Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thời để đón nhân tài trở về từ Thung lũng Silicon

Huyền Trang
- 20:41, 15/09/2022

(DNTO) - Làn sóng nhân tài rời Thung lũng Silicon (Mỹ) đang ngày càng rầm rộ trong bối cảnh startup công nghệ gặp khó khăn. Đây là cơ hội Việt Nam đón lứa tài năng trẻ người Việt đang sẵn sàng về nước lập nghiệp.

Hào quang của Thung lũng Silicon đang mờ dần khi nhiều tập đoàn, startup công nghệ tại đây đối diện với tình hình kinh doanh khó khăn. Ảnh: T.L.

Hào quang của Thung lũng Silicon đang mờ dần khi nhiều tập đoàn, startup công nghệ tại đây đối diện với tình hình kinh doanh khó khăn. Ảnh: T.L.

Lũ lượt “khăn gói ra đi”

Thung lũng Silicon (Silicon Valley) – một biểu tượng thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của thế giới, đang chứng kiến làn sóng các CEO, kỹ sư, chuyên gia, nhân sự... lũ lượt từ nhiệm hoặc bị sa thải.

Từ nhà sáng lập hàng đầu của Twitter, Peloton, Medium, MicroStrategy cho đến gần đây là CEO của mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Pinterest, đồng sáng lập của Airbnb hay nhà sáng lập ứng dụng giao hàng Instacart…đều từ chức trong năm nay.

Ngành công nghệ tại Mỹ đã chứng kiến hơn 126.000 nhân viên mất việc từ khi Covid-19 xuất hiện. Một giai đoạn giảm sút tăng trưởng, thu hẹp hoạt động và cắt giảm việc làm đang thay thế cho giai đoạn phát triển như vũ bão của công nghệ, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư mạo hiểm bị thắt lại bởi chính sách kìm chế lạm phát.

Việc ngừng tuyển dụng và làn sóng sa thải của các công ty công nghệ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của nhân viên. Các cuộc thảo luận về vấn đề này trên ứng dụng nhắn tin bảo mật dành cho nhân viên Blind sôi động hơn. Cụ thể thảo luận về ngừng tuyển dụng tăng 13 lần trong giai đoạn ngày 19/4-19/5 so với cùng kỳ năm ngoái. Thảo luận về sa thải tăng 5 lần, đề tài suy thoái được thảo luận nhiều gấp 50 lần.

Một vấn đề mà các chuyên gia lo ngại đó là làn sóng sa thải, rời bỏ các startup, công ty công nghệ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thu hút nhân tài của Thung lũng Silicon trong giai đoạn tiếp theo.

Mở cửa đón nhân tài

Môi trường khởi nghiệp năng động của Việt Nam đang là mảnh đất lý tưởng cho các tài năng lập nghiệp. Ảnh: T.L.

Môi trường khởi nghiệp năng động của Việt Nam đang là mảnh đất lý tưởng cho các tài năng lập nghiệp. Ảnh: T.L.

Nhưng, làn sóng các nhân tài rời Thung lũng Silicon được nhận định là cơ hội cho các thị trường khởi nghiệp mới nổi như Ấn Độ, Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam, đón các tài năng trẻ về nước.

Việt Nam đang trở thành miền đất hứa cho startup gieo hạt mầm mới khi được đánh giá là một “ngôi sao” đang lên và có thể trở thành quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

Đó là lý do những năm gần đây, nhiều tài năng trẻ sẵn sàng rời thung lũng Silicon về nước lập nghiệp. Tiêu biểu là TS Cao Anh Tuấn, người từng là kỹ sư cao cấp tại Google AI, quyết định chọn Hà Nội để đặt trụ sở startup xét nghiệm gene ứng dụng trí tuệ nhân tạo Genetica, thay vì Singapore hay ở lại Mỹ. Sau khi trở về Việt Nam, Genetica nhanh chóng huy động được 2,5 triệu USD trong vòng pre-series A chỉ trong 30 ngày.

Đồng sáng lập Kardiachain Huy Nguyễn cũng là nhân vật trở về từ thung lũng Silicon, với khát vọng xây dựng nền tảng blockchain của người Việt, cho người Việt.

“Nếu nhìn xa như Thung lũng Silicon, các công ty lớn như Google, Facebook hay Apple, họ có khả năng tuyển người rất cao. Nhưng chúng ta phải truyền được cho nhân sự niềm tin rằng thứ họ làm sẽ thay đổi điều gì, vì sao blockchain lại quan trọng. Ở Việt Nam, chúng ta có câu chuyện để kể vì Việt Nam có khả năng đi đầu trong blockchain. Do đó, blockchain được xem là công nghệ có thể lôi kéo mọi người về nước cùng làm chung một việc gì đó”, ông Huy Nguyễn chia sẻ.

Cũng từ bỏ hào quang và công việc đáng mơ ước tại Mỹ, Nguyễn Cảnh Sơn quyết tâm về Việt Nam khởi nghiệp với thương hiệu xe máy điện Dat Bike. Startup này nhanh chóng tăng trưởng nhờ thị trường dân số trẻ, sử dụng phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy. Có thời điểm, Dat Biki đạt tăng trưởng doanh thu 4.000%, sản lượng bán tăng 35% mỗi tháng. Đặc biệt, vào tháng 4 năm ngoái, startup này gọi vốn thành công 2,6 triệu USD.

