Thứ hai, 07/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của chính sách tài khoá để khơi thông dòng chảy tín dụng

Hồng Gấm
- 09:30, 08/10/2021

(DNTO) - Kiến nghị tới Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đại diện các ngân hàng cho rằng, cần có cơ chế đặc biệt để tháo gỡ những "rào cản", giúp ngành ngân hàng "giải bài toán không có tiền lệ" đó là vừa trợ lực cho doanh nghiệp, vừa bảo đảm an toàn hệ thống.

Ông  Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV. Ảnh: TL.

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV. Ảnh: TL.

Tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính cho các nhà băng

Xác định mối quan hệ "cộng sinh" với doanh nghiệp, trong gần 2 năm đại dịch diễn ra, bên cạnh việc nỗ lực đổi mới dịch vụ, đẩy mạnh kinh doanh, các ngân hàng cũng không ngừng triển khai giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp để phần nào giảm bớt khó khăn, có dòng vốn tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, vì dùng chính nguồn lực của mình để hỗ trợ doanh nghiệp, thực tế, ngân hàng cũng gặp không ít thách thức. Chính vì vậy, trong buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam chiều 7/10, Tổng giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm đã kiến nghị Quốc hội xem xét, chỉnh sửa, bổ sung Luật Giao dịch điện tử để bổ sung thay thế Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

Ông Lâm cho biết, qua thực tiễn hơn 15 năm thực hiện Luật Giao dịch điện tử cho thấy tồn tại một số bất cập cần sửa đổi bổ sung, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng số hóa mạnh mẽ của các ngân hàng, doanh nghiệp hiện nay còn nhiều điểm chưa phù hợp.

"Phạm vi điều chỉnh cũng loại trừ không áp dụng với một số lĩnh vực như bất động sản, thừa kế, điều này gây khó khăn cho các ngân hàng khi triển khai nhiều sản phẩm online, số hóa và đặc biệt gây khó khăn trong việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử", ông Lâm nói.

Cũng theo ông Lâm, để các tổ chức tín dụng (TCTD) có điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp thì cần có nguồn lực và chính sách dài hạn. Tuy nhiên hiện nay, các TCTD đã hỗ trợ doanh nghiệp hết khả năng, nếu có thêm cũng chỉ xoay quanh việc giảm phí, giảm lãi, điều chỉnh kỳ hạn nợ... chưa đủ “sức nặng” cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp, trong bối cảnh đầu ra của nền kinh tế còn khó khăn.

Để giải quyết bài toán trên, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ chính sách tài khóa, như đẩy mạnh bảo lãnh để doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn vay. Chính phủ cũng có thể xem xét phát hành trái phiếu, vay của ngân hàng Trung ương như các nước đang làm chứ không chỉ dùng chính sách tiền tệ. Vai trò của các quỹ bảo lãnh tín dụng cũng cần được nâng cao. Cùng với đó là sự đồng bộ của các chính sách hỗ trợ, để chung tay cùng hệ thống ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp, người dân vượt qua đại dịch.

Bên cạnh đó, ông Lâm kiến nghị, Quốc hội cần xem xét luật hóa về giao dịch đảm bảo. Hiện nay, việc đăng ký giao dịch đảm bảo mới dừng ở cấp nghị định của chính phủ và nhiều thông tư của các bộ quản lý liên quan, dẫn đến chưa đồng bộ thống nhất, hiệu lực pháp lý chưa cao trong việc liên thông cơ sở dữ liệu về tài sản đảm bảo.

Đồng thời, ông Lâm mong muốn Chính phủ, các bộ ngành xem xét việc chủ trương tăng vốn điều lệ cho các TCTD Nhà nước, thông qua các biện pháp đặc biệt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để nâng cao năng lực tài chính cho các tổ chức này.

Khung pháp lý cần sát thực tiễn hơn, tạo sự chủ động tối đa cho các TCTD

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT BRG Group kiêm Phó chủ tịch HĐQT SeABank. Ảnh: TL.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT BRG Group kiêm Phó chủ tịch HĐQT SeABank. Ảnh: TL.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT BRG Group kiêm Phó chủ tịch HĐQT SeABank cho rằng, ngân hàng là một lĩnh vực đặc thù, ngoài tuân thủ các quy định chung và Luật Doanh nghiệp, các nhà băng còn phải tuân theo Luật Các TCTD và các quy định ngặt nghèo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

"Mặc dù những quy định luôn được cơ quan quản lý nghiên cứu chặt chẽ trước khi ban hành, tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều biến động, đặc biệt ở giai đoạn phục hồi sau Covid-19, các chính sách, hành lang pháp lý cần có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại", bà Nga nhận định và đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Về hoạt động xử lý nợ xấu, bà Nga cho rằng, trong quá trình triển khai quy định liên quan đến xử lý nợ xấu có một số khó khăn vướng mắc về khuôn khổ pháp lý như: Hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ xấu đã hình thành nhưng được quy định rải rác tại nhiều văn bản và chưa có luật xử lý nợ xấu. Do đó, đề nghị Quốc hội xem xét luật hóa Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu.

Đồng thời, Nghị quyết số 42 sẽ hết hiệu lực vào tháng 8/2022. Theo đó, cần ban hành văn bản gia hạn, thay thế nghị quyết này, bổ sung thêm một số nội dung để tạo sự chủ động tối đa cho các TCTD khi xử lý, thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, đề xuất điều chỉnh pháp lệnh ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài theo hướng không phân biệt đầu tư gián tiếp hay trực tiếp như trong Luật Đầu tư hiện tại.

Về phạm vi hoạt động của TCTD, bà Nga kiến nghị cần bổ sung vào Luật Các TCTD hoặc có văn bản hướng dẫn chi tiết để mở rộng hoạt động các TCTD như nghiệp vụ đại lý quản lý tài sản, tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Về hoạt động kinh doanh bất động sản đặc thù, bà Nga kiến nghị cần phải có hành lang pháp lý cho việc quản lý các bất động sản từ các chủ đầu tư để TCTD có cơ sở cấp tín dụng cho các dự án này và nhận các tài sản này làm tài sản đảm bảo.

Cuối cùng, bà Nga kỳ vọng các cơ quan quản lý tiếp tục đưa ra các định hướng cho các TCTD để hỗ trợ đúng và đủ các đối tượng thực sự bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, giữ ổn định thị trường tài chính.

“Với yêu cầu đảm bảo giữ vững hoạt động ổn định, vững mạnh của ngân hàng trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch, với nhiều khó khăn và rủi ro từ việc các doanh nghiệp không thể trả nợ, dẫn đến áp lực nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, dự phòng bắt buộc lớn, chúng tôi mong rằng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc Hội, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo sát sao và hỗ trợ hoạt động hệ thống ngân hàng trong thời gian tới, để tạo ra nhiều chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung", bà Nga bày tỏ.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nỗ lực vươn lên, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, đoàn kết thống nhất phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, tiền đề cơ bản để Việt Nam vượt qua thách thức, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
11 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
19 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
19 giờ
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
6 ngày
Xem thêm