Thứ sáu, 27/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Xanh’ theo COP26… Tiền đâu?

Huyền Trang
- 15:42, 17/08/2022

(DNTO) - 473 tỷ USD là tổng số tiền mà Việt Nam cần để thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện đưa phát thải ròng về 0 theo cam kết tại COP26, đây là số tiền khá lớn mà nếu chỉ từ nguồn lực trong nước thì khó thực hiện được.

Tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Ảnh: T.L.

Tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Ảnh: T.L.

Thách thức lớn về tài chính

Ước tính của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2025, Việt Nam cần thêm 100 tỷ USD để đối phó với biến đổi khí hậu, 373 tỷ USD để đưa mức phát thải về 0 vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP 26).

Cho biết tại Hội thảo "Tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh", sáng 17/8, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận, để đạt được mục tiêu chuyển đổi năng lượng và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như đã cam kết, vấn đề lớn nhất ở đây chính là nguồn lực thực hiện.

“368 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2040 xấp xỉ 6,8% GDP mỗi năm. Trong đó, riêng lộ trình xây dựng khả năng chống chịu sẽ chiếm khoảng 2/3 số tiền này vì cần huy động lượng vốn đáng kể để bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng cũng như những người dân dễ bị tổn thương. Chi phí của lộ trình khử CO2 chủ yếu phát sinh từ ngành năng lượng, gồm chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo và quản lý quá trình chuyển dịch ra khỏi năng lượng than, có thể tiêu tốn khoảng 64 tỷ USD giai đoạn 2022-2040”, bà Bích Ngọc cho biết.

Để thực hiện các cam kết xanh hóa, điều quan trọng và tiên phong là chuyển dịch năng lượng. Trong khi đó, nhu cầu năng lượng và điện của Việt Nam trong những năm tới tiếp tục tăng nhanh, để song hành với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vì vậy, việc vừa đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế, vừa chuyển dịch năng lượng, là một thách thức không nhỏ.

Do vậy nên theo ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công thương, việc chuyển dịch năng lượng không chỉ là vấn đề của nội bộ ngành năng lượng, mà chính là chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế từ mô hình thâm dụng nhiều năng lượng sang mô hình sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

“Để thúc đẩy năng lượng phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của nền kinh tế và đời sống dân sinh, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thu hút vốn đầu tư của toàn xã hội, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào ngành năng lượng, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo là định hướng nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để phát triển nguồn năng lượng theo hướng bền vững, đảm bảo cung cấp nguồn cung ổn định với giá thành hợp lý luôn là thách thức đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam”, ông Đặng Hoàng An chia sẻ.

Trách nhiệm không của riêng ai

Tài chính xanh cho các dự án xanh không thiếu, vấn đề là cơ chế hợp tác cho từng dự án, sản phẩm chưa có. Ảnh: T.L.

Tài chính xanh cho các dự án xanh không thiếu, vấn đề là cơ chế hợp tác cho từng dự án, sản phẩm chưa có. Ảnh: T.L.

373 tỷ USD để thực hiện cam kết đưa mức phát thải về 0 vào năm 2050, theo ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), là không kèm theo điều kiện sử dụng các biện pháp chính sách và nguồn ngân sách nhà nước, đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, vốn vay thương mại và sự đóng góp đầu tư của người dân…

Vì vậy, theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Việt Nam không chỉ triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, mà cần sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.

"Tôi muốn lưu ý tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc hợp tác nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ năng lượng trên phạm vi toàn cầu (đặc biệt là công nghệ sản xuất điện năng quy mô lớn từ các nguồn năng lượng sơ cấp mới như Hydro, Amoniac, công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến, công nghệ hấp thụ và lưu trữ CO2...), đồng thời phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế ", ông Đặng Hoàng An nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng cho rằng Việt Nam sẽ khó thành công khi chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững mà không có sự cam kết hỗ trợ về mặt tài chính/kỹ thuật thực sự từ các quốc gia phát triển.

Bên cạnh đó, đưa phát thải ròng về 0 là trách nhiệm của tất cả các bên, từ cơ quan quản lý cho đến người dân. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hướng đến sử dụng các sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường, là rất quan trọng.

Thế nhưng, để khơi thông nguồn lực quốc tế, đại diện Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) cho biết, những đối tác như IFC rất kỳ vọng các tổ chức tín dụng của Việt Nam tài trợ cho các dự án xanh, nhưng hiện các ngân hàng không mấy mặn mà do chưa biết cách vận hành cơ chế tài chính xanh, đánh giá rủi ro, quy trình thủ tục dự án xanh.

“Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra hướng dẫn chi tiết hơn cho các tổ chức tín dụng để triển khai. Ngoài ra, IFC có thể bảo lãnh một phần cho tín dụng của ngân hàng, có thể chịu 50% rủi ro mất vốn hoặc lợi nhuận. Đó là cách giảm bớt nguồn vốn và rủi ro mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải gánh chịu”, đại diện IFC cho biết đơn vị này có khả năng hỗ trợ toàn bộ thị trường, điều quan trọng là cần có những cơ chế, sản phẩm đặc thù để phối hợp tài trợ cho các dự án xanh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
17 giờ
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng hiện đại bằng cách đồng hành với vai trò nhà tài trợ Bạc cho chương trình “Ngày không tiền mặt” 2025.
2 tuần
Xem thêm