Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Startup rộng cửa trong nền kinh tế tuần hoàn

Huyền Trang
- 15:36, 21/10/2022

(DNTO) - Xu thế chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn đang cần lượng lớn các ý tưởng, sản phẩm, mô hình đổi mới sáng tạo của startup để đạt được mục bền vững.

Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn cần startup với mô hình kinh doanh mới để giải quyết các nỗi đau của xã hội một cách hiệu quả. Ảnh: T.L.

Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn cần startup với mô hình kinh doanh mới để giải quyết các nỗi đau của xã hội một cách hiệu quả. Ảnh: T.L.

Xanh hóa startup

Trevi Bike, một startup bắt đầu từ ý tưởng dùng tre thay thế kim loại trong sản xuất khung xe đạp của founder Nguyễn Văn Tuyền, hiện đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Canada, Mỹ. Sự ra đời của startup này cùng lúc giải quyết được nhiều vấn đề: tạo ra vật liệu “xanh” trong sản xuất xe đạp, tạo kế sinh nhai cho người dân, tăng giá trị của sản phẩm địa phương là tre…

Làn sóng phát triển các ý tưởng “xanh” đang được giới khởi nghiệp quan tâm, dù chưa lớn, nhưng đã và đang hình thành một lớp startup mới, ở nhiều ngành nghề, như Fargreen giúp xử lý rác thải nông nghiệp; Equo cung cấp dụng cụ ăn uống sản xuất từ bã mía, cà phê, dừa; Blue Boson, LC làm về năng lượng sạch…

Đặc biệt, khi nền kinh tế tuần hoàn đang trở thành “hot trend” mà mọi quốc gia hướng đến, thì cơ hội cho các startup xanh càng lớn hơn. Chia sẻ trong tọa đàm “Sáng tạo Khởi nghiệp trong xu thế kinh tế tuần hoàn”, sáng 21/10, TS Bùi Thị Thanh Hương, Khoa Các Khoa học Liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đồng trưởng Làng Kinh tế tuần hoàn của Techfest Việt Nam 2022, cho biết, hiểu đơn giản về kinh tế tuần hoàn là nền kinh tế không rác thải. Tất cả nguồn rác thải của chu trình này lại trở thành nguồn nguyên liệu của chu trình khác.

Trong đó, có 5 xu hướng lớn của nền kinh tế tuần hoàn mà startup có thể phát triển ý tưởng khởi nghiệp gồm Engage in Vertical Farming (canh tác nông nghiệp theo chiều dọc), Reuse and Refill (Tái sử dụng và tái chế), Upcycle Your Furrniture (nâng cấp vật dụng), Choose All Natural Organic Supplies (Chọn các nguồn cung cấp hữu cơ) và Use Emission-Free Transport (Sử dụng phương tiện giao thông không phát thải).

“Ví dụ trong phát triển nông nghiệp theo chiều dọc, thay vì hiện nay là phát triển theo chiều rộng, một startup đã có ý tưởng sản xuất hộp nhựa sinh học, giúp trồng khoai tây trên nóc nhà. Hay một xu hướng tương lai là sản xuất túi nhựa sinh học cho phép phân hủy rác hữu cơ tại gia đình chỉ trong 1 tuần, chuyển thành giá thể thay cho đất đang trồng và đất đó lại quay vòng cho chu trình phân hủy. Hay tại Đan Mạch, họ có ý tưởng trồng cây tạo thành các rèm cây xanh trên ban công hay trong ngôi nhà. Đây là những ý tưởng cho các startup”, TS Hương nêu ví dụ.

Hiện Chính Phủ hiện đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”, với mục tiêu “chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường”.

Chính sách này là bản lề để Việt Nam chuyển dịch nhanh sang nền kinh tế tuần hoàn, và mở ra cơ hội để startup Việt gia nhập cuộc chơi bằng những ý tưởng đổi mới sáng tạo, giải quyết thách thức của xã hội, các nỗi đau của môi trường.

Trợ lực vốn ở đâu?

Các nhà đầu tư hiện đang quan tâm đến lĩnh vực khởi nghiệp tạo tác động. Ảnh: T.L.

Các nhà đầu tư hiện đang quan tâm đến lĩnh vực khởi nghiệp tạo tác động. Ảnh: T.L.

