Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
Các chuyên gia cho rằng, nếu tiếp tục giữ tiền đồng ở mức cứng nhắc có thể khiến hàng hóa Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn so với các quốc gia trong khu vực. Vì thế, chính sách tỷ giá hối đoái nên linh hoạt, có thể dao động trong khoảng nhất định để tăng cạnh tranh cho nền kinh tế, doanh nghiệp.
"Cải cách thể chế có "sức nặng" hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn. Không chỉ đơn giản thủ tục hành chính mà còn hướng đến cắt giảm chi phí đầu tư phát sinh từ quy định pháp luật”, ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, nhận định.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn phức tạp, việc có gói hỗ trợ tiếp theo để khôi phục kinh tế là vô cùng cần thiết. Song, điều khiến các nhà hoạch định chính sách "đau đầu", bởi quy mô gói hỗ trợ thế nào, nguồn vốn ở đâu cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Kết thúc Diễn đàn Phát triển Kinh tế Việt Nam 2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, sẽ nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc hỗ trợ chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, nhất là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp không có lãi, thậm chí là lỗ, khấu trừ chi phí đầu vào cao hơn thực tế...
Thứ trưởng Võ Thành Hưng cho rằng, trước yêu cầu nhanh chóng tận dụng cơ hội phục hồi và phát triển kinh tế, Bộ Tài chính đang cùng với các Bộ, ngành nghiên cứu ban hành các giải pháp về tài khóa nới lỏng để tạo thanh khoản cho doanh nghiệp.
 Về nguồn lực cho chương trình phục hồi kinh tế, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 12/11, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đã tính tới các biện pháp, trong đó có việc phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động tiền trong dân với số tiền khoảng 180.000 tỷ trong 2 năm.
"Thời gian qua, chính sách tài khóa đã được điều hành một cách mềm mỏng, linh hoạt để yểm trợ cho chính sách tiền tệ trong việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, góp phần "xốc" lại nền kinh tế”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhận định.
Tác động dây chuyền khi khu vực doanh nghiệp suy kiệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới "sức khỏe" ngành ngân hàng, bởi nợ xấu dự báo sẽ tăng lên, cùng với việc phải giảm lãi suất hỗ trợ theo định hướng của NHNN... Mặc dù vậy, vẫn có thể thấy những điểm sáng lạc quan trong "bức tranh" ngân hàng những tháng cuối năm 2021.
Trong 16 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội được đề ra cho năm 2022, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh mục tiêu về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) phấn đấu đạt khoảng 6 - 6,5%.
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa điều chỉnh dự báo kinh tế vĩ mô với GDP năm 2021 của Việt Nam ước tính tăng trưởng với tốc độ từ 2% đến 2,5%, thấp hơn nhiều so với dự báo vào thời điểm tháng 8/2021.
Kiến nghị tới Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đại diện các ngân hàng cho rằng, cần có cơ chế đặc biệt để tháo gỡ những "rào cản", giúp ngành ngân hàng "giải bài toán không có tiền lệ" đó là vừa trợ lực cho doanh nghiệp, vừa bảo đảm an toàn hệ thống.
Trong bối cảnh dịch bệnh, những chính sách tài khóa được Bộ Tài chính áp dụng hiệu quả, đúng thời điểm, đúng đối tượng, đủ liều lượng và phù hợp với cân đối ngân khố quốc gia đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau".