Thứ bảy, 12/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhà đầu tư muốn ‘giải cứu’ điện tái tạo như… ‘giải cứu dưa hấu’

Huyền Trang
- 15:33, 24/04/2023

(DNTO) - Các nhà đầu tư năng lượng tái tạo mong muốn được “giải cứu” khi họ phải sống trong tình trạng “sống dở, chết dở” vì nhiều cơ chế về việc phát triển nguồn điện, mua bán điện, giá điện…, còn bất cập.

Nhiều nhà đầu tư điện tái tạo đã cắt giảm 20% lợi nhuận, chịu mức lỗ nặng nề. Ảnh: T.L.

Nhiều nhà đầu tư điện tái tạo đã cắt giảm 20% lợi nhuận, chịu mức lỗ nặng nề. Ảnh: T.L.

Đầu tiên là tiền đâu?

Năm ngoái, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ hơn 36.294 tỷ đồng do giá sản xuất điện tăng 9,27%. Nếu trừ thu nhập tài chính khác, số lỗ là 26.236 tỷ đồng. EVN cho biết hiện tài chính của tập đoàn này rất khó khăn. Trong khi đó, EVN là đơn vị mua điện của nhiều dự án điện tái tạo. Nếu tình trạng lỗ kéo dài sẽ phải nợ tiền mua điện.

“EVN chỉ chậm trả tiền vài tháng là các nhà đầu tư cũng phải tiếp tục chịu mức lãi suất rất cao từ ngân hàng”, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội điện gió, điện mặt trời Bình Thuận, Giám đốc CTCP Phong điện Thuận Bình, chia sẻ.

Cũng trong tọa đàm “Giá điện - điểm nghẽn trong cấp điện an toàn và thu hút đầu tư”, sáng 24/4, vị này cho biết, thời gian qua, các nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo rất chia sẻ với EVN về việc cắt giảm công suất điện tái tạo ở một số thời điểm, một số dự án tại các vùng không thể tiêu thụ, truyền tải hết. Bởi bản chất của của năng lượng tái tạo rất “đỏng đảnh”, lúc có, lúc không, để đảm bảo ổn định hệ thống lưới điện và cân bằng năng lượng tái tạo, phải có nguồn dự phòng đủ lớn.

Ở châu Âu, họ có lưới điện liên kết toàn khu vực, nguồn điện nước này sẽ gánh cho nước kia. Còn Việt Nam đã có lưới điện liên kết trong khu vực với Campuchia, Lào, Trung Quốc, nhưng công suất rất nhỏ, gần như chưa điều hòa được cho những bất ổn của năng lượng tái tạo.

Nhưng, nếu EVN không mua điện, các nhà đầu tư rất khó khăn về tài chính. Trong khi đó, đầu tư hệ thống lưu trữ điện năng cũng hoàn toàn là vấn đề kinh tế, tài chính. Khi một nhà máy năng lượng tái tạo đầu tư một hệ thống lưu trữ, giá điện sẽ tăng gấp đôi. Khi giá tăng gấp đôi, người mua là EVN chắc chắn không chịu nổi. Nhà đầu tư mà không bán được điện cũng không dám đầu tư vì rủi ro quá lớn.

“Bản bản chất của giá FIT (giá ưu đãi) là phát ra bao nhiêu thì lưới phải tiêu thụ bấy nhiêu, EVN phải trả tiền tương ứng. Mọi tính toán khi đầu tư dự án đều dựa trên cơ sở đó. Với lợi nhuận đưa vào tính toán là 12-15%, chỉ cần cắt giảm 10% đã hết lãi. Có dự án hiện nay đang cắt giảm 20%...”, ông Thịnh thông tin.

Năm 2021, khi đưa vào vận hành 4.000 MW điện gió, những doanh nghiệp hàng đầu thế giới vào Việt Nam để chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho điện gió ngoài khơi. Nhưng đến thời điểm hiện tại, theo ông Thịnh, họ đang định hướng chuyển sang các thị trường khác như Đài Loan, Philippines…

“Thời gian vừa qua, việc chậm trễ của 34 dự án năng lượng tái tạo, trong đó 28 dự án điện gió, phần lớn do yếu tố khách quan là dịch bệnh Covid-19, dẫn đến 1/3 dự án năng lượng tái tạo không kịp hưởng giá FIT. Đến giờ này, họ đang phải sống trong cảnh 'sống dở, chết dở'.

Trước chúng ta kêu gọi giải cứu dưa hấu, nông sản, giờ chúng tôi mong muốn Chính phủ, các bộ ngành cùng chung tay giải cứu điện tái tạo. Nếu các dự án không sống được thì tương lai năng lượng tái tạo Việt Nam sẽ như thế nào, vì để đạt được mục tiêu Net Zero 2050 thì không thể thiếu nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ngoài khơi”, ông Thịnh cho biết.

“Dài cổ” chờ Quy hoạch điện VIII

Cơ chế thuận lợi sẽ khuyến khích điện tái tạo phát triển ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Ảnh: T.L.

Cơ chế thuận lợi sẽ khuyến khích điện tái tạo phát triển ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Ảnh: T.L.

