Thứ tư, 02/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngành ngân hàng xoay sở ra sao khi dư nợ tiền gửi ngày càng 'chững' lại?

Hồng Gấm
- 07:30, 29/07/2021

(DNTO) - Lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp, cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến dòng tiền nhàn rỗi có xu hướng rời bỏ ngân hàng để dịch chuyển sang săn lợi nhuận ở các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản... Bài toán đặt ra cho ngành ngân hàng cần có chiến lược gì để "bù" vào khoảng trống này?

Trong khi lợi nhuận tăng

Trong khi lợi nhuận tăng "khủng" thì tổng tài sản và tiền gửi khách hàng tại nhiều ngân hàng lại có xu hướng giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm nay. Ảnh: TL.

Dòng tiền nhàn rỗi đang bị "thắt cổ chai"

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng ghi nhận tiền gửi khách hàng sụt giảm đáng kể. Đơn cử như tại Ngân hàng Quốc Dân (NCB), huy động tiền gửi khách hàng sụt giảm 4,4% trong nửa đầu năm, xuống còn 68.904 tỷ đồng, trong khi dư nợ cho vay khách hàng vẫn tăng gần 4%, lên 41.740 tỷ đồng.

Hay tại Ngân hàng An Bình (ABBank), số dư tiền gửi khách hàng tại ngày 30/6 là 67.136 tỷ đồng, giảm hơn 5.300 tỷ đồng so với đầu năm, tương đương giảm tới 7,4%. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn giảm 4.500 tỷ xuống còn 54.580 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý 2/2021, bức tranh huy động tiền gửi khách hàng 6 tháng đầu năm có sự phân hoá giữa các ngân hàng. Trong khi một số ngân hàng hút mạnh tiền gửi, tăng trưởng trên 10% thì nhiều ngân hàng khác lại ghi nhận tiền gửi sụt giảm, dù đầu ra tín dụng vẫn tăng.

Cụ thể, tại ABBank, số dư tiền gửi khách hàng tại ngày 30/6/2021 là 67.136 tỷ đồng, giảm hơn 5.300 tỷ so với đầu năm, tương đương giảm tới 7,4%. Tiền gửi có kỳ hạn của nhà băng này giảm 4.500 tỷ xuống còn 54.580 tỷ đồng, đồng thời tiền gửi không kỳ hạn cũng sụt giảm hơn 1.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, dư nợ cho vay khách hàng của ABBank vẫn tăng 5,9% trong nửa đầu năm và đạt trên 67.000 tỷ đồng, xấp xỉ với con số tiền gửi. Như vậy, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi tại nhà băng này đã lên gần 100%, tăng mạnh so với mức 87% hồi đầu năm.

Tương tự, tại SeABank, tiền gửi của khách hàng sụt giảm hơn 5.200 tỷ đồng, tương đương giảm 4,7% xuống còn 107.984 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021. Trong khi đó, dư nợ cho vay của nhà băng này vẫn ghi nhận tăng trưởng 2,5%, đạt 111.578 tỷ đồng.

Tại NCB, huy động tiền gửi khách hàng sụt giảm 4% trong nửa đầu năm xuống 68.903 tỷ đồng, trong khi dư nợ cho vay khách hàng tăng 4% lên 41.740 tỷ. VietCapitalBank ghi nhận tiền gửi giảm 4%, trong khi cho vay tăng mạnh 11%.

Một số nhà băng khác cũng ghi nhận tiền gửi sụt giảm nhẹ như: Saigonbank (giảm 0,3%), PGBank (giảm 0,2%).

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, những ngân hàng có tiền gửi sụt giảm chủ yếu là những ngân hàng nhỏ, vốn đã ngày càng khó cạnh tranh với những ngân hàng lớn. Không những vậy, trong bối cảnh lãi suất tiền gửi xuống thấp kỷ lục, dịch Covid-19 kéo dài, cơ hội làm ăn kinh doanh, khởi nghiệp suy giảm khiến nhiều khách hàng đã rút tiền ra để mang đi đầu tư vào các kênh khác như chứng khoán, bất động sản với kỳ vọng mức sinh lời cao hơn, khiến nguồn huy động vốn của các nhà băng bị ảnh hưởng.

Tại báo cáo chiến lược tháng 6 của Công ty Chứng khoán Rồng Việt dẫn số liệu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho thấy trong 5 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 480.490 tài khoản đầu tư chứng khoán, vượt xa mức kỷ lục của năm 2020 (393.659 tài khoản mở mới trong năm 2020).

"Điều này là hợp lý khi lãi suất tiền gửi vẫn ở mức thấp, trong khi mức sinh lời hấp dẫn của thị trường chứng khoán thời gian qua là không thể phủ nhận" - các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt nhận định.

Bên cạnh đó, ông Phạm Lâm, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, nguyên nhân sốt đất thời gian qua cũng một phần là do người dân dịch chuyển dòng tiền nhàn rỗi để đầu tư và kỳ vọng về giá bất động sản tăng trong bối cảnh nền kinh tế hồi phục tích cực.

Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, uy tín của các tổ chức tín dụng cũng cần quan tâm. Việc một số tổ chức đang gặp khó khăn trong hoạt động, hay Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng được phá sản đã làm giảm sút lòng tin của khách hàng khi gửi tiền vào các nhà băng.

"Cần điều chỉnh lãi suất tiền gửi nhằm “lôi kéo” trở lại dòng tiền nhàn rỗi", TS. Hiếu nhấn mạnh.

Đa dạng hoá nguồn thu để lấp chỗ trống

Bị thiếu hụt nguồn vốn từ tiền gửi khách hàng, nhiều nhà băng bù đắp thanh khoản bằng việc phát hành trái phiếu và vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng, khiến lãi suất trên thị trường này tăng mạnh.

