Chủ nhật, 02/04/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngành tài chính ngân hàng có còn là 'gà đẻ trứng vàng' tháng cuối năm?

Hồng Gấm
- 08:30, 23/11/2021

(DNTO) - Dù các công ty tài chính đang gặp khó khăn vì áp lực nợ xấu, song mới đây, bức tranh lợi nhuận của hàng chục ngân hàng được hé lộ với con số lãi khủng, từ vài ngàn tỷ đến hàng chục ngàn tỷ đồng, đã hứa hẹn sự kỳ vọng tăng tốc hơn nữa trong quý IV, khi dịch bệnh được kiểm soát.

Tín dụng ở nhiều ngân hàng đã tăng trở lại từ tháng 10 và dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong 2 tháng cuối năm, từ đó tác động tích cực hơn nữa lên lợi nhuận quý IV cũng như cả năm. Ảnh: TL.

Tín dụng ở nhiều ngân hàng đã tăng trở lại từ tháng 10 và dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong 2 tháng cuối năm, từ đó tác động tích cực hơn nữa lên lợi nhuận quý IV cũng như cả năm. Ảnh: TL.

Quý III/2021 vừa qua đánh dấu nhiều thách thức với ngành ngân hàng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân cũng như kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Song, báo cáo kết quả kinh doanh của hàng loạt ngân hàng thương mại công bố vừa qua cho thấy đà tăng trưởng lợi nhuận vẫn rất khả quan.

Cụ thể, MSB báo lãi đậm, tăng 46,33% so cùng kỳ trong quý III và tăng gần 2,5 lần sau 9 tháng. VietinBank lãi ròng sau thuế hơn 11.230 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, với 5.055 tỷ đồng lãi trước thuế trong 9 tháng, tăng 94% so cùng kỳ, SHB lần đầu tiên góp mặt vào top 10 ngân hàng lãi cao nhất. So với kế hoạch 5.800 tỷ đồng lãi trước thuế được đặt ra cho cả năm 2021, SHB đã thực hiện được hơn 87% sau 9 tháng.

Thậm chí, chỉ sau 9 tháng, nhiều ngân hàng đã cán đích và vượt xa kế hoạch lợi nhuận cả năm 2021. 

Điển hình như Viet Capital Bank lãi trước thuế 385 tỷ đồng, tăng 181% so với 3 quý đầu năm trước, vượt 33% so với chỉ tiêu 290 tỷ đồng cho cả năm. VPBank cũng ghi cú đúp lợi nhuận, đạt hơn 11.736 tỷ đồng, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Cập nhật kết quả kinh doanh mới nhất, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho biết, tính đến hết tháng 10/2021, ngân hàng đạt 4.600 tỷ đồng lãi trước thuế, vượt 40% kế hoạch cả năm. MSB dự kiến sẽ cán mốc trên 5.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm nay.

“Nhờ tập trung phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của MSB đạt hơn 29.000 tỷ đồng tính đến hết quý III/2021 và dự kiến đạt 32.000 tỷ đồng vào cuối năm 2021. MSB đặt mục tiêu từ nay đến năm 2023, CASA sẽ cán mốc 40.000 tỷ đồng”, lãnh đạo MSB kỳ vọng.

Tại Vietinbank, tính đến cuối tháng 10/2021, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của ngân hàng này tăng khoảng 8%, trong đó nguồn vốn thị trường 1 (khu vực dân cư và tổ chức) tăng 10%; tín dụng tăng 8%...

Theo đánh giá về triển vọng của MBKE VN, hầu hết các ngân hàng đang trên đà hoàn thành mục tiêu và sẽ tiếp tục giữ vững phong độ những tháng cuối năm 2021. 

Kết quả của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý IV/2021 do Ngân hàng Nhà nước mới công bố cũng phần nào thể hiện sự tự tin đó, khi có 54% tổ chức tín dụng kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ cải thiện hơn trong quý này. Dự kiến cả năm 2021, có 83,7% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương, 3% kỳ vọng không đổi và chỉ có 13,3% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận giảm.

Những triển vọng trên là hoàn toàn có cơ sở, khi 3 tháng cuối năm, nhiều doanh nghiệp đang tái cấu trúc quá trình sản xuất, kinh doanh và hướng mạnh vào việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nội địa, thì việc cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp dành cho nhóm khách hàng dưới chuẩn, mà các công ty tài chính tiêu dùng đang triển khai chính là mảnh đất đầy tiềm năng, tạo ra mức tăng trưởng về thu nhập tín dụng.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận, Việt Nam có hơn 98 triệu dân, trong đó dân số trẻ chiếm tỷ lệ lớn. Với việc tín dụng tiêu dùng không tính nhà ở mới tương đương 12% trong tổng dư nợ kinh tế (tại Trung Quốc 21%, nhóm các nước ASEAN 34%), mỗi khi nhu cầu bị nén lại, thị trường này thường bùng nổ rất mạnh sau đó.

"Có thể giai đoạn này kinh tế khó khăn nhu cầu vay vốn tiêu dùng giảm, nhưng thời kỳ hậu Covid-19, thu nhập của người dân Việt Nam được cải thiện, nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt trong 3 tháng cuối năm 2021. Đây sẽ là yếu tố động lực cho phục hồi kinh tế và kích thích nhu cầu tín dụng các tháng cuối năm tăng trưởng mạnh", ông Hiếu nhận định. 

Không những thế, cuộc khảo sát về tài chính cá nhân được thực hiện mới đây bởi McKinsey & Company cho thấy, tỷ lệ người sử dụng dịch vụ ngân hàng số ít nhất 1 lần/tháng tại Việt Nam hiện là 82%. Tỷ lệ này đã tăng lên gấp đôi so với cuộc khảo sát trước đó (chỉ 41%).

