Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Startup fintech khai thác được gì ở khoảng trống vốn 50.000 tỷ đồng?

Huyền Trang
- 17:20, 12/09/2022

(DNTO) - Dư nợ tín dụng còn bỏ ngỏ lên đến 50.000 tỷ dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) là thị trường ngách đang cần thêm nhiều startup fintech gia nhập cuộc chơi.

Vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, doanh nghiệp MSME khó khăn khi tiếp cận nguồn tín dụng truyền thống. Ảnh: T.L.

Vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, doanh nghiệp MSME khó khăn khi tiếp cận nguồn tín dụng truyền thống. Ảnh: T.L.

Cơ hội từ một phần thị trường bị bỏ ngỏ

Được coi mạch máu của nhiều nền kinh tế, doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ là nhân tố quan trọng ở các nước đang phát triển như Việt Nam khi đóng góp góp gần 70% GDP và 80% việc làm trong năm 2020. Trên toàn cầu, MSME cũng chiếm 90% doanh nghiệp và hơn 50% việc làm.

Thế nhưng, một con số được Làng Đổi mới sáng tạo tập đoàn (thuộc Techfest Việt Nam) đưa ra mới đây cho thấy doanh nghiệp MSME khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay. Cụ thể, 75% MSMEs huy động vốn từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp mà không thể tiếp cận được nguồn tài chính chính thống hay các dịch vụ tài chính.

“Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, 75% MSMEs đang đứng ngoài cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thống. Đặc biệt, với những doanh nghiệp siêu nhỏ, họ gần như bị đối xử như khách hàng cá nhân khi chỉ tiếp cận với các tổ chức tài chính vi mô hoặc mạng lưới cho vay không chính thức”, bà Đào Thị Hương, Phó Trưởng Bộ môn Tài chính, Khoa Kinh tế & Quản lý (Trường Đại học Thủy Lợi) cho biết.

Tại Việt Nam, mặc dù số lượng công ty fintech đã tăng mạnh từ 39 công ty (năm 2015) lên 154 công ty (cuối năm 2021), nhưng mới chỉ tập trung vào 4 lĩnh vực chính: Thanh toán điện tử, P2P lending, Blockchain và quản lý tài sản.

Con số này còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực như Singapore là 1.157 công ty, hay Indonesia là 511 công ty, Malaysia là 376 công ty (Báo cáo của Fintech Singapore 2021). Trong khi đó, thị trường khởi nghiệp fintech tại Việt Nam được đánh giá khá tiềm năng với dân số đông và trẻ (hơn 98 triệu người), tỷ lệ người dùng smartphone cao (72% ) trong khi tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn ở mức trên 11%.

Vì vậy, theo bà Hương, với dư nợ tín dụng còn bỏ ngỏ lên đến 50.000 tỷ dành cho MSMEs, thị trường ngách này lại là “mỏ vàng” cho các startup trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) nói riêng và tài chính toàn diện cho MSME nói chung.

Startup fintech khai thác được gì?

Startup fintech Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội từ khoảng trống vốn dành cho doanh nghiệp MSME. Ảnh: T.L.

Startup fintech Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội từ khoảng trống vốn dành cho doanh nghiệp MSME. Ảnh: T.L.

Để giải quyết khoảng trống vốn dành cho MSME, hiện các ngân hàng Việt Nam hiện cũng đang rất nỗ lực phối hợp với các startup fintech trong việc ứng dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tại (AI) để hỗ trợ chăm sóc khách hàng, dữ liệu lớn (Big Data) phân tích hành vi khách hàng để đưa gói sản phẩm dịch vụ tốt hơn, eKYC định danh khách hàng…

Một số thương vụ đáng chú ý như VPBank đầu tư vào FE Credit, VIB bắt tay với Weezi, Techcombank kết hợp với Fastacash hay Vietcombank hợp tác với M-Service….Cái bắt tay với các ngân hàng chiếm tới hơn 90% số lượng các công ty fintech. Trong lĩnh vực trung gian thanh toán, 100% các công ty fintech được cấp phép đều hợp tác với các ngân hàng.

Nhờ vậy, nhiều startup fintech nhanh chóng mở rộng tệp khách hàng và thành công gọi vốn triệu USD trong năm nay, như Finhay gọi thành công 25 triệu USD, Timo gọi 20 triệu USD, Afin được rót 4,8 triệu USD, MFast được đầu tư 2,5 triệu USD…

Nói sâu hơn về cơ hội trong cuộc chơi này, bà Đào Thị Hương phân tích đến 2 khoảng trống mà startup fintech cần để mắt.

Khoảng trống thứ nhất là từ phía nguồn cung, tức khoảng trống từ phía ngân hàng và tổ chức tài chính lớn còn lớn, do định vị giá trị vốn chủ yếu tập trung vào cho vay thế chấp, chi phí giao dịch cao, chi phí rủi ro cao, lãi suất cao đối với các khoản vay tiêu chuẩn để đầu tư. Mặt khác, các tổ chức này cũng như phủ sóng tại các vùng sâu, vùng xa…

Khoảng trống thứ hai từ phía khách hàng, khi nhiều MSME hoạt động ở các vùng sâu vùng xa, hay nhiều MSME tự nguyện chọn bị loại trừ vì rào cản văn hóa, thói quen tiêu dùng tiền mặt, thiếu hiểu biết về tài chính toàn diện hoặc chỉ rất đơn giản là họ không có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời nên cũng không có nhu cầu vay vốn. Ngoài ra lý do là thiếu tài sản thế chấp bắt buộc nên khó tiếp cận đến tài chính toàn diện.