Tuy vậy, với nguy cơ suy thoái hiện nay, khi các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất đẩy chi phí vốn và lạm phát tăng lên. Điều này đã khiến dòng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là dòng vốn chảy vào các lĩnh vực mạo hiểm như khởi nghiệp bị co lại. Nhiều startup “chùn chân” vì dòng vốn là dòng máu của startup.

PGS.TS Nguyễn Văn Định, Hiệu trưởng Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, khi giá của nguồn vốn tăng lên thì lợi nhuận của các hoạt động giảm đi, hoạt động kinh tế nói chung sẽ khó khăn. Nhưng với startup, một mô hình đổi mới sáng tạo giai đoạn đầu, nguồn vốn chưa thực sự quan trọng mà quan trọng là ý tưởng có tạo ra được sản phẩm được thị trường chấp nhận hay không.

“Trong bối cảnh này, nếu có vốn đầu tư vào khởi nghiệp thậm chí còn tốt hơn việc tích lũy bằng tiền, vì tiền sẽ mất giá”, PGS.TS Nguyễn Văn Định nhấn mạnh.

Là người say sưa khởi nghiệp cùng sinh viên tại nhiều dự án như Mobile App PM2.5 (cảnh báo ô nhiễm bụi mịn tại các trường học), Chatbot (phần mềm luyện thi Hóa học miễn phí tự động trên Facebook), Star Edu (ứng dụng hỗ trợ cho các giáo viên chủ nhiệm đánh giá học sinh), 3SR (ứng dụng hỗ trợ phân loại và thu gom rác thải tại các trường học), TS Bùi Thị Thanh Hương cho biết, khi khởi nghiệp, tỷ lệ thất bại là rất lớn, tới 90%, nhưng số lượng startup mỗi năm đều tăng thêm vì sau mỗi lần thất bại, họ đều để ra được bài học để lần khởi nghiệp sau sẽ ít thất bại hơn lần trước.

Bên cạnh đó, hiện nay các startup xanh cũng được hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ cũng như các tổ chức xã hội về cơ chế, nguồn vốn. Đây cũng là điểm thuận lợi cho startup mạnh dạn phát triển các ý tưởng khởi nghiệp.

“Bản thân tôi từ ngày làm startup, cũng chưa thu được dòng tiền thường xuyên của khách hàng. 2 năm qua, tôi cứ đau đáu làm vì đó là việc đúng đắn, có ích và đang rất nhiều người quan tâm. Đổi lại, tôi nhận được mạng lưới xã hội rộng lớn có thể hỗ trợ mình trong công việc. Tôi cũng không bị mất nhiều ngoài việc cố gắng, nỗ lực của cá nhân mình vì tôi không lấy tiền của gia đình hay tổ chức để làm, đó là lý do vì sao doanh nghiệp xã hội không có nhiều rủi ro về mặt tài chính, vốn đầu tư không lớn. Khi mình đủ lớn, đủ mạnh, lúc đó có rất nhiều các tổ chức như Viện Pháp, UNDP, UNESCO, họ cũng có nhiều nguồn lực xã hội, các nguồn đầu tư, hiện họ đang rất muốn rót vốn để thúc đẩy xã hội. Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn luôn có 5-7% doanh thu để phục vụ cộng đồng”, TS Hương cho hay.

Đặc biệt, các nhà đầu tư hiện rất quan tâm đến lĩnh vực khởi nghiệp tạo tác động. Một khảo sát năm 2020 của GIIN với 294 tổ chức và nhà đầu tư cá nhân cho thấy, 86% khoản đầu tư của các tổ chức tài chính phát triển (DFIs) là đầu tư tác động, 14% là cả đầu tư tác động và đầu tư thông thường. Với tổ chức tài chính đa dạng và các quỹ hưu trí, 100% kết hợp cả đầu tư tác động và đầu tư thông thường.

Như vậy, nếu startup mạnh dạn bước chân vào con đường khởi nghiệp tạo tác động, không thiếu cơ hội trong tiếp cận vốn, bởi xu thế của nền kinh tế tuần hoàn cần nhìn trong trung hạn và dài hạn. 

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
3 tuần
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Xem thêm