Thứ bảy, 03/06/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

HANOIBA: Đi tìm lời giải cho 'bài toán' huy động vốn

Hồng Gấm
- 07:15, 30/06/2021

(DNTO) - Có thể nói, các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, trước hết phải vượt qua “cửa ải” vốn. Tạo vốn và quay vòng vốn luôn là thách thức lớn đặt ra cho doanh nghiệp, việc tìm lời giải cho bài toán đó sẽ tạo nên "bản sắc" riêng, đồng thời khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

Quang cảnh buổi chia sẻ trực tuyến

Quang cảnh buổi chia sẻ trực tuyến "Một số giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay". Ảnh: PV.

Các kênh hỗ trợ vốn hiệu quả cho doanh nghiệp 

Đại dịch Covid-19 là cú sốc nghiêm trọng trên toàn cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, việc huy động vốn phù hợp và hiệu quả với quy mô, năng lực của từng  doanh nghiệp là bài toán nan giải được đặt ra.

Trong bối cảnh trên, ngày 29/6, Ban Xúc tiến Thương mại - Đầu tư, Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội (HANOIBA) tổ chức tọa đàm trực tuyến "Một số giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp".

Tin nên đọc

Tại toạ đàm, ông Nguyễn Phúc Long - Phó chủ tịch HANOIBA, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long cho biết, mặc dù các doanh nghiệp đều nhắc đến khó khăn trong kinh doanh, nhất là khi phần lớn các hội viên HANOIBA có quy mô nhỏ, dễ bị tổn thương, song việc tìm kiếm kênh huy động vốn vẫn thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Việc lựa chọn chủ đề về các kênh huy động vốn cho cuộc thảo luận thường kỳ của hội là để chuẩn bị cho sự trở lại của các doanh nghiệp sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

“Thời điểm khó khăn này là lúc doanh nghiệp cần đánh giá nghiêm túc năng lực, sức khỏe của mình để có kế hoạch cho các bước phát triển tiếp theo. Để tối ưu hoá hoạt động huy động vốn, các công ty cần đề ra cho mình những nguyên tắc nhất định, “đánh bóng” bản thân doanh nghiệp, từ đó tạo ra sự tin cậy trong con mắt các nhà tài trợ vốn” - ông Long chia sẻ. 

Ông Nguyễn Phúc Long - Phó chủ tịch HANOIBA, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long. Ảnh: PV.

Ông Nguyễn Phúc Long - Phó chủ tịch HANOIBA, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long. Ảnh: PV.

Bàn về các giải pháp huy động vốn, ông Lê Quang Việt - ủy viên Ban chấp hành HANOIBA, Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Trần Hưng Đạo chia sẻ về 2 hình thức vay vốn và phát hành trái phiếu.

Về hình thức vay vốn, ông Việt cho biết lãi suất vay vốn trong khoảng 11% – 14%/năm, doanh nghiệp có thể trả nợ trước hạn, nhưng không được vay lại. Về khả năng tiếp cận vốn của thị trường, hình thức này chịu hoàn toàn những khống chế về chính sách tín dụng, tiền tệ của Nhà nước.

Hình thức phát hành trái phiếu ít chịu ảnh hưởng từ những khống chế về chính sách tín dụng, tiền tệ của Nhà nước. Có thể mua lại trái phiếu (trả nợ trước hạn), nhưng đồng thời có thể bán ra thị trường trong trường hợp cần vốn theo kế hoạch, nằm trong thời hạn của trái phiếu. Lãi suất trái phiếu từ 8 - 11%/năm và phí phát hành trái phiếu 2%/tổng giá trị trái phiếu.

Theo ông Việt, rủi ro huy động vốn hình thức này xảy ra khi ngân hàng hết room tín dụng (có khả năng xảy ra) hoặc khi không cân đủ nguồn để cho vay (ít có khả năng). Rủi ro sử dụng vốn, chịu lãi kể từ thời điểm bán được trái phiếu, kể cả chưa sử dụng đến vốn huy động về.

Tuy nhiên, cũng theo ông Việt, để huy động vốn thông qua hình thức tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện nhất định như có tình hình tài chính lành mạnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng, trừ trường hợp công ty được ngân hàng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

Đưa ra quan điểm của mình, ông Bùi Đình Như – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Tái cấu trúc Doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, thị trường chứng khoán đang được xem là kênh huy động vốn rất hiệu quả, để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của thị trường tài chính, đồng thời, giải quyết được sự mất cân bằng giữa thị trường tín dụng và thị trường vốn, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp.

"Đối với các nước phát triển, để huy động nguồn vốn trung và dài hạn, các doanh nghiệp sẽ thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao, uy tín của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách thức này, doanh nghiệp không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình" - ông Như nhận định.

Cũng theo ông Như, có 3 cách huy động vốn qua chứng khoán gồm: Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO); phát hành thêm khi đã niêm yết trên sàn chứng khoán và huy động vốn cửa sau.

Ông Như cũng chỉ ra một số thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp niêm yết (qua thị trường chứng khoán) và doanh nghiệp chưa niêm yết (vay ngân hàng) khi huy động vốn.

