Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Startup và tập đoàn ra sao khi cùng ‘cày cuốc’ chung một mảnh đất?

Huyền Trang
- 18:02, 17/01/2023

(DNTO) - Sunhouse, Hòa Bình… và nhiều doanh nghiệp khác đang mở ra những “vùng đất” sáng tạo và kêu gọi startup nhập cuộc, để cùng canh tác và hưởng lợi.

Các tập đoàn trong và ngoài nước đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo từ startup để duy trì động lực phát triển. Ảnh: T.L.

Các tập đoàn trong và ngoài nước đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo từ startup để duy trì động lực phát triển. Ảnh: T.L.

Tập đoàn ra quân ‘săn’ startup

Nhiều mùa ngồi ghế nóng chương trình Shark Tank Việt Nam (Thương vụ bạc tỷ), tham vọng của ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse là tìm kiếm nguồn ý tưởng giàu có từ các công ty khởi nghiệp, để giúp tập đoàn có thể đi xa hơn. Bởi theo Sunhouse, không có công ty hay tập đoàn nào có thể giữ thế tiên phong trong tất cả các lĩnh vực, vì vậy các công ty và startup phải hợp tác cùng nhau.

“Trong 10, 20 hay 100 ý tưởng từ startup, đâu đó sẽ có những giải pháp nổi bật có tính ứng dụng cao để chúng tôi đồng hành và hiện thực hóa thành sản phẩm, đưa đến người tiêu dùng. Nếu ý tưởng chưa có tính ứng dụng cao, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lưu trữ đến một thời điểm phù hợp với thị trường”, đại diện Sunhouse chia sẻ.

Tương tự, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng là một điển hình về xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở trong doanh nghiệp. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các nhà thầu xây dựng trong và ngoài nước với, Hòa Bình buộc phải tìm kiếm các giải pháp tối ưu hóa nguồn lực.

Đó là lý do Tập đoàn này bỏ ra 900 tỷ đồng xây Trung tâm Đổi mới sáng tạo Hòa Bình tại Khu Công nghệ cao TP.HCM, với mục tiêu thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước đến làm việc. Hòa Bình cũng tích cực tham gia các chương trình tìm kiếm startup như Startup Wheel, Vietbuild exhibition, Startup Kite…

Hay với Owen, một thương hiệu thời trang nội địa thuộc Tập đoàn Phú Thái, đã có hơn nửa thập kỷ có mặt tại thị trường, cũng đang chịu áp lực lớn khi các “ông lớn” thời trang ngoại như Uniqlo, H&M, Zara… tràn vào Việt Nam. Không thể mãi “dậm chân tại chỗ”, Owen cũng phải tìm cách vận động, từ việc tạo động lực cho các nhân viên đóng góp ý tưởng, sáng kiến; cho đến việc mau lại các giải pháp hữu ích của starutp từ xử lý dữ liệu hay chuyển đổi số…

Có thể thấy, nhiều tập đoàn đã nhận ra việc duy trì nguồn lực đổi mới sáng tạo vô hạn không đâu khác chính là lấy ý tưởng từ các startup. Vì vậy, ngày càng nhiều tên tuổi lớn đi sâu vào hệ sinh thái khởi nghiệp. Điều này không chỉ giúp bản thân tập đoàn, doanh nghiệp và startup, mà còn là động lực thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam phát triển lên tầm cao mới.

Nguyên tắc “không ai ở kèo trên”

Sự hợp tác giữa tập đoàn và startup dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng nỗ lực thay đổi để có thể làm việc chung. Ảnh: T.L.

Sự hợp tác giữa tập đoàn và startup dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng nỗ lực thay đổi để có thể làm việc chung. Ảnh: T.L.

Tuy vậy, cái “bắt tay” giữa tập đoàn và startup không khó, nhưng để bước vào thực thi thì không dễ.

Ngay sau khi rót rót 100.000 USD cho AnHome sau Shark Tank Việt Nam mùa 4, Sunhouse và startup này ngay lập tức bắt tay vào một số dự án như sản phẩm lọc nước thông minh hay thiết bị điện gia dụng thông minh.

Ở phía Sunhouse, tập đoàn có sẵn thị trường, nhà máy sản xuất, nguồn lực và nguồn khách hàng lớn. Trong khi đó, AnHome là startup có ý tưởng độc đáo giúp sản phẩm chuyển đổi từ truyền thống thành thông minh, với chi phí từ 5 USD cho một thiết bị.

Thế nhưng, khó khăn lớn nhất của AnHome chính là phải chứng minh hiệu quả trong một thời gian nhất định. Đây là áp lực lớn vì để đo lường hiệu quả của một sản phẩm sáng tạo thì phải cần đủ thời gian. Ngoài ra, sự khác biệt về quy trình quản trị giữa 2 loại hình doanh nghiệp cũng khiến hai bên “đau đầu” khi bắt tay hợp tác. Trong khi startup luôn muốn đi nhanh, đi tắt thì Tập đoàn với bộ máy cồng kềnh hơn không thể làm như vậy. Do vậy, thời gian đầu làm việc, hai bên cho biết có những lúc khá “loay hoay” khi kết hợp làm việc.

Để giải quyết độ “vênh” giữa tập đoàn và startup khi làm việc cùng nhau, ông Nguyễn Đức Dũng, Quyền Tổng Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Hòa Bình cho biết, những giải pháp đổi mới sáng tạo khi ra đời thường theo ứng dụng chủ quan của nhà nghiên cứu, nhà khởi nghiệp. Do vậy, khi áp dụng để giải quyết vấn đề thực tế của doanh nghiệp luôn cần chỉnh sửa, cải tiến đáng kể.

“Việc tổ chức nguồn lực nội bộ và cơ chế hợp tác với startup là công việc mới của doanh nghiệp để có thể tinh chỉnh các giải pháp sẵn có của startup”, ông Dũng cho biết.

Có thể thấy, sự hợp tác giữa doanh nghiệp, tập đoàn và startup là cuộc bắt tay đổi bên đều có lợi. Quá trình làm việc đương nhiên không tránh khỏi độ “vênh” khi mô hình vận hình và quản trị khác nhau, nhưng hiện nay có thể thấy, các tập đoàn, doanh nghiệp đều rất nỗ lực để đổi mới sáng tạo, ngay từ trong tư duy, để thích ứng với các startup và những thay đổi của thị trường, xã hội.

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
3 tuần
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Xem thêm