Thứ năm, 28/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Tân binh’ fintech làm nóng đường đua gọi vốn năm 2022

Huyền Trang
- 13:38, 14/05/2022

(DNTO) - Bên cạnh thế hệ startup cũ đã trở thành “kỳ lân” như MoMo hay VNPay, một lớp startup mới trong ngành fintech tiếp tục nở rộ và đón “sóng” đầu tư khủng.

Fintech vẫn là một lĩnh vực

Fintech vẫn là một lĩnh vực "nóng" hút vốn đầu tư mạo hiểm. Ảnh: T.L.

‘Miếng mồi ngon’ của nhà đầu tư

Giai đoạn 2020-2021, vốn đầu tư vào lĩnh vực thanh toán tăng tới 345%, đạt 450 triệu USD vào năm 2021 và là lĩnh vực nhận được nguồn vốn đầu tư lớn thứ 2 (sau bán lẻ). Trong khu vực, nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực fintech của Việt Nam chiếm 35% tổng số vốn đầu tư mạo hiểm rót vào startup năm 2021, đứng thứ 3 chỉ sau Philippines và Thái Lan (theo NIC, Do Ventures và Cento Ventures).

Bên cạnh các khoản đầu tư rót vào các startup kỳ cựu như VNLIFE (công ty mẹ của VNPAY) và MoMo, thì nhiều “tân binh” cũng thành công thu hút sự chú ý của các “cá mập”.

Mới đây, ứng dụng đầu tư Infina, startup ra mắt vào tháng 1/2021, thành công huy động 6 triệu USD ở vòng seed. Infina cho phép mọi người có thể đầu tư với số vốn chỉ từ 0,5 USD với chứng khoán và 4 USD với đầu tư quỹ. Trong năm 2021, số lượng tài khoản của Infina ghi nhận mức tăng trưởng 64% mỗi tháng.

Cuối năm 2021, dịch vụ ứng lương Gimo kêu gọi thành công 1,9 triệu USD vốn đầu tư khi chưa đầy một năm hoạt động. Nền tảng này đã thu hút tới 25.000 khách hàng, tốc độ tăng trưởng mỗi tháng 130%.

Hay AnFin, một ứng dụng đầu tư chứng khoán từ 0,5 USD cũng ra đời trong thời điểm đại dịch (tháng 10/2021), nhưng đã liên tục gọi vốn thành công: 510.000 USD trong lần đầu tiên, 125.000 USD trong lần kế tiếp và gần đây nhất là 1,2 triệu USD.

Theo các chuyên gia, mức độ tham gia và sử dụng điện thoại thông minh của Việt Nam ngày càng gia tăng đã tạo cơ hội cho thanh toán kỹ thuật số và các giao dịch trực tuyến. Khi người dùng chú trọng nhiều hơn đến những ứng dụng liên quan đến thu nhập, tín dụng hay các dịch vụ khác như cho vay, đầu tư và bảo hiểm…. cũng là lúc nhiều startup nhanh chóng “đón sóng” nhu cầu để phát triển dịch vụ thích hợp và nhận về khoản đầu tư khủng.

Làn gió mới từ giới trẻ

Nhu cầu thanh toán online gia tăng sau đại dịch là cơ hội cho hàng loạt startup ra đời phục vụ thị trường. Ảnh: T.L.

Nhu cầu thanh toán online gia tăng sau đại dịch là cơ hội cho hàng loạt startup ra đời phục vụ thị trường. Ảnh: T.L.

Nếu như MoMo hay VNPay đều phải mất tới hàng chục năm để chạm ngưỡng “kỳ lân”, nhưng một thế hệ startup fintech mới được kì vọng sẽ trưởng thành nhanh hơn, khi sinh ra trong “thời điểm vàng” của thị trường. Đó là thời điểm sau đại dịch Covid-19, khi nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt gia tăng đột biến tại một thị trường năng động bậc nhất Đông Nam Á.

“Công nghệ phù hợp với các bạn trẻ vì thế hệ những nhà sáng lập startup U50 hiện nay có độ kém nhạy bén hơn so với thế hệ trẻ. Các thế hệ kì cựu chỉ là người đi đầu, tuy nhiên fintech dành cho các bạn trẻ nhiều hơn và chính người trẻ sẽ thay thế hệ đi trước để tiếp tục phát triển fintech”, TS. Trần Quý, Viện trưởng Viện kinh tế số Việt Nam nhận định.

Theo Google, giai đoạn 2015-2020, số lượng startup fintech mới tại Việt Nam tăng trưởng 215%. Năm 2021, thị trường Fintech Việt Nam xếp hạng 70 trên toàn cầu và đứng ở vị trí 14/50 khu vực châu Á. Fintech Việt Nam đang ngày càng đa dạng ngành nghề như ngân hàng số, ví điện tử, mua trước trả sau…

TS Nguyễn Ngọc Trường Huy, Phó Viện trưởng Viện John Von Neuman, Đại học Quốc gia HCM cho biết, ngành tài chính không phải ngành độc lập mà nó sống được trong hệ sinh thái của các ngành, lĩnh vực khác như ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, thương mại điện tử... Vì vậy đây là cơ hội rất lớn cho startup trẻ khi tham gia trở thành một phần trong hệ sinh thái đó.

Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính nói chung và fintech nói riêng, Việt Nam đang có độ trễ so với khu vực và thế giới; nếu so với Singapore là khoảng 5 năm, còn với thế giới còn xa hơn. Do vậy, dư địa phát triển ngành rất lớn.

“Ngành tài chính nói chung là ngành công nghiệp không khói, sử dụng nhiều chất xám, đây sẽ là đối tượng phát triển kinh tế bền vững cho xã hội và hiện đang được Chính phủ, bộ ngành, trường viện quan tâm. Đặc biệt, Việt Nam cũng định hướng xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính trong khu vực. Tất cả những điều đó tạo thành một bức tranh hấp dẫn cho những người có năng lực và khát vọng khởi nghiệp trong lĩnh vực này”, ông Huy cho hay.

Tin khác

Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
5 ngày
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
2 tuần
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
3 tuần
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
1 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
1 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
2 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
3 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
3 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
4 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
4 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Start-up
Sở hữu các mô hình kinh doanh, phong cách làm việc thành công từ quốc tế nhưng nhiều startup lại thất bại khi bước vào thị trường Việt Nam.
5 tháng
Xem thêm