Thứ tư, 24/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã đưa ra hướng dẫn về mặt pháp lý kịp thời cho hệ thống các Ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt trong bối cảnh Nghị quyết 42 thí điểm về xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023.
Hiện, thanh khoản ngân hàng rất dồi dào và lãi suất cho vay đang khá dễ chịu, cùng với việc được "cấp room" sớm, kỳ vọng tín dụng sẽ tăng trưởng ngay từ quý đầu năm 2024. Điều mong mỏi trong chuyện này là cần khơi thông dòng chảy tín dụng vào các lĩnh vực trọng tâm, phục hồi tổng cầu cho Việt Nam.  
Ngày 2/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các tổ chức tín dụng về kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024 với định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, và linh hoạt điều chỉnh phù hợp với diễn biến thực tế; các tổ chức tín dụng không cần có văn bản đề nghị điều chỉnh. 
Thủ tướng yêu cầu NHN chỉ đạo tổ chức vận hành, giao dịch tài chính đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt 24/24 giờ, 7/7 ngày, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán, nhu cầu rút tiền mặt qua hệ thống ATM trước, trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chấm dứt cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái hoặc thuộc sân sau của tập đoàn; nghiêm cấm việc mở rộng room tín dụng và dành lãi suất thấp cho thành viên ban lãnh đạo ngân hàng.
Ngày 30/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông tin, những ngân hàng đạt đến 80% chỉ tiêu tín dụng  sẽ được chủ động bổ sung hạn mức tăng thêm dựa trên cơ sở xếp hạng năm 2022, đồng thời "nới" thêm cho những nhà băng đã "nắn" tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và hạ lãi suất xuống mức thấp thời gian qua.
Để tạo điều kiện hấp thụ tín dụng gần hơn cho doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đang hướng tới kiến nghị với Chính phủ sửa đổi, bổ sung luật, trong đó mở rộng hình thức bao thanh toán, là một trong những nội dung "thoáng" nhất tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong điều kiện "trắng tay" cũng được bơm vốn. 
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đang tồn tại nhiều lỗ hổng được xem là tiếp tay cho các nhà băng "đi buôn" bất động sản không khác một công ty địa ốc chuyên nghiệp. Theo đó HoREA kiến nghị, cần siết tỷ lệ mức trần doanh thu kinh doanh bất động sản không vượt quá 15% doanh thu của tổ chức tín dụng. 
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, để ưu tiên hơn nữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhận "lệnh" của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức tạm hoãn thực hiện một số quy định hạn chế cho vay trong Thông tư 06 từ ngày 1/9 cho đến khi có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm.
Lo ngại rủi ro nợ xấu gia tăng trở lại trong năm 2024, đặc biệt sau khi Thông tư 02 cơ cấu thời gian trả nợ hết hiệu lực, trong khi các ngân hàng lại đang trầy trật "mắc đủ đường" khi thu hồi nợ. Đứng trước áp lực này, các ngân hàng mong muốn được "gia cố" quyền đòi nợ.
Lo ngại những quy định trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chưa đủ mạnh để chấm dứt tình trạng sở hữu chéo, đại biểu Quốc hội đề xuất cần bổ sung quy định tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước nhằm hạn chế hành vi lạm quyền của cổ đông lớn. 
Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) lần này sẽ bổ sung quy định xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà, cho biết sau nhiều động thái điều hành từ đầu tháng 3/2023, đến nay mặt bằng lãi suất đã giảm, lãi suất cho vay của các khoản vay mới bình quân khoảng 9,07%, giảm khoảng 0,9% so với cuối năm ngoái.