Ngân hàng 'tung' chiến lược tăng lãi suất để huy động vốn thúc tăng trưởng tín dụng cuối năm
(DNTO) - Các tháng cuối năm, đặc biệt là giai đoạn gần Tết Nguyên đán thường là thời điểm bùng nổ nhu cầu vay vốn tiêu dùng, theo đó mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng thường có xu hướng "nhích" lên, giúp kích thích nhu cầu gửi tiền của người dân vào nhà băng nhằm đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho vay.
Lãi suất ồ ạt tăng nóng tại nhiều ngân hàng
Do nhu cầu vốn cuối năm tăng nên khoảng 2 tuần trở lại đây, các ngân hàng đang có sự thay đổi về mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm theo chiều hướng tăng để thu hút tiền gửi trong dân, tăng thanh khoản cho vay để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng.
Cụ thể, khảo sát lãi suất huy động của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) ghi nhận đã có diễn biến tăng nhẹ đối với cả hai kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng. Theo đó, trung bình lãi suất huy động 6 tháng và 12 tháng cùng tăng nhẹ 0,01 điểm phần trăm, lần lượt lên mức 4,71% và 5,51% vào cuối tháng 11.
Đáng chú ý, động thái điều chỉnh tăng lãi suất huy động chỉ diễn ra ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô nhỏ vốn dưới 5.000 tỷ đồng, với mức tăng lần lượt 0,03 và 0,02 điểm phần trăm, lên mức 5,42% kỳ hạn 6 tháng và 6,02%/năm kỳ hạn 12 tháng.
Riêng với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn vốn trên 5.000 tỷ đồng và nhóm ngân hàng "big 4" không thay đổi lãi suất tiết kiệm đối với cả 2 loại kỳ hạn 6 và 12 tháng. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng của 2 nhóm ngân hàng này lần lượt ở mức 4,41% và 3,78%/năm; trong khi lãi suất kỳ hạn 12 tháng duy trì ở mức 5,25% và 4,95%/năm.
Tương tự, theo biểu lãi suất huy động vừa được ngân hàng Techcombank vừa công bố, lãi suất huy động tiền đồng (VND) được điều chỉnh tăng mạnh tại nhiều kỳ hạn, đặc biệt là các kỳ hạn dài.
Trong đó ở sản phẩm tiết kiệm thường, lãi suất huy động các kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng có mức tăng mạnh nhất 0,2% so với tháng trước, lên 4,6 - 4,8%/năm. Ở một số nhóm khách hàng nhất định, lãi suất huy động các kỳ hạn cũng tăng thêm 0,1 - 0,2% lên mức phổ biến 4,8 - 5,0%/năm.
Cũng từ tháng 12, ngân hàng Eximbank tăng lãi suất huy động thêm khoảng 0,1-0,3%/năm ở nhiều kỳ hạn ngắn. Qua đó lần lượt đưa lãi suất gửi tại quầy kỳ hạn 5 tháng tăng lên 3,8%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,6%/năm và kỳ hạn 1 tháng tăng lên 3,7%/năm.
Ngân hàng Đông Á mới đây cũng tăng lãi suất tiết kiệm tại một số kỳ hạn từ 3 tháng đến 12 tháng mới mức tăng phổ biến trong khoảng 0,1 - 0,2% so với trước đó.
Ở một số nhóm khách hàng nhất định, lãi suất huy động các kỳ hạn cũng tăng thêm 0,1 - 0,2% lên mức phổ biến 4,8 - 5,0%/năm.
Nếu như những năm trước đây, các ngân hàng tăng cả trên biểu lãi suất huy động tại quầy và online thì năm nay, đa số ngân hàng chỉ tăng lãi suất cho hình thức gửi online, đồng thời áp dụng nhiều chương trình ưu đãi, tặng quà để kích cầu tín dụng.
Đơn cử, mới đây, tại VPBank, lãi suất gửi tiết kiệm online ở một số kỳ hạn đã tăng mạnh tới 0,4-0,8%/năm. Chẳng hạn, khi gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng theo phương thức online, số tiền gửi chỉ từ 50 triệu trở lên, khách hàng được hưởng lãi suất tới kịch quy định cho phép là 4%/năm, cao hơn so với mức 3,2%/năm trước đó.
Thực tế ngay từ đầu tháng 12, trong khi lãi suất huy động ít biến động ở các ngân hàng quốc doanh hoặc các ngân hàng quy mô lớn, mặt bằng lãi suất huy động tại các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ lại đang có xu hướng tăng cao hơn đáng kể.
Cụ thể trong khi lãi suất cao nhất tại BIDV, Techcombank chỉ vào khoảng 5,5-5,6%/năm, lãi suất cao nhất tại một số ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như Quốc Dân (NCB) và VietBank lại đang được áp dụng ở mức 6,7-7%/năm. Thậm chí ngân hàng cổ phần SHB còn đang treo biển lãi suất huy động cao nhất lên tới 8%/năm với tiền gửi VND.