Doanh nghiệp niêm yết có ưu điểm là không hạn chế về quy mô, số lượng vốn huy động. Không phải hoàn trả vốn gốc dưới mọi hình thức. Đồng thời không chịu áp lực về trả lãi suất, không cần tài sản đảm bảo.

Về hạn chế, doanh nghiệp niêm yết sẽ chịu áp lực về tính minh bạch hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính. Áp lực đối với lãnh đạo doanh nghiệp về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cổ phiếu bị pha loãng do phát hành thêm cổ phiếu và chi trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi.

Còn doanh nghiệp chưa niêm yết có ưu điểm là không pha loãng quyền sở hữu khi công ty vay vốn, không có yêu cầu về số vốn điều lệ tối thiểu, không yêu cầu báo cáo tài chính buộc phải kiểm toán. Tuy nhiên, ở hình thức này, số vốn huy động sẽ bị hạn chế, muốn vay phải có tài sản đảm bảo, áp lực về thời gian trả nợ gốc và áp lực về mức trả lãi suất cũng là điều đáng lo ngại. Ngoài ra, hồ sơ và thủ tục vay phức tạp, luôn đến hạn phải trả theo kỳ

Chia sẻ về huy động vốn qua M&A, ông Lưu Xuân Vĩnh - ủy viên Ban chấp hành HANOIBA, luật sư Điều hành Công ty Luật TNHH Asia Legal cho hay, không chỉ giúp cho nhiều dự án có cơ hội “tái sinh”, đây còn được xem là cách thức huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp trong bài toán phát triển dài hạn.

Tuy nhiên, ông Vĩnh cũng đưa ra những điều cần lưu ý đối với doanh nghiệp: Trước khi thực hiện mua bán sáp nhập, doanh nghiệp nên xử lý các vấn đề về vốn góp/vốn điều lệ. Xử lý các ngành nghề kinh doanh, hệ thống tài chính-kế toán,… thuê các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp và có kinh nghiệm.

Ngoài ra, chia sẻ về một số tiềm năng gọi vốn, Ông Trần Quang Hưng - Phó chủ tịch HANOIBA cho hay, các quỹ đầu tư nắm 20% và đầu tư chiến lược mang lại lợi nhuận rất lớn.

Cụ thể, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư, như tỷ lệ sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội cao, đô thị hoá cao, sức trẻ ưu thế, nhiều ngành hot như Fintech có 90% ở dạng tiền mặt, chỉ có 2% dân số dùng Card.

Về Bank thì 60% chưa có tài khoản ngân hàng, tương tự với ngành y tế, 90% các bệnh viện tập trung ở 2 thành phố lớn, bán lẻ cũng có sự chuyển dịch lớn, tuy nhiên chỉ chiếm 14% thị trường bán lẻ, còn 129 tỷ đô thị trường này chưa có người tạo mới, do vậy hoàn toàn có thể có những doanh nghiệp mới sẽ đầu tư vào ngành này...

Thành lập "Tiểu ban Hỗ trợ pháp lý và Tư vấn" giúp gọi vốn cho doanh nghiệp

Cũng tại cuộc họp, thực trạng về huy động vốn còn nhiều bất cập cũng được đặt ra.

Cụ thể, hoạt động của các tổ chức tín dụng phụ thuộc vào dòng vốn cho vay ra và dòng vốn trả trở lại của các doanh nghiệp. Trong thời kỳ dịch bệnh, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để có thể duy trì dòng vốn trả lại cho các tổ chức tín dụng trong ngắn hạn. Ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp cũng cần có thời gian để phục hồi lại khả năng trả nợ. 

Khi vận dụng chính sách tiền tệ để ứng phó với dịch bệnh là nới lỏng các quy định an toàn của hệ thống tài chính để tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này sẽ làm suy yếu hệ thống ngân hàng, rủi ro hệ thống gia tăng, nợ xấu tăng và một vài ngân hàng yếu kém dễ dàng rơi vào tình trạng phá sản khi các doanh nghiệp vay nợ mất khả năng trả nợ, từ đó đẩy toàn bộ hệ thống vào nguy hiểm.

Thêm vào đó, những diễn biến xấu của dịch bệnh có thể làm cho hàng loạt doanh nghiệp lâm vào khó khăn và nợ xấu trên bảng cân đối của các tổ chức tín dụng tăng nhanh, khiến cho các ngân hàng mất khả năng thanh khoản, gây khủng hoảng hệ thống.

Chính điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cần linh hoạt sử dụng các hình thức huy động vốn để đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và mục đích huy động vốn góp.

Ông Lưu Xuân Vĩnh - ủy viên Ban chấp hành HANOIBA, Giám đốc/ luật sư Điều hành Công ty Luật TNHH Asia Legal làm Trưởng Tiểu ban Hỗ trợ pháp lý và Tư vấn. Ảnh: PV.

Ông Lưu Xuân Vĩnh - ủy viên Ban chấp hành HANOIBA, Giám đốc/ luật sư Điều hành Công ty Luật TNHH Asia Legal làm Trưởng Tiểu ban Hỗ trợ pháp lý và Tư vấn. Ảnh: PV.