Hàng loạt những tên tuổi đình đám khác cũng ở trong làn sóng này như TS Vũ Duy Thức - Giám đốc đầu tư Do Ventures; TS Thông Đỗ - CEO Palexy; Hùng Trần – CEO Got It; Phạm Kim Hùng - CEO Base hay cặp vợ chồng doanh nhân Vũ Xuân Sơn, Lê Diệp Kiều Trang – CEO Arevo…

Chia sẻ về những lợi thế của thị trường khởi nghiệp Việt Nam trong việc thu hút nhân tài, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), cho biết, cách đây 6 năm, khi Việt Nam xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trên thế giới bắt đầu coi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là ngành mới, ngành đầu tư mới, đó là đầu tư vào con người cùng với vốn đầu tư mạo hiểm, phát triển dựa trên trí tuệ và đổi mới sáng tạo.

Sau 5 năm triển khai, các tài năng trẻ đã trở thành trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, hiện đã có thêm 10 startup Việt Nam được dự báo có thể trở thành kỳ lân đến năm 2030. Đây chính là sự khởi đầu của ngành kinh tế mới dựa trên trí tuệ và tài năng trẻ.

“Các tổ chức hỗ trợ cho các tài năng trẻ này từ người cung cấp nguồn vốn, cung cấp tư duy, cung cấp dịch vụ hỗ trợ bắt đầu hình thành một cách chuyên nghiệp. Các trường đại học, các tổ chức ươm tạo, các cố vấn và chuyên gia, đặc biệt là những người trở về Thung lũng Silicon đã làm nên những câu chuyện được gọi là thần kỳ cho những ‘kỳ lân’ của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua. Tuy nhiên, chúng ta cần có cơ chế hút lực lượng tài năng trẻ người Việt ở nước ngoài về nước nhiều hơn nữa”, ông Phạm Hồng Quất nhận định.

Tin khác

Vườn ươm doanh nghiệp
Ngày 10/8 tới, Edtech Agency sẽ tổ chức Triển lãm công nghệ giáo dục (Edtech) và công bố Sách trắng & Bảng xếp hạng Edtech 2024.
5 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Số lượng startup kỳ lân Việt Nam vẫn còn ít ỏi, một phần do doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu quản trị, một phần do chính sách hỗ trợ chưa đủ và chưa thực sự lan tỏa.
6 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh năm 2024” là cơ hội để thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt nữ thanh niên từ 18-35 tuổi nhận nguồn hỗ trợ tài chính, chuyên môn kĩ thuật, nâng cao năng lực kinh doanh.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Sau 5 năm triển khai hoạt động, dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” đã “ươm mầm” cho những sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số và lan toả tinh thần khởi nghiệp tại địa phương.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Startup giờ đây đang tìm cơ hội để nâng cấp chính mình, tìm giải pháp đa dạng nguồn vốn tại các cuộc thi khởi nghiệp, chương trình tăng tốc trước khi bước vào các vòng gọi vốn chính thức.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Từ năm 2021 đến nay, Việt Nam vẫn chưa xuất hiện thêm kỳ lân mới. Trong khi các công ty tiệm cận kì lân cũng có những khó khăn nhất định trong hoạt động. Việt Nam cần có những chính sách đủ mạnh trong giai đoạn tới.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Chương trình Ươm tạo SIP100 mùa thứ 5 với mục đích giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động xã hội, đã lựa chọn được 8 doanh nghiệp Việt Nam và 2 doanh nghiệp Hàn Quốc ở vòng đầu tiên.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Lê Mỹ Quỳnh, cô gái Gen Z nổi tiếng với “bộ sưu tập lỗ hổng” cũng từng hoài nghi về chính mình khi theo đuổi ngành bảo mật thông tin.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Nhiều startup, nhà đầu tư ngoại đã lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân lý tưởng để mở rộng hoạt động.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản tiếp tục huy động nguồn vốn khủng để mở rộng đầu tư vào startup Đông Nam Á.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Edtech (công nghệ giáo dục) Việt Nam đang ở đâu trong bức tranh tổng quan của thế giới? Những xu hướng mới và sản phẩm nổi bật nào đang thu hút người dùng? Đó là những chủ đề sẽ đề cập đến trong Sách trắng Edtech 2023 do Edtech Agency thực hiện.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Ngày 14/4, cuộc thi Robot Thế giới (ROBOTACON WRO 2023) tại Việt Nam chính thức được phát động tại Trường Đại học Phenikaa, nhằm tìm kiếm đội thi xuất sắc tham dự vòng chung kết thế giới ở Panama.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Nhiều địa phương như Huế, Đà Nẵng… đã nhận ra rằng, việc tích cực đón nhận các giải pháp sáng tạo từ công ty khởi nghiệp sẽ giúp họ bứt phá.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Bỏ thời gian, công sức và cả tiền túi để hỗ trợ startup, đội ngũ mentor (cố vấn, chuyên gia) vẫn ngày đêm miệt mài với công việc này để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam cất cánh.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Không thể phủ nhận vai trò “bà đỡ” của các Chính phủ đã giúp hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nhiều nước như Israel, Trung Quốc hay Hàn Quốc.... vụt sáng trong những năm qua.
1 năm
Xem thêm