Thứ tư, 24/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

 Những thách thức nào sẽ 'gọi tên' ngành tài chính ngân hàng năm 2022?

Hồng Gấm
- 15:30, 03/01/2022

(DNTO) - Dịch bệnh diễn biến khó lường cùng lạm phát toàn cầu trong năm 2022 khó dự báo, đặt ra những khó khăn, thách thức mà ngành tài chính ngân hàng phải đối mặt, song nhiều dư địa cho thấy đây vẫn là "miếng bánh" đầy hấp lực với các "ông lớn".

Năm 2022 dự báo vẫn nhiều thách thức với lĩnh vực tài chính ngân hàng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân cũng như kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Năm 2022 dự báo vẫn nhiều thách thức với lĩnh vực tài chính ngân hàng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân cũng như kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Từ những thách thức...

Tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường với sự xuất hiện của biến chủng Omicron khiến triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 khó dự báo, đặt ra những khó khăn, thách thức mà ngành tài chính-ngân hàng phải đối mặt.

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định, năm 2022 dòng vốn đầu tư gián tiếp sẽ tiếp tục biến động mạnh do thời gian qua, thị trường chứng khoán trong nước phải liên tục điều chỉnh, giảm điểm do việc bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài. Các tổ chức tài chính - chi nhánh hoặc công ty con đang hoạt động ở Việt Nam lần lượt rút vốn về nước.

Cũng theo ông Hiếu, những lo ngại về dịch bệnh cũng tạo tâm lý bảo toàn vốn, tâm lý nắm giữ tiền mặt hơn là cổ phiếu của các nhà đầu tư. Những hoạt động này tạo hiệu ứng tâm lý tiêu cực khiến thị trường chứng khoán trong nước gặp nhiều khó khăn. Các hoạt động đầu tư, liên kết góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược vào hệ thống ngân hàng trong nước giảm, ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại cổ phần, qua đó ảnh hưởng đến quá trình đổi mới công nghệ, phát triển dịch vụ, quản trị, quản lý ngân hàng hiện đại của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. 

"Những biến động của lãi suất, giá vàng, đồng Dolla Mỹ... trên các thị trường tiền tệ thế giới nhanh, liên tục và khó dự báo. Điều này tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ, gây tác động tiêu cực nhất định đến thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối", TS. Nguyễn Trí Hiếu cho hay.

Một điểm đáng chú ý khác, theo ông Hiếu, đó là tốc độ số hóa của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam nhanh hơn so với các ngành khác, nhưng lại chậm hơn so với ngành ngân hàng nhiều nước trong khu vực và thấp hơn so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, một phần của dịch vụ thanh toán đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các công ty Fintech, các mảng thanh toán lớn dự báo sẽ có sự tham gia của rất nhiều công ty ví điện tử, thanh toán điện tử của nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2022.

 Nêu quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia kinh tế, cho rằng, năm 2022, khó khăn nhất có thể đến từ khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ kéo dài Thông tư 14 đến hết năm, thay vì đến tháng 6/2022 như quy định hiện tại. Nếu như vậy sẽ tích tụ thêm rủi ro cho ngành ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng cho vay nhiều các tập đoàn “sân sau”, bởi hầu hết các tập đoàn này đều có dòng tiền âm, ngoại trừ dòng tiền tài chính đang được hỗ trợ từ tăng trưởng của thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, có thể có những khó khăn từ kinh tế vĩ mô như lạm phát chi phí đẩy và sự biến động của tỷ giá hối đoái, về dịch chuyển nguồn nhân lực, lợi tức trái phiếu chính phủ và lãi suất cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng cũng như hoạt động kinh doanh nguồn vốn.

"Tại Việt Nam, nhiều người đang “dọa” lạm phát năm 2022 sẽ tăng mạnh, một phần do ảnh hưởng của nhập khẩu lạm phát, một phần do ảnh hưởng các gói kích thích sắp được thực hiện. Tôi cho rằng, việc các gói kích thích sắp triển khai trong nước không đáng ngại bằng “cuộc đua” phá giá đồng tiền có thể xảy ra thời gian tới, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất. Lúc đó, lạm phát cầu kéo (do các nước phá giá tiền tệ) sẽ rất tệ hại", ông Nghĩa đánh giá.

