Thứ ba, 22/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Được xem là ‘thế lực mới’ trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam rộng cửa đón FDI

Huyền Trang
- 16:53, 17/07/2023

(DNTO) - Đức, Nhật Bản, Singapore, Úc… đều mong muốn có những hợp tác sâu hơn với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, khi đất nước hình chữ S có tiềm năng đáng ghen tị để phát triển điện gió.

Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới. Ảnh: T.L.

Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới. Ảnh: T.L.

‘Thỏi nam châm’ mới hút vốn nước ngoài

Năm 2020, Việt Nam gây bất ngờ với thế giới khi xếp thứ 8 trong 10 quốc gia đầu tư năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, với 7,4 tỷ USD, công suất 16.500MW. Đến năm 2021, Việt Nam tiếp tục leo lên vị trí thứ 3 về lắp đặt điện gió ngoài khơi (sau Trung Quốc và Anh), và thứ 4 về lắp đặt điện gió trên bờ (sau Trung Quốc, Mỹ và Brazil). Trong khi một vài năm trước đó, Việt Nam vẫn là cái tên mờ nhạt trong bản đồ năng lượng thế giới.

Sự thăng hạng đáng kinh ngạc của Việt Nam đã khiến tờ tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) nhận định đây là “người chơi mới” trong lĩnh vực năng lượng dù quy mô nhỏ hơn các cường quốc về điện tái tạo. Với đường bờ biển dài hơn 3.000km bờ biển, sức gió trung bình từ 5,5 đến 8 m/s, Việt Nam đang trở thành địa điểm tốt nhất để đặt các nhà máy điện gió. Thêm vào đó, cam kết Net Zero đến 2050 của Việt Nam đã tạo sức hấp dẫn cho các tập đoàn năng lượng nước ngoài.

Hồi tháng 2, Sembcorp, tập đoàn hàng đầu Singapore trong lĩnh vực năng lượng và phát triển đô thị, cho biết sẽ hợp tác với PVN để triển khai dự án điện gió ngoài khơi, nhằm xuất khẩu điện sang Singapore.

Ngay sau đó, SP Group, tập đoàn điện lực Singapore, cũng tiến hành mua lại 2 nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam là Europlast Phú Yên (công suất 50 MWp) và Thành Long Phú Yên (công suất 50 MWp). Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch phát triển các dự án nhà máy điện mặt trời, điện áp mái với tổng công suất 1,5 GW vào năm 2025 của SP.

Cũng trong đầu năm nay, AES, tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới từ Mỹ, được duyệt chủ trương đầu tư Nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2, tổng công suất 2,2 GW tại Bình Thuận, với tổng giá trị đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD. Đồng thời, AES cho biết sẽ đẩy nhanh các dự án năng lượng tại Việt Nam để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm pin tích năng và mô-đun năng lượng mặt trời.

Tập đoàn hàng đầu thế giới trong sản xuất điện phân hydrogen John Cockerill (Bỉ) cũng đang tích cực tìm kiếm đối tác để xây dựng Nhà máy sản xuất hydrogen tại Việt Nam. Dự kiến các thủ tục đầu tư sẽ hoàn thành vào cuối năm nay và đến năm 2025, nhà máy chính thức hoạt động.

Nhiều “ông lớn” năng lượng khác đến từ Nhật Bản, Đan Mạch, Đức, châu Âu… cũng đã và đang tích cực khảo sát và nghiên cứu địa hình để tiến hành xây dựng các nhà máy điện.

Đặc biệt, trong chuyến thăm Việt Nam của đại diện các quốc gia như Đức, Australia, Singapore từ đầu năm đến nay, lãnh đạo các nước đối tác luôn bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, trong đó nhấn mạnh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Bài toán giữ chân FDI

Chính sách về năng lượng tái tạo giai đoạn mới cần hướng tới giảm rủi ro cho các nhà đầu tư năng lượng tái tạo. Ảnh: T.L.

Chính sách về năng lượng tái tạo giai đoạn mới cần hướng tới giảm rủi ro cho các nhà đầu tư năng lượng tái tạo. Ảnh: T.L.

Làn sóng FDI vào lĩnh vực năng lượng dự báo sẽ tiếp tục gia tăng khi Quy hoạch điện 8 được phê duyệt. Nhưng phải nhìn nhận lại trong vài năm qua, một số chính sách phát triển năng lượng còn chưa phù hợp, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp và tác động không nhỏ đến tâm lý của các nhà đầu tư.

Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, sau khi hết cơ chế giá FIT (giá ưu đãi), rất nhiều doanh nghiệp xem xét đầu tư điện mặt trời mái nhà nhưng lại tiếp tục gặp các vướng mắc khi xin giấy phép xây dựng, thủ tục phòng cháy chữa cháy.

