Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Bữa tiệc gọi vốn’ chưa hẹn ngày trở lại

Huyền Trang
- 17:05, 27/02/2023

(DNTO) - Có quỹ đầu tư mạo hiểm khó có khả năng huy động tiền, trong khi có quỹ còn tiền nhưng thận trọng khi giải ngân, đã khiến “bữa tiệc gọi vốn” tiếp tục kéo dài khung cảnh ảm đạm.

Ngay cả các quỹ mạo hiểm cũng khó khăn trong việc huy động vốn trong bối cảnh suy thoái kinh tế, cổ phiếu công nghệ sụt giảm. Ảnh: T.L.

Ngay cả các quỹ mạo hiểm cũng khó khăn trong việc huy động vốn trong bối cảnh suy thoái kinh tế, cổ phiếu công nghệ sụt giảm. Ảnh: T.L.

Làn sóng rút tiền khỏi quỹ mạo hiểm

Lãi suất thấp và sự thăng hoa của các công ty công nghệ trong giai đoạn 2019-2021 đã kéo theo 274 quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) mới – số lượng quỹ đầu tư “tân binh” kỷ lục gia nhập thị trường trong năm 2022. Con số này tăng tới 73% so với 158 quỹ vào năm 2019, theo nền tảng dữ liệu Dealroom.

Thế nhưng, định giá startup công nghệ sụt giảm mạnh, lãi suất tăng vọt, lạm phát cùng suy thoái kinh tế đã gây thiệt hại cho ngành đầu tư mạo hiểm. Từng là nhà đầu tư lớn nhất thế giới vào startup vào năm 2021, SoftBank, quỹ đầu tư mạo hiểm đến từ Nhật Bản, ghi nhận khoản lỗ ròng 5,9 tỷ USD trong quý 4/2022.

Các thành viên góp vốn của các quỹ vì thế cũng kiêng dè việc tiếp tục gửi tiền đầu tư mạo hiểm, đang có xu hướng rút lui khỏi thị trường. Điều này khiến nhiều quỹ đầu tư mới thành lập khó khăn trong việc huy động vốn.

Trong quý 4/2022, các công ty đầu tư mạo hiểm trên toàn cầu chỉ huy động được 20,6 tỷ USD, trong đó, chỉ có 226 quỹ đầu tư mạo hiểm huy động được vốn, mức thấp nhất trong thập kỷ qua. Trong khi năm 2021, có tới 620 quỹ huy động được vốn trong ba tháng cuối năm, khi cổ phiếu công nghệ đạt đỉnh, theo công ty dữ liệu Preqin.

Bên cạnh đó, việc thiếu vắng các thương vụ startup IPO thành công cũng làm cạn kiệt dòng tiền của các quỹ. Bởi cổ phiếu của các công ty đại chúng vốn là khoản thù lao quan trọng được các quỹ dùng để trả lại các thành viên góp vốn, cũng như tái đầu tư vào giai đoạn tiếp theo.

Một số khoản tài trợ của trường đại học và quỹ hưu trí cũng sụt giảm khi các cổ phiếu công nghệ giảm liên tục. Điều này buộc các VC phải cắt giảm dòng vốn rót cho công ty khởi nghiệp.

Tiger Global Management, “cá mập” hoạt động sôi nổi nhất tại Thung lũng Silicon (Mỹ) vào thời kỳ thăng hoa của cổ phiếu công nghệ (cuối 2021), đã huy động được 12,7 tỷ USD. Nhưng hiện tại, quỹ này cắt giảm mục tiêu chỉ còn 5 tỷ USD.

“Chỉ trong vài năm tới, 50% quỹ đầu tư mạo hiểm hiện nay sẽ trở thành “zombie”, tức họ khó khăn trong thanh khoản nhưng cũng không thể tạo ra lợi nhuận”, Maelle Gavet, CEO Mạng lưới doanh nhân toàn cầu Techstars, nhận định.

Việt Nam khó có “hoa hồng” và “rượu vang”

Các nhà đầu tư sẽ không rót tiền theo tâm lý FOMO như giai đoạn trước mà sẽ rất cân nhắc lựa chọn startup để xuống tiền. Ảnh: T.L.

Các nhà đầu tư sẽ không rót tiền theo tâm lý FOMO như giai đoạn trước mà sẽ rất cân nhắc lựa chọn startup để xuống tiền. Ảnh: T.L.

Sau đỉnh năm 2021, số tiền đầu tư và số thương vụ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong năm 2022 giảm một nửa (ở mức 855 triệu USD). Trong 85 thương vụ đầu tư được thực hiện trong năm qua, chủ yếu là các khoản đầu tư giai đoạn đầu (Seed và Series A), được thực hiện bởi các quỹ tập trung vào thị trường Việt Nam. Còn các thương vụ ở giai đoạn sau (từ Series B trở đi), thường do các quỹ ngoại thực hiện thì rất ít, theo Nextrans.

Thực tế, trong 6 năm nay, kể từ khi thị trường khởi nghiệp Việt Nam được hình thành, nguồn vốn cho startup chủ yếu dựa vào các quỹ khu vực hoặc toàn cầu. Giai đoạn thăng hoa như năm 2021, trong 178 thương vụ đầu tư cho startup Việt, nhưng có tới 145 thương vụ do quỹ ngoại rót vốn.

Vì vậy, khi các quỹ ngoại khó khăn trong việc huy động vốn, chắc chắn dòng tiền rót về cho startup Việt Nam cũng thận trọng hơn. Thị trường khởi nghiệp Việt Nam vì thế cũng như bức tranh chung của thế giới, khó có “hoa hồng” và “rượu vang” trong “bữa tiệc gọi vốn”.

“Nền kinh tế Việt Nam khó tránh khỏi thách thức khi kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Startup cần chuẩn bị sẵn sàng cho thời kỳ khó khăn sắp tới vì các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn khi đánh giá một công ty, họ sẽ không nhìn vào doanh thu mà sẽ xem các chỉ số cho thấy khả năng tăng trưởng bền vững”, bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc Điều hành Quỹ đầu tư Do Ventures, nhận định.

Cũng theo các VC, thực tế, “mùa đông gọi vốn” không chỉ đến từ việc kinh tế toàn cầu suy thoái, mà nguyên nhân thực sự đến từ việc vắng bóng các startup chất lượng. Khi nhìn thấy các startup thiếu khả năng thực thi dự án hay tăng trưởng, các quỹ đầu tư cũng sẽ dè chừng.

Ở chiều tích cực, dòng vốn mạo hiểm chảy chậm lại cũng được xem là cơ hội của startup. Các công ty khởi nghiệp muốn tạo sự chú ý của các quỹ phải chứng minh được mình thực sự có khả năng tạo ra các “món ăn ngon”, thay vì chỉ có “nguyên liệu tốt”. Điều này buộc startup phải đặt mục tiêu nâng cao năng lực quản trị chứ không chỉ dừng lại ở việc có một công nghệ, sản phẩm, dịch vụ tiềm năng.

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
3 tuần
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Xem thêm