Theo đó, tại cuộc họp HANOIBA đã ra mắt "Tiểu ban Hỗ trợ pháp lý và Tư vấn". Mục tiêu là hỗ trợ các hội viên thực hiện tái cơ cấu, hoàn thiện các điều kiện để tham gia thị trường M&A, cải thiện năng lực để đủ điều kiện tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Dự kiến, tiểu ban sẽ kêu gọi sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, M&A, tái cơ cấu doanh nghiệp... để hỗ trợ hội viên thiết thực.

Về vấn đề này, ông Trần Đăng Nam - Chủ tịch HANOIBA cho biết, hội cũng đang thảo luận và sẽ phải bàn bạc để có phương thức vận hành, quản lý thiết thực, hiệu quả nhất, tìm cơ hội để hình thành quỹ đầu tư với mong muốn có nguồn lực hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp hội viên. Quỹ này sẽ kêu gọi sự tham gia của các hội viên và các doanh nghiệp bên ngoài. 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
TS. Nguyễn Tú Anh, chuyên gia kinh tế, cho rằng cần giảm chi phí thành lập và hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là giảm rủi ro cho hoạt động doanh nghiệp để khuyến khích người Việt Nam thành lập doanh nghiệp.
11 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 2/6, Hội nghị Hội đồng sơ tuyển bình chọn Doanh nhân trẻ Khởi nghiệp xuất sắc 2023 được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Sau khi họp và xem xét kỹ lưỡng, Hội đồng đã lựa chọn ra 86 ứng viên để tiếp tục vào vòng Thẩm định thực tế và Chung tuyển.
17 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 2 ngày (26 – 27/5), Triển lãm ASEAN K-Pet Food lần thứ nhất do Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc phối hợp cùng Tổng công ty Nhà nước Phân phối Nông Thuỷ sản & Thực phẩm Hàn Quốc aT tổ chức tại khách sạn Intercontinental Hà Nội.
21 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 1/6, tại TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hoàng Minh Cường, đã có buổi tiếp và làm việc với Liên đoàn Công nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc). Cùng tham dự buổi làm việc còn có ông Phạm Bình Đàm, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hồng Kông và ông Đỗ Hữu Huỳnh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
200 doanh nghiệp Sơn Đông (Trung Quốc) và Việt Nam đã có cơ hội kết nối, hợp tác làm ăn trong khuôn khổ hội nghị xúc tiến giao thương giữa hai bên.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 31/5, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hà Nam đã trao tặng 25 triệu đồng cho Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh, nhân dịp Tỉnh đoàn phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tỉnh, tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và khai mạc hè năm 2023, với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với tư cách là hệ thống bán lẻ hiện đại có quy mô số lượng điểm bán lớn nhất trên thị trường tiêu dùng Việt Nam hiện nay, WCM tham gia diễn đàn với mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ nông sản nội địa nói chung và Nghệ An nói riêng vào chuỗi gần 3.500 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+/WIN trên toàn quốc.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 30/5, Công ty Cổ phần Hàng Tiêu dùng Masan (HOSE: MCH, Công ty: Masan Consumer) tăng tốc chiến lược “Vòng quanh thế giới” khi chính thức giới thiệu bộ sưu tập gia vị và Phở Chin-su tại sự kiện Seoul Food 2023.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nếu vài năm trước đây, doanh nghiệp còn mơ hồ, nghĩ về phát triển bền vững như một câu chuyện xa xôi, chỉ dành cho các "ông lớn", thì bây giờ chuyện đó đã trở nên sát sườn, doanh nghiệp sẽ thấy phát triển bền vững không phải là chi phí, là gánh nặng, mà chính là đầu tư và cơ hội cho doanh nghiệp.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thực hiện Chương trình công tác Hội và phong trào Doanh nghiệp trẻ năm 2023, chiều 30/5, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải Dương phối hợp với Đài truyền hình tỉnh, tổ chức đến thăm và tặng quà 2 gia đình khó khăn trên địa bàn tỉnh.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chiều 29/5, tại Thái Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phối hợp với Đoàn Thanh niên Công an tỉnh và các nhà tài trợ, tổ chức Lễ ra mắt Quỹ học bổng “Đồng hành cùng em - Ươm mầm tài năng”.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thẻ tín dụng giờ đây đã trở thành “công cụ” hữu ích với nhiều người, từ thanh toán trực tiếp đến trực tuyến thẻ tín dụng đều phát huy lợi thế thanh toán nhanh gọn, tiện lợi, an toàn. Trong nhiều tình huống ngặt nghèo, thẻ tín dụng có thể trở thành giải pháp “cứu tinh” của nhiều người.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết, bình quân một tháng có 17.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tương đương gần 600 doanh nghiệp phá sản mỗi ngày. 
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 26/5, tại Nghệ An, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động "Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050”. Đặc biệt tại sự kiện, Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060.  
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 29/5, Đại hội Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hòa Bình lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra thành công tốt đẹp. Ông Đỗ Duy Liên, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hòa Bình khóa VI, tái đắc cử Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh khóa V, nhiệm kỳ 2023-2028.
4 ngày