“Dù trong Quyết định 500 của Thủ tướng liên quan đến Quy hoạch điện 8 cho biết tạo điều kiện tối đa, không hạn chế với các dự án điện mặt trời mái nhà không nối lưới; nhưng chưa có quy định, chính sách hỗ trợ cho nguồn này”, ông Sơn cho biết.

Đáng lưu tâm nhất, trong nhiều văn bản điều hành, cơ quan chức năng đột ngột thay đổi chính sách (như liên quan đến khung giá điện, nhà máy phát điện, nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp không còn được khuyến khích như Nghị quyết 55), đã đẩy nhiều doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Việc này đã được đại biểu Quốc hội nêu ra trong Kỳ họp thứ 5 mới đây.

Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho biết, theo Luật Quy hoạch, các dự án điện quan trọng được ưu tiên phát triển đã có trong Quyết định 500. Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện Luật Điện lực sửa đổi, xây dựng Luật Năng lượng tái tạo, cơ chế mua bán điện trực tiếp để tạo một hành lang pháp lý đầy đủ khi triển khai Quy hoạch điện 8.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần rút kinh nghiệm từ việc xây dựng chính sách về điện trong thời gian qua, phải có lộ trình thực hiện hợp lý, tránh “gây sốc”, khiến doanh nghiệp không thể dự báo và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.

Quy hoạch điện 8 định hướng đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước là 150.489 MW (không bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới). Trong đó năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng từ 30,9-39,2%.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Sau khi chinh phục ngưỡng 1.500 điểm trong phiên sáng, VN-index đã quay đầu giảm mạnh, cho thấy sự thách thức của ngưỡng kháng cự quan trọng trên thị trường.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tỷ giá được dự báo tiếp tục neo cao do nhiều nguyên nhân từ nội tại trong nước như chênh lệch lãi suất USD - VND, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, sự thu hẹp của thặng dư thương mại và dòng vốn FDI. Theo đó, đây tiếp tục là rủi ro cần được quan sát trong nửa cuối năm nay, theo MBS.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán châu Á, ngày 17/7, đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động và phân hóa, khi các nhà đầu tư phải cân bằng giữa đà tăng tích cực từ Phố Wall và những lo ngại sâu sắc về các yếu tố chính sách vĩ mô toàn cầu. Thay vì một xu hướng tăng đồng bộ, một bức tranh đa chiều đã phản ánh sự nhạy cảm của khu vực trước những tín hiệu từ Washington và các dữ liệu kinh tế quan trọng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của chuyên gia của VPBankS. Theo ông, việc VN-Index có thể vượt đỉnh lịch sử năm 2021-2022 chỉ còn là câu chuyện thời gian và kỳ vọng, mốc thời gian vượt qua có thể rơi vào tầm tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay và trong điều kiện dòng tiền ngoại tiếp tục giải ngân mạnh mẽ như hiện nay, VN-Index có thể chạm vùng đỉnh tầm cuối tháng 7, đầu tháng 8 này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi dân số nhanh chóng. Sự già hóa dân số là cơ hội để phát triển thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu đặc thù cho người cao tuổi, giới chuyên môn gọi là nền kinh tế bạc. Hiện nay, tuy chưa được khai thác triệt để nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn trong lĩnh vực này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia VinaCapital đánh giá, dù áp lực lên tỷ giá không hề nhỏ tuy nhiên sự biến động của tỷ giá nếu có cũng không đáng quan ngại bởi đang có nhiều yếu tố tích cực ủng hộ cho thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán đã ghi nhận nhiều dấu ấn đặc biệt trong tuần qua như việc VN30 lập đỉnh, khối ngoại chi mạnh giải ngân cùng triển vọng VN-Index vượt đỉnh lịch sử trong tâm lý tích cực của nhà đầu tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Một làn sóng chấn động đã lan khắp các thị trường châu Á vào phiên giao dịch ngày 8/7, nhưng không theo cách mà nhiều người vẫn dự đoán.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tâm lý lo lắng của người dân đã lan ra tiêu dùng, cùng đó sự chậm lại của vòng quay tiền trong nền kinh tế dù cung tiền đẩy ra nhiều là nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Thủ tướng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tác động thuế quan với các doanh nghiệp có thể xuất hiện trong quý 3 và quý 4 tới đây. Khi mức định giá của thị trường đã không còn rẻ, VN-Index được cho sẽ hướng tới vùng giá mục tiêu 1.420 điểm, khó vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022, SHS Research cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
2 tuần
Xem thêm