Về vấn đề này, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước, ông Đào Minh Tú, cho hay ngành ngân hàng đang phải chứng kiến lượng tiền gửi giảm mạnh ngay cả khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Trong khi đó, việc cung ứng vốn cho nền kinh tế vẫn chủ yếu từ hệ thống ngân hàng, từ đó làm gia tăng rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản, kéo theo sức ép và rủi ro lên hệ thống Tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, việc mở rộng quy mô tín dụng và thái quá các chính sách hỗ trợ thông qua các chương trình, các gói tín dụng ưu đãi nếu không được nhận diện đầy đủ, kịp thời và sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa thì không chỉ khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ trong việc cung ứng tiền từ ngân hàng nhà nước, mà còn tạo áp lực không nhỏ đến việc cân đối nguồn vốn cũng như chiến lược nâng cao năng lực tài chính của các Tổ chức tín dụng, làm méo mó thị trường lãi suất, thị trường tín dụng khi có nhiều gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi khác nhau cùng được triển khai thực hiện. 

"Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, nhất là trong điều kiện chính sách tiền tệ đã được nới lỏng kéo dài trong mấy năm qua", Phó Thống đốc nhấn mạnh.

...đến kỳ vọng đón làn gió mới 

Năm 2022 được trông đợi với sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, đây cũng là cơ hội để ngành tài chính có triển vọng thu hút vốn.

Ông Lê Long Giang, Chủ tịch Hiệp hội tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA), đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư tại Việt Nam đã tạo nên rất nhiều áp lực cho nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi, nhu cầu khách hàng.

Trong bối cảnh này, thị trường chứng khoán gây ấn tượng với diễn biến tích cực, ghi được những điểm kỷ lục chưa từng có, như thu hút trên 500.000 tài khoản mới mở, thanh khoản nhiều phiên đạt trên 1 tỷ USD, giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt trên 105% GDP và đặc biệt chỉ số chứng khoán VN-Index tăng 24% so với đầu năm.

"Triển vọng thị trường chứng khoán trong hiện tại và tương lai tiếp tục tăng điểm, được kỳ vọng là nơi thu hút nguồn vốn lớn cho nền kinh kế 2022", ông Giang nhấn mạnh.

Năm 2022, thị trường M&A Việt Nam được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong năm 2022. Ảnh: TL.

Năm 2022, thị trường M&A Việt Nam được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong năm 2022. Ảnh: TL.

Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm gần đây bùng nổ và có chuyển biến về chất, cơ cấu tổ chức phát hành đa dạng (bất động sản, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp dịch vụ và sản xuất), khối lượng phát hành tăng cao. Thị trường chứng khoán phái sinh cũng có mức tăng trưởng rất nhanh và ngày càng phát huy vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro, góp phần thanh khoản trên thị trường cổ phiếu cơ sở. Trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phái sinh sẽ là những công cụ thu hút vốn trong tương lai cho sự phát triển thị trường vốn tại Việt Nam sắp tới.

Ngoài các công ty đã có lịch sử hoạt động lâu đời trong nước, thị trường tài chính tiêu dùng cũng chứng kiến sự hiện diện ngày càng nhiều của các "ông lớn" với tiềm lực tài chính mạnh, kỳ vọng mang lại động lực tăng trưởng mới cho thị trường. Cụ thể, nhiều công ty tài chính nước ngoài như Lotte Finance, Shinhan Finance, Hyundai Card hay Ant Financial…đua nhau mua lại các lại công ty trong nước, khiến cuộc đua thị phần ngày càng hấp dẫn.

Không chỉ hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), mà việc tăng vốn điều lệ, niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán tập trung… ngày càng nở rộ, là những động thái được dự báo giúp thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam trở nên minh bạch và cạnh tranh hơn trong thời gian tới.

Cụ thể, hơn 68,7 triệu cổ phiếu TIN của Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit) vừa chính thức giao dịch trên sàn UPCOM kể từ ngày 28/12. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15.200 đồng/cổ phiếu. Chỉ sau 2 phiên giao dịch, thị giá cổ phiếu này đã tăng gần 60%.