Cụ thể, từ ngày 29/4 đến 7/5, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh ở khắp các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần với mức tăng lần lượt là 0,31%; 0,23% và 0,21% lên lần lượt là 1,21%; 1,35% và 1,41%/năm.

“Lãi suất liên ngân hàng của 3 kỳ hạn này đã vượt lên trên mức trung bình tính từ đầu năm tới nay và cao hơn mức trung bình trong năm 2020 là dưới 1,15%. Đây cũng là mức cao nhất kể từ nửa cuối tháng 2/2021 tới nay”, các chuyên gia Công ty chứng khoán Bảo Việt cho biết.

Đơn cử như tại SeABank, tiền gửi và vay các tài chính tín dụng khác tại ngày 30/6/2021 là hơn 52.000 tỷ đồng, tăng hơn 9.500 tỷ, tương đương tăng hơn 22% so với đầu năm. 

Đáng chú ý, theo đánh giá của Công ty Chứng khoán SSI, các ngân hàng thương mại chủ yếu là bán chéo trái phiếu cho nhau. Trong số 68,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu do 15 ngân hàng phát hành thì các ngân hàng thương mại cũng là chủ thể mua lượng lớn số trái phiếu này (17,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 26%).

Ngoài ra, nhiều ngân hàng cho biết do thanh khoản dồi dào nên đã chủ động giảm huy động vốn. Thay vào đó, các ngân hàng tìm đến các kênh vốn có lãi suất thấp hơn hoặc kỳ hạn dài hơn.

Theo ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Techcombank, dù được duyệt mức tăng trưởng tín dụng trong năm nay là 12%, nhưng ngân hàng này kỳ vọng sẽ được nới chỉ tiêu cao hơn mức nêu trên, căn cứ vào khả năng phục hồi kinh tế.

"Do hoạt động cho vay bị hạn chế, chúng tôi đẩy mạnh nguồn thu từ các dịch vụ khác như thẻ, thanh toán, chuyển tiền, tư vấn sáp nhập...", vị này nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, còn quá sớm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới lợi nhuận ngân hàng, song VPBank sẽ nỗ lực bảo vệ biên lãi ròng (NIM), cải thiện lợi nhuận bằng cách thay đổi sản phẩm, cơ cấu lại mảng cho vay, tối ưu hóa dòng tiền, đồng thời đẩy mạnh mảng bán lẻ và các dịch vụ ngoài lãi để bù đắp sự giảm sút này.

Cụ thể, tại VPBank, tỷ lệ phụ thuộc vào tín dụng giảm bớt, tỷ trọng thu ngoài lãi tăng lên, trước đây, tín dụng chiếm 90% tổng thu nhập, song hiện tại chỉ còn hơn 40%, thu ngoài lãi chiếm gần 40%. Việc cơ cấu nguồn thu đa dạng giúp các ngân hàng ứng phó tốt hơn với các biến động của nền kinh tế.

Báo cáo phân tích mới nhất của Fiin Group cho thấy, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của 18 ngân hàng niêm yết (chiếm 67,4% tổng dư nợ toàn ngành) lên tới 29,3% năm 2019, chủ yếu do cải thiện NIM. NIM các ngân hàng tăng từ 3,1 lên 3,4%, chủ yếu từ tăng trưởng tín dụng bán lẻ và thu phí dịch vụ, trong khi tăng trưởng cho vay doanh nghiệp giảm.

Đặc biệt, thu phí dịch vụ của các ngân hàng tăng trưởng rất mạnh ở mức 30,7% và sự cải thiện đến từ 3 ngân hàng chính là VIB (144,6%), VPBank (84,2%) và TPBank (58,6%). Ba ngân hàng lớn có vốn nhà nước cũng tăng trưởng mạnh thu nhập về phí là VietinBank (46,5%), Vietcombank (26,6%) và BIDV (20,6%).

Chia sẻ quan điểm của mình, TS. Nguyễn Văn Thuận (Trường Đại học Tài chính Marketing) nhận xét, tuy lãi suất tiền gửi hiện tại thiếu hấp dẫn, người dân có chuyển dịch vốn qua thị trường chứng khoán hay nhà đất nhưng không đáng lo ngại vì mọi giao dịch này đều thông qua ngân hàng, tức tiền vẫn không ra khỏi hệ thống ngân hàng. Chỉ khi nào người dân dồn vốn vào vàng, ngoại tệ mới ảnh hưởng không tốt kinh tế vĩ mô, tác động nhất định đến mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ.

"Xu hướng lãi suất trong thời gian tới sẽ phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến dịch bệnh. Nếu dịch bệnh được kiểm soát triệt để, các thành phần kinh tế sẽ lao vào sản xuất kinh doanh, thu nhập của người dân sẽ tăng lên. Khi đó, ngân hàng có thể tính đến việc tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế" - ông Thuận nhận định.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - Phạm Đức Ấn nhận định với quyết tâm phòng, chống dịch và triển khai tiêm ngừa vaccine Covid-19 trên diện rộng, tình hình dịch bệnh từ nay đến cuối năm 2021 sẽ từng bước lắng dịu. Khi đó, nhiều hoạt động kinh tế sẽ hoạt động trở lại, kéo theo nhu cầu vốn tăng mạnh có thể giúp mặt bằng lãi suất đi lên.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
3 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
3 giờ
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
1 ngày
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 26/6 (giờ Mỹ) đã làm dậy sóng chính trường quốc tế với tuyên bố "chúng tôi vừa ký với Trung Quốc ngày hôm qua", ngay sau đó lại hé lộ về một thỏa thuận thương mại "rất lớn" sắp đạt được với Ấn Độ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 26/6, Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
6 ngày
Xem thêm