Thứ năm, 21/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Proptech không còn hấp dẫn các nhà khởi nghiệp

Huyền Trang
- 19:11, 22/06/2024

(DNTO) - Proptech (công nghệ bất động sản) được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng không dễ để phá vỡ thị trường truyền thống chỉ bằng công nghệ thuần túy. Đó là lý do thị trường này khó thu hút các công ty khởi nghiệp mới. 

Thị trường proptech Việt Nam từng có giai đoạn phát triển nhanh chóng nhưng dần chậm lại trong đại dịch cho tới nay. Ảnh: T.L.

Thị trường proptech Việt Nam từng có giai đoạn phát triển nhanh chóng nhưng dần chậm lại trong đại dịch cho tới nay. Ảnh: T.L.

Thị trường Proptech Việt Nam ước tính trị giá 612 triệu USD vào năm 2023 và được dự đoán sẽ tăng với tốc độ CAGR đáng kể là 22,4% trong giai đoạn 2023 -2030, theo RationalStat.

Nhìn vào bối cảnh Proptech, nhiều chuyên gia cho rằng thị trường này vẫn còn nhiều dư địa để phát triển do còn tương đối manh mún, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, đặc biệt nhiều thách thức cho việc mở rộng quy mô bền vững.

Bởi lẽ, ở Việt Nam, ngay cả khi tầng lớp trung lưu đang gia tăng và tỷ lệ sử dụng ví điện tử cao, không dễ để thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng vào các công ty Proptech cho món hàng quan trọng nhất trong cuộc đời: ngôi nhà.

“Người mua thích các nhà môi giới truyền thống có thông tin nội bộ về các dự án nhà ở. Họ không cho rằng các nhà môi giới có sự hỗ trợ công nghệ sẽ mang lại nhiều giá trị hơn. Do đó, đối với các nhà môi giới hỗ trợ công nghệ, đây là một cuộc đua để thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt, nhưng cũng phải cân nhắc về việc dữ liệu đó có thể được bổ sung nhanh chóng hay không và hiệu quả về mặt chi phí như thế nào”, Nguyễn Thanh Tùng, một môi giới bất động sản 10 năm kinh nghiệm trong nghề, chia sẻ.

Dòng vốn của các quỹ đầu tư (VC) vào các công ty khởi nghiệp Proptech năm 2023 cũng phản ánh những khó khăn và sự chậm lại trong lĩnh vực này. Cả năm qua, chỉ có 3 giao dịch rót vốn vào công ty công nghệ bất động sản, với tổng giá trị tài trợ là 2,7 triệu USD.  

Nhiều năm qua, Việt Nam chưa có một startup proptech Việt Nam nào trở thành kỳ lân. Công ty khởi nghiệp được kì vọng nhất là Propzy, dù đã huy động được hơn 30 triệu USD, cũng buộc phải rời khỏi thị trường. Timhome cũng trong tình trạng tương tự. Điều này đã làm xói mòn niềm tin của VC và khiến các “cá mập” phải thận trọng đối với các khoản đầu tư vào lĩnh vực này.

“Proptech được nhận định vẫn là lĩnh vực vẫn đang trong tình trạng đốt tiền, ngay cả những startup nhận được nhiều vốn đầu tư nhất cũng có thể phải chấp nhận bị loại. Niềm tin của nhà đầu tư vào thị trưởng Proptech Việt Nam vốn đã yếu, giờ đây họ thận trọng hơn trong việc rót vốn”, bà Đỗ Hà Phương, Giám đốc Đầu tư cấp cao tại Quỹ đầu tư mạo hiểm Jafco Asia, nhận định.

Ngay cả PropertyGuru, một trong những nền tảng bất động sản trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á, cũng ghi nhận doanh thu tại Việt Nam giảm 31% xuống còn 9,4 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2023.

“Ngành Proptech của Việt Nam phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng khi thiếu khung pháp lý rõ ràng cho hệ thống thanh toán thuê mua trực tuyến. Bất chấp những tiến bộ về công nghệ, sự mơ hồ về quy định vẫn cản trở sự tăng trưởng, buộc nhiều công ty khởi nghiệp phải ngừng hoạt động. Lĩnh vực này phải vật lộn với sự phức tạp của việc tuân thủ pháp luật, cản trở nỗ lực hiện đại hóa các quy trình giao dịch truyền thống”, quỹ đầu tư Nextrans nhận định.

Vướng mắc pháp lý, tâm lý lo ngại của người mua khiến thị trường công nghệ bất động sản chưa thể bứt tốc. Ảnh: T.L

Vướng mắc pháp lý, tâm lý lo ngại của người mua khiến thị trường công nghệ bất động sản chưa thể bứt tốc. Ảnh: T.L

Như vậy có thể thấy, bất chấp tiềm năng đáng kể của Proptech, việc trì hoãn sự thay đổi vẫn tồn tại. Người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưa chuộng các giao dịch truyền thống liên quan đến việc xem nhà trực tiếp và thanh toán bằng tiền mặt.  Một bộ phận không nhỏ các nhà môi giới là tác nhân gây ra biến động thị trường, trong khi các nhà phát triển nghiêng thường chọn bán sản phẩm thông qua môi giới.

Ở Việt Nam, do chưa có sự ràng buộc pháp lý về thời gian giao dịch bất động sản nên các căn hộ, nhà ở sẽ liên tục được mua đi, bán lại hay cho thuê. Vì vậy, yêu cầu đối với các nền tảng bất động sản trung gian là phải có dữ liệu tin cậy để chứng minh quyền sở hữu, các thông tin chất lượng đến với khách hàng cuối.