Cùng với đó, tỷ lệ người dùng dịch vụ của các công ty Fintech tại Việt Nam cũng đã tăng từ 16% (năm 2017) lên thành 56% (năm 2021).

Điều này cho thấy, việc số hóa ngành tài chính, ngân hàng đang diễn ra rất nhanh, ở khắp mọi nơi. Việc cá nhân hóa các dịch vụ tài chính số để phù hợp với “khẩu vị” của khách hàng đang cho thấy hướng đi đúng của ngành tài chính ngân hàng trong cuộc chiến săn lợi nhuận.

Bên cạnh đó, để "tô hồng" cho bức tranh lợi nhuận, các công ty tài chính đang tìm mọi cách tái cơ cấu, củng cố năng lực của mình. Và lựa chọn của họ đều hướng tới những thương vụ bán vốn cho tập đoàn tài chính nước ngoài lớn. Đỉnh điểm là hai thương vụ mua vốn công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất trong năm 2021 đều đến từ các tập đoàn tài chính lớn nhất của Nhật Bản là SMBCCF và MUFG.

Ở vị thế bên mua, ông Seiichiro Akita, Chủ tịch kiêm CEO Krungsri nói về thương vụ mua SHB Financ rằng: “Krungsri đã ký thỏa thuận với SHB để mua lại 100% cổ phần của SHB Finance sẽ góp phần thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam”.

Điều này thể hiện những bước đi chiến lược của các nhà đầu tư ngoại trước làn sóng kỳ vọng bùng nổ tín dụng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam, đặc biệt trong quý cuối năm 2021.

"Đối với các công ty tài chính tại Việt Nam, có thể giá trị sinh lời đã đạt đỉnh, nhưng với góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài thì họ vẫn thấy đây là một miếng đất màu mỡ, còn nhiều chỗ chưa được khai phá", TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Chiều tối 31/3, Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định giảm các loại lãi suất điều hành, hiệu lực thi hành từ ngày 3/4. Với mức giảm từ 0,3-0,5%/năm. Sau lần điều chỉnh này, người dân khi gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng, lãi suất cao nhất chỉ còn 5,5%/năm.
18 giờ
Tài chính - Thị Trường
Sau kiểm toán, lợi nhuận NKG sụt giảm, cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ. Liệu đây đã là vết tích cuối của một giai đoạn không mấy sáng sủa của doanh nghiệp này?
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Báo cáo thị trường trái phiếu quý 1/2023 do VNDirect vừa phát hành, sau khi NĐ08 được ban hành (ngày 5/3/2023), hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bắt đầu có sự phục hồi.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Công ty Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, để phát triển chuỗi liên kết và nâng tầm thương hiệu thuỷ sản Việt Nam, trước hết phải bắt đầu từ niềm tin. Đó là niềm tin của tất cả các mắt xích trong chuỗi.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau hơn 1 tháng Bộ Tài chính công bố đường dây nóng (số điện thoại, email) tiếp nhận nhanh thông tin phản ánh thắc mắc, kiến nghị của khách hàng về việc phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, Bộ đã tiếp nhận được 178 cuộc điện thoại và 218 email của công dân về vấn đề này.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thu ngân sách Nhà nước quý I/2023 ước đạt 491,5 nghìn tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán năm, chi ngân sách Nhà nước ước đạt 64,2 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tính đến hết quý I/2023, ngân sách ước tính bội thu 128.100 tỷ đồng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu HPG tăng mạnh vào phiên sáng rồi giảm dần cho đến cuối phiên. Chốt ngày giao dịch đặc biệt, ngày mà doanh nghiệp tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2023, mã HPG giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù lao dốc ngay sau khi những thông tin vĩ mô quý 1 được công bố, tuy nhiên sang phiên chiều, tâm lý thị trường ổn định trở lại, kết phiên VN-Index tăng nhẹ hơn 2 điểm.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thực tế 3 tháng đầu năm, số dự án thu hút được nguồn vốn đầu tư FDI vẫn chưa đạt cả về số lượng và chất lượng, bởi vẫn còn đó những tồn tại, hạn chế, cần phải có giải pháp đồng bộ để thu hút nhà đầu tư. Vấn đề là Việt Nam phải nhanh chóng hành động tăng tốc để không bỏ lỡ cơ hội này.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Gánh nặng đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đè nặng lên các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, với dự thảo sửa đổi Thông tư 16 mà Ngân hàng Nhà nước vừa thông tin, các doanh nghiệp này xem chừng vẫn khó "gỡ khó".
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức tăng trong quý đầu năm thấp thứ 2 trong vòng 13 năm.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước, nguyên nhân do giá thực phẩm giảm, nguồn cung dồi dào; giá xăng dầu, giá gas giảm theo giá nhiên liệu thế giới.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo ADB, các điều kiện tài chính ở Đông Á mới nổi được cải thiện nhẹ từ cuối tháng 11 tới đầu tháng 3, trong bối cảnh rủi ro suy thoái và áp lực lạm phát giảm bớt. Nhưng những điều kiện này đã suy yếu vào cuối kỳ do sự không chắn chắn đối với chính sách tiền tệ của Mỹ.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong thời gian kể từ ngày dự thảo thông tư có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2023, ngân hàng được phép mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết với điều kiện: Bên mua đã thanh toán toàn bộ tiền tại thời điểm ký kết hợp đồng và doanh nghiệp phát hành được xếp hạng ở mức cao.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
SVB từng là ngân hàng đi tiên phong, cũng như đứng đầu, thị trường vay nợ vốn mạo hiểm. Nay sự sụp đổ của ngân hàng này tạo ra một lỗ hổng đáng ngại cho nguồn vốn của các công ty khởi nghiệp.
5 ngày