Thứ ba, 23/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
Bên cạnh việc tiếp tục hạ lãi suất, việc nhà điều hành liên tục phát tín hiệu yêu cầu cải cách cơ chế cấp tín dụng để cải thiện khả năng tiếp cận các khoản vay của doanh nghiệp, dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi mạnh trở lại trong thời gian tới. 
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng, lãi suất năm 2024 hiệu quả, kịp thời hơn nữa, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước hồi phục, sự nới lỏng chính sách tiền tệ, cùng với việc hạ lãi suất cho vay với các khoản vay mới tiếp tục nằm trong sự kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, năm 2024 sẽ tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng về dưới 3%.
Theo giới phân tích, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng có thể sẽ duy trì ở mức thấp khoảng 5,0%/năm từ cuối năm 2023 đến cuối năm 2024.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đã nâng dự báo kinh tế của mình đối với các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á và Thái Bình Dương, sau khi cầu nội địa mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng cao hơn dự kiến tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Sau khi khởi sắc đáng mừng trong quý 2/2023, tín dụng bất ngờ quay đầu sụt giảm trong tháng 10/2023 ghi nhận chỉ tăng chưa tới 7% so với cuối năm 2022, nghĩa là vẫn chưa đạt 50% mục tiêu 13% - 14% cho cả năm. Rất cần giải pháp căn cơ để mở van tín dụng cho người dân và doanh nghiệp.
Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, dựa trên các số liệu về cung tiền, vòng quay tiền và mặt bằng giá cả hiện nay thì thấy rằng, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về lạm phát, CPI bình quân năm 2023 tăng 4,5% so với bình quân năm 2022 (theo mục tiêu đề ra).
Đây là 1 trong số 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối năm được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, ngày 30/9.
Tỷ giá tiếp tục tăng mạnh gần đây và lên sát mốc 24.600 đồng/USD trong sáng 26/9. Với động thái hút ròng gần 30.000 tỷ về của Ngân hàng Nhà nước trong những phiên gần đây được cho là bước đi khôn ngoan, nhằm giảm áp lực tỷ giá mùa cuối năm, trong khi dư địa giảm lãi suất vẫn không quá "căng".
Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ trong năm nay có thể nới lỏng hơn để tỷ giá linh hoạt hơn nữa. Việc chấp nhận tỷ giá linh hoạt hơn theo thị trường là yếu tố giúp NHNN có thể hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn.
Tỷ giá tăng gây thêm áp lực trả nợ nước ngoài, làm gia tăng áp lực lạm phát do giá nhập khẩu của nguyên liệu đầu vào, hàng tiêu dùng tăng lên. Áp lực tỷ giá càng lớn thì dư địa nới lỏng thêm chính sách tiền tệ trong nước càng thu hẹp. Do đó các cơ quan điều hành phải quan tâm nhiều hơn.
Giới phân tích nhận định, dấu hiệu thị trường tăng nhờ chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng, đồng thời kỳ vọng kết quả tươi sáng cho các công ty chứng khoán trong nửa cuối 2023, nhờ dòng tiền mạnh đổ vào thị trường và hoạt động cho vay bùng nổ trở lại.