Tuy nhiên, rất ít công ty khởi nghiệp thực sự nắm bắt được nỗi đau của ngành và sở hữu chuyên môn công nghệ cần thiết để phát triển các sản phẩm tương thích. Điều này khiến việc gia nhập thị trường với các startup mới ngày càng khó khăn hơn, khó thu hút nguồn vốn hơn. Vì vậy, proptech đang ngày càng mất đi sức hấp dẫn với các nhà sáng lập.

Cũng theo nhận định của Nextrans, trong 3 năm qua, thị trường Proptech tại Việt Nam ít có sự thay đổi, ít có người mới tham gia. Các phân ngành chính bao gồm Listings (nền tảng đăng tin mua bán, cho thuê bất động sản), Digital Brokerage (môi giới kỹ thuật số), Co-Working (không gian làm việc chung), Property Management (quản lý tài sản) và loT (ứng dụng internet vạn vật để quản lý nhà, bất động sản thông minh)

"Trong mô hình niêm yết, thị phần hiện tập trung ở Batdongsan.com.vn và Chợ tốt nhà sau một thập kỷ. Thế hệ thứ hai, môi giới kỹ thuật số, phải đối mặt với những thách thức tương tự trong việc tìm kiếm mô hình kinh doanh có thể mở rộng và duy trì. Nhìn chung, các startup Proptech được kỳ vọng sẽ thay đổi, tinh gọn mô hình, tập trung tạo dòng tiền ổn định nhằm mục tiêu hòa vốn thay vì tiếp tục đốt tiền như trước", Quỹ đầu tư Nextrans phân tích.

Tin khác

Start-up
Founder của Kkday- nền tảng thương mại điện tử về dịch vụ du lịch (OTA) nói để áp dụng thành công AI (trí tuệ nhân tạo) vào mọi hoạt động công ty, không có cách nào hay hơn việc để chính nhân viên dạy nhân viên.
2 tháng
Xu thế
Story, một công ty khởi nghiệp công nghệ sử dụng công nghệ blockchain để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đã huy động được 80 triệu USD, dẫn đến việc định giá công ty ở mức 2,25 tỷ USD.
2 tháng
Start-up
Rất nhiều quỹ mạo hiểm đang chuẩn bị trở lại cho chu kì đầu tư mới, nhưng thách thức với họ là khó tìm được những dự án tiềm năng.
3 tháng
Start-up
Kéo dài độ nóng từ năm 2023, nửa đầu năm 2024, nhiều startup công nghệ giáo dục tiếp tục thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm, trong bối cảnh “mùa đông gọi vốn” chưa hết băng giá.
3 tháng
Start-up
Trái ngược với khung cảnh trầm lắng của lĩnh vực công nghệ bất động sản, thị trường co-living (chia sẻ nhà) và coworking space (không gian làm việc chia sẻ) duy trì đà tăng trưởng do khan hiếm nguồn cung, trong khi thế hệ trẻ nổi lên là người tiêu dùng quan trọng, ưu tiên đầu tư vào không gian sống và làm việc.
4 tháng
Start-up
Các công ty công nghệ đang ‘thả mồi’ để thu hút các startup thông qua những chương trình ươm mầm khởi nghiệp, những đề bài liên tục được đưa ra nhằm thu về các ý tưởng tiềm năng, những nhà phát triển nổi bật.
4 tháng
Start-up
Proptech (công nghệ bất động sản) được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng không dễ để phá vỡ thị trường truyền thống chỉ bằng công nghệ thuần túy. Đó là lý do thị trường này khó thu hút các công ty khởi nghiệp mới. 
4 tháng
Start-up
Các công ty trong khu vực, các tập đoàn lớn... đều có chiến lược bài bản, làm giàu cho hệ sinh thái của mình bằng cách tốn ít nguồn lực nhất là thâu tóm các công ty khởi nghiệp mới nổi ở Việt Nam.  
5 tháng
Start-up
Sau 2 năm đóng băng, thị trường IPO toàn cầu trở lại một cách dè dặt. Điều này khiến doanh nghiệp ngần ngại việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, dù nhiều công ty khởi nghiệp đã đạt tới trạng thái kỳ lân.
5 tháng
Start-up
Các nền tảng blockchain ngày nay đều hướng tới phát triển bền vững bằng cách tạo ra các giá trị thực để thu hút người dùng và khiến người dùng đồng ý trả tiền cho họ. 
5 tháng
Start-up
Chuyên gia cho biết các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay không thiếu cơ hội tiếp cận vốn, vấn đề nằm ở cách tiếp cận và làm việc với các quỹ đầu tư.
5 tháng
Start-up
Ví điện tử Moca dừng hoạt động cũng là lời cảnh tỉnh cho những người chơi khác vẫn đang tiếp tục “đốt tiền” để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, thay vì chú trọng vào việc làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận. 
5 tháng
Start-up
Những gì startup crypto, blockchain đang có chưa thể chạm tới yêu cầu của quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) hiện nay. Vì vậy, nguồn vốn đã trở lại dồi dào nhưng các quỹ vẫn khó giải ngân.
5 tháng
Start-up
Để có thêm dư địa phát triển ngoài thanh toán số, các ví điện tử mở rộng hoạt động sang lĩnh vực mua trước, trả tiền sau (BNPL). Tuy nhiên tỷ lệ chấp nhận thấp và rủi ro pháp lý khiến BNPL chưa thực sự phát triển.
5 tháng
Start-up
Dịch Covid-19 đã qua nhưng các startup vẫn duy trì mô hình làm việc linh hoạt, tăng cường tuyển dụng xuyên biên giới để có nguồn nhân tài chất lượng với chi phí thấp hơn. 
5 tháng
Xem thêm