Theo bà Đào Thị Hương, trên thế giới hiện đang phát triển hình thức cho vay không dựa trên tài sản, nhưng cũng không hẳn là cho vay tín chấp, mà cung cấp dữ liệu phục vụ gói cho vay theo mối quan hệ, dựa trên thông tin “mềm” như lịch sử thanh toán và tương tác trên mạng xã hội. Nhưng để làm được điều này, startup phải có khả năng truy cập vào hệ thống dữ liệu tương đối lớn của khách hàng.

Giải pháp thứ hai là startup có thể cung cấp các giải pháp chấm điểm tín dụng thay thế. Vì các ngân hàng hiện thẩm định, giám sát khoản vay theo cách thức truyền thống, gây phát sinh chi phí và là rào cản cao hơn cho các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng các phương pháp chấm điểm tín dụng tiết kiệm hơn, cho phép đánh giá một cách tương đối toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ngoài ra còn rất nhiều mô hình khác mà startup công nghệ tài chính có thể tham khảo như bảo hiểm số, bảo lãnh bảo hiểm thay thế, cung cấp khoản cho vay nhỏ, phân phối dữ liệu giao dịch, P2B…

“MSME là phân khúc sôi động còn đang bỏ ngỏ và sẵn sàng tăng trưởng trong thời gian tới. Đây là cơ hội để các startup gia nhập và phục vụ nhưng phải bằng các sản phẩm dịch vụ cá nhân hóa, công nghệ số và phân tích, cũng như hợp lý hóa quy trình để thành công trong dài hạn”, bà Đào Thị Hương nhấn mạnh. 

Tin khác

Start-up
Founder của Kkday- nền tảng thương mại điện tử về dịch vụ du lịch (OTA) nói để áp dụng thành công AI (trí tuệ nhân tạo) vào mọi hoạt động công ty, không có cách nào hay hơn việc để chính nhân viên dạy nhân viên.
2 tháng
Xu thế
Story, một công ty khởi nghiệp công nghệ sử dụng công nghệ blockchain để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đã huy động được 80 triệu USD, dẫn đến việc định giá công ty ở mức 2,25 tỷ USD.
3 tháng
Start-up
Rất nhiều quỹ mạo hiểm đang chuẩn bị trở lại cho chu kì đầu tư mới, nhưng thách thức với họ là khó tìm được những dự án tiềm năng.
3 tháng
Start-up
Kéo dài độ nóng từ năm 2023, nửa đầu năm 2024, nhiều startup công nghệ giáo dục tiếp tục thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm, trong bối cảnh “mùa đông gọi vốn” chưa hết băng giá.
3 tháng
Start-up
Trái ngược với khung cảnh trầm lắng của lĩnh vực công nghệ bất động sản, thị trường co-living (chia sẻ nhà) và coworking space (không gian làm việc chia sẻ) duy trì đà tăng trưởng do khan hiếm nguồn cung, trong khi thế hệ trẻ nổi lên là người tiêu dùng quan trọng, ưu tiên đầu tư vào không gian sống và làm việc.
4 tháng
Start-up
Các công ty công nghệ đang ‘thả mồi’ để thu hút các startup thông qua những chương trình ươm mầm khởi nghiệp, những đề bài liên tục được đưa ra nhằm thu về các ý tưởng tiềm năng, những nhà phát triển nổi bật.
4 tháng
Start-up
Proptech (công nghệ bất động sản) được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng không dễ để phá vỡ thị trường truyền thống chỉ bằng công nghệ thuần túy. Đó là lý do thị trường này khó thu hút các công ty khởi nghiệp mới. 
5 tháng
Start-up
Các công ty trong khu vực, các tập đoàn lớn... đều có chiến lược bài bản, làm giàu cho hệ sinh thái của mình bằng cách tốn ít nguồn lực nhất là thâu tóm các công ty khởi nghiệp mới nổi ở Việt Nam.  
5 tháng
Start-up
Sau 2 năm đóng băng, thị trường IPO toàn cầu trở lại một cách dè dặt. Điều này khiến doanh nghiệp ngần ngại việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, dù nhiều công ty khởi nghiệp đã đạt tới trạng thái kỳ lân.
5 tháng
Start-up
Các nền tảng blockchain ngày nay đều hướng tới phát triển bền vững bằng cách tạo ra các giá trị thực để thu hút người dùng và khiến người dùng đồng ý trả tiền cho họ. 
5 tháng
Start-up
Chuyên gia cho biết các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay không thiếu cơ hội tiếp cận vốn, vấn đề nằm ở cách tiếp cận và làm việc với các quỹ đầu tư.
5 tháng
Start-up
Ví điện tử Moca dừng hoạt động cũng là lời cảnh tỉnh cho những người chơi khác vẫn đang tiếp tục “đốt tiền” để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, thay vì chú trọng vào việc làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận. 
5 tháng
Start-up
Những gì startup crypto, blockchain đang có chưa thể chạm tới yêu cầu của quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) hiện nay. Vì vậy, nguồn vốn đã trở lại dồi dào nhưng các quỹ vẫn khó giải ngân.
5 tháng
Start-up
Để có thêm dư địa phát triển ngoài thanh toán số, các ví điện tử mở rộng hoạt động sang lĩnh vực mua trước, trả tiền sau (BNPL). Tuy nhiên tỷ lệ chấp nhận thấp và rủi ro pháp lý khiến BNPL chưa thực sự phát triển.
5 tháng
Start-up
Dịch Covid-19 đã qua nhưng các startup vẫn duy trì mô hình làm việc linh hoạt, tăng cường tuyển dụng xuyên biên giới để có nguồn nhân tài chất lượng với chi phí thấp hơn. 
5 tháng
Xem thêm