Cách đây 2 hôm (22/4), trong cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ, châu Âu, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN… một lần nữa đề nghị sớm thông qua Quy hoạch điện VIII, cơ chế mua bán điện trực tiếp. Bởi đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các dự án nguồn điện, lưới điện.

Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, cho biết, chuyển từ cơ chế giá FIT sang cơ chế đấu thầu là thách thức rất lớn với các dự án bị trễ hẹn với giá FIT. Bởi các khung pháp lý còn khá lỏng lẻo khi các văn bản hướng dẫn các Quyết định, Nghị định chưa đầy đủ để giúp các nhà đầu tư đàm phán tốt nhất với bên mua là EVN.

“Bản thân các mức giá, điều khoản hiện nay để đưa ra đàm phán cũng rất khó khăn, chưa phản ánh đủ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra do ảnh hưởng của đại dịch. Lẽ ra, ngay từ lúc đó đã phải có chính sách để giải quyết bài toán này, phải là các cơ chế mang tính đặc thù.

Ví dụ trong Quyết định 13 về điện mặt trời, ghi rõ khi kết thúc cơ chế giá FIT sẽ chuyển sang cơ chế đấu thầu. Lúc đó chúng tôi đã biết cơ chế đấu thầu chưa được thiết kế đầy đủ và hoàn chỉnh thì rất khó để áp dụng khi chuyển tiếp. Các cơ quan liên quan gần như bị động trong việc đề xuất và đưa ra chính sách đủ linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời điểm đó”, ông Hà nói.

Cũng theo ông Hà, hai cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc nghiên cứu về giá mua – bán điện là Bộ Công thương và Bộ Tài chính. Rất nhiều cơ chế hỗ trợ năng lượng tái tạo phải tham vấn nhưng đã bị điều chỉnh khác so với thiết kế ban đầu.

Như cơ chế điện mặt trời mái nhà vừa qua gây ra câu chuyện ầm ĩ liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra do phát triển nóng. Bản chất, Bộ Công thương thiết kế cơ chế điện mặt trời mái nhà theo cách thức bù trừ, một cách thức rất hiện đại theo xu hướng quốc tế.

Nhưng khi sang Bộ Tài chính, do các quy định về thuế, dòng tiền chi trả không thể phù hợp với quy định Việt Nam, buộc phải chuyển về cơ chế 2 dòng tiền riêng. Điều này làm nảy sinh vấn đề các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến chuyện bán điện nhiều nhất lên điện lưới, thay vì sử dụng để bù trừ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ chế điện mặt trời mái nhà do vậy bị méo mó đi.

“Để giải cứu các nhà đầu tư điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính cũng phải tham gia tích cực hơn và đưa ra các phương án cụ thể, rõ ràng. Phải giải cứu theo cơ chế nào, có nên ghi sổ trước 50% không vì còn liên quan đến tài sản, dòng tiền, quyết toán thuế của EVN… rất nhiều câu chuyện thuộc về tài chính”, ông Hà nói.

Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, bản thảo mới nhất Quy hoạch điện VIII đang được gấp rút hoàn thiện và dự kiến trình Thủ tướng phê duyệt trong tháng 5 tới.

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Nổi tiếng là ông vua lò sấy miền Tây với nhiều năm nghiên cứu thành công các loại máy sấy lúa tiết kiệm nhiên liệu và cho ra đời thành phẩm chất lượng, doanh nhân Dương Xuân Quả - Giám đốc Công ty THNH MTV Công nghệ Sau thu hoạch còn được biết đến với việc đưa tinh dầu macca vào chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp cho nhiều người.
7 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật bóc tách u màng não vùng đỉnh trái cho một du khách đến từ Hà Nội. Đây là ca mổ đặc biệt, đánh dấu lần đầu tiên một khối u não kích thước lớn được xử trí ngay tại đảo, không cần chuyển tuyến về đất liền. Sau ca mổ não kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ, bệnh nhân đã tỉnh táo, hồi phục nhanh và không có di chứng.
22 giờ
Hội địa phương
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 đã khai mạc phiên đầu tiên tại khu vực Tây Nam Bộ. Sự kiện diễn ra thành công trong việc tạo ra một không gian đối thoại cởi mở và hiệu quả giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước xu thế phát triển công nghiệp gắn liền với hạ tầng logistics hiện đại, Tổng Công ty Bất động sản Công nghiệp Thành Thành Công (TTC IZ, thành viên Tập đoàn TTC) tiếp tục mở rộng hệ thống khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) và đặc biệt là các trung tâm kho vận - cảng thủy nội địa có tính kết nối cao.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VN-Index dù vẫn theo xu hướng tăng nhưng lộ rõ sự giằng co khi bật lên gần 10 điểm nhưng cuối phiên chỉ còn tăng hơn 3 điểm.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 5/7/2025, Hệ thống Y tế Vinmec chính thức khai trương Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Grand Park tại Tầng L2, TTTM Vincom Mega Mall, khu đô thị Vinhomes Grand Park (TP.HCM). Đây là cơ sở y tế vệ tinh đầu tiên của Vinmec tại miền Nam, được phát triển theo mô hình phòng khám quản lý sức khoẻ gia đình, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ngay trong khu dân cư.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
2 tuần
Xem thêm