranh, chưa đủ bù giá cho năng lượng tái tạo và hệ thống truyền tải, nhiều cơ chế còn khó khăn khi ngân hàng tài trợ vốn cho các dự án điện… là những lý do khiến ngành năng lượng “đói” vốn.