Mới đây, EVN Finance đã nộp hồ sơ niêm yết lên HOSE và đã được chấp thuận. Ngày 29/12, cũng là ngày giao dịch cuối cùng của mã cổ phiếu này trên sàn UPCOM. Dự kiến trong tháng 1/2022, cổ phiếu này sẽ chính thức giao dịch trên HOSE.

Việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung được xem là bước đi quan trọng, khẳng định sự minh mạch, uy tín của công ty, qua đó kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, thu hút nguồn vốn cho chiến lược dài hạn. Do đó, các công ty tài chính có tiềm lực sẽ đẩy mạnh niêm yết, đặc biệt trong bối cảnh ngành tài chính tiêu dùng được nhận định có nhiều tiềm năng tăng trưởng sau đại dịch Covid-19.

Ngoài việc niêm yết, một số ngân hàng mẹ trong thời gian gần đây cũng đẩy mạnh kế hoạch bán vốn cho đối tác ngoại, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty tài chính con. Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, khi có sự tham gia của nhiều định chế tài chính lớn trong khu vực tham gia thị trường, thông qua các thương vụ M&A trong năm 2021.

Các chuyên gia nhìn nhận, nền kinh tế Việt Nam có độ mở ngày càng lớn, do đó việc các định chế tài chính nước ngoài tham gia thị trường tài chính tiêu dùng sẽ giúp các công ty tài chính trong nước hưởng lợi từ dòng vốn chi phí thấp, gia tăng sức mạnh về tài chính và mở rộng quy mô.

Nếu như cách đây 2-3 năm, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chỉ mới tiếp cận khái niệm công nghệ thì ngày nay cuộc đua về ngân hàng số (digital bank) đã và đang diễn ra vô cùng sôi nổi tại Việt Nam. Điều này giúp thay đổi diện mạo của ngân hàng, tạo ra nhiều giá trị, nhiều sản phẩm tài chính, đem lại tiện lợi cho khách hàng…

Do đó, tiềm năng của ngành tài chính-ngân hàng sẽ còn rất lớn, lý giải vì sao các ông lớn trong ngành tài chính thế giới liên tục tiến hành thâu tóm các công ty tài chính hàng đầu Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
15 giờ
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
16 giờ
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
16 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
17 giờ
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường giảm sâu đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, trong đó chú trọng các cổ phiếu có nền tảng trả cổ tức bằng tiền mặt, tài chính lành mạnh, thuộc nhóm ngành có tính ổn định và ít ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, Agriseco nhấn mạnh.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6/2024.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ban tổ chức Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2024), cho biết hàng loạt các nhà phân phối, nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Mỹ La-tinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng cao trong việc thu mua số lượng lớn với đa dạng nhóm hàng tại chương trình năm nay.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhắc đến Đài Loan, người ta thường nhớ đến TSMC, gã khổng lồ trong ngành công nghệ, nhưng thú vị thay, ngành sản xuất xe đạp lại đang đóng vai trò trụ cột kinh tế lớn thứ hai của đảo quốc này.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số VN-Index mất gần 20 điểm, thanh khoản sụt giảm rõ rệt. Diễn biến thị trường đang lộ rõ sự đuối sức của dòng tiền trong bối cảnh tỷ giá không ngừng tăng cao.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng RON95 tăng giá tới 416 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay. Các loại xăng dầu khác tăng giảm đan xen.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của Giám đốc Dragon Capital, đồng thời khó khăn hiện tại của thị trường lại là cơ hội tốt cho nhà đầu tư chứng khoán, việc tăng tiền mặt tranh thủ tìm cơ hội hấp dẫn khi thị trường rơi vào điều chỉnh là điều được chuyên gia khuyến khích.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các ngân hàng lớn tiếp tục đưa giá USD lên kịch trần cho phép cũng như vượt xa mức giá bán tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo chuyên gia, NHNN có thể sẽ phải can thiệp bằng việc bán kỳ hạn hoặc bán thẳng dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng để nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. NHNN đề nghị Bộ Công an, Bộ Tài chính phối hợp, hỗ trợ công tác đấu thầu vàng.
1 tuần
Xem thêm