So sánh với mặt bằng lãi suất huy động cao nhất đang được các ngân hàng áp dụng trong tháng 12, mức 8%/năm nói trên là mức lãi suất cao nhất ghi nhận trên thị trường đến thời điểm hiện nay. Bởi lẽ, các tháng cuối năm, đặc biệt là giai đoạn gần Tết Nguyên đán, thường là thời điểm bùng nổ nhu cầu vay vốn tiêu dùng và phục vụ sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Theo đó mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng thường có xu hướng được điều chỉnh tăng giúp kích thích nhu cầu gửi tiền của người dân và gia tăng nguồn tiền gửi từ dân cư vào các ngân hàng nhằm đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho vay.
Theo giới chuyên gia, điều này là hoàn toàn phù hợp. Bởi nếu xét về yếu tố mùa vụ, cuối năm là dịp các ngân hàng tăng hút vốn để phục vụ nhu cầu tăng cao của nền kinh tế. Và việc ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi cũng giúp kênh huy động này trở nên hấp dẫn hơn trong bối cảnh lãi suất đã duy trì ở mức thấp trong suốt một thời gian dài.
"Trước áp lực lạm phát, lãi tiết kiệm giảm, sức hấp dẫn của các kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khoán, tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng đang sụt giảm. Trong khi đó, cầu vốn khách hàng dần hồi phục trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm, nên ngân hàng phải tái tăng lãi suất để huy động vốn. Các ngân hàng gần như đã thực hiện mọi giải pháp có thể để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và khó tiếp tục giảm lãi suất", TS Nguyễn Duy Phương phân tích.
Nên thận trọng để đảm bảo bài toán lợi nhuận.
Bên cạnh đó, đại diện một số ngân hàng thương mại cho rằng, các ngân hàng thương mại nên "nhìn nhau" để quyết định các mức lãi suất huy động. Lãi suất huy động sẽ khó có thể tăng lãi suất ồ ạt, cũng như mặt bằng lãi suất không có nhiều biến động.
Ông Nguyễn Giang Nam, Phó tổng Giám đốc Ngân hàng Nam Việt (Navibank) cho biết, trong điều kiện các kênh đầu tư khác đã hút một lượng vốn nhàn rỗi lớn trong dân, nguồn tiền gửi tiết kiệm sẽ không dồi dào như trước. Nếu tăng lãi suất huy động lên cao nữa, chi phí sẽ đội lên, chênh lệch với đầu ra không nhiều, thậm chí chỉ đủ bù đắp chi phí nên các ngân hàng sẽ phải cân nhắc.
"Sẽ có mức lãi suất huy động cao nhất là 10,5% một năm, còn tương ứng với kỳ hạn nào thì phải tính toán thận trọng, bởi nếu tất cả các kỳ hạn lên cùng mức 10,5% một năm thì chỉ có lỗ", ông Tùng nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Phó tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á cho biết, ngân hàng này cũng đang có kế hoạch cho việc điều chỉnh lãi suất huy động vào đầu tháng 12 tới. “Song với mức đang áp dụng hiện tại là 9,99% một năm ở một số kỳ hạn, mức lãi suất huy động tăng thêm sẽ không nhiều”, bà Vân nói.
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu cứ liên tục đẩy lãi suất huy động lên, người gửi tiền sẽ “đứng núi này trông núi nọ” hoặc chọn kỳ hạn ngắn để có thể rút ra gửi ngân hàng có lãi suất cao hơn. Vấn đề còn là tăng “chất” cho các sản phẩm tiết kiệm, trong đó có sản phẩm huy động vốn dài hạn để có thể huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Theo đó, để mở rộng hoạt động "tạo tiền" trong mùa cao điểm cuối năm, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã cấp thêm hạn mức tín dụng trên cơ sở năng lực của từng nhà băng, đồng thời, nghiên cứu để giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ nay tới cuối năm và giảm tiếp 0,5% trong quý 1/2022. Việc này sẽ tác động giảm đáng kể lãi suất cho vay đối với nền kinh tế.
"Chỉ cần giảm 0,5% tỷ lệ này, sẽ giải phóng được số vốn lên tới 50.000 tỷ đồng để cho vay đối với nền kinh tế, chưa tính đến chi phí tín dụng của các tổ chức tín dụng sẽ giảm xuống đồng thời tăng khả năng tạo tiền, tăng tổng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế", Nhóm nghiên cứu của NEU nhận định.
Nêu quan điểm, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc này thường có tác dụng đối với các tổ chức tín dụng có nhiều tài sản thanh khoản cao. Vì thế, không phải tất cả số tiền được giảm từ dự trữ bắt buộc có thể đem ra cho vay nền kinh tế.
"Ngoài tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các tổ chức tín dụng tại Việt Nam còn cần tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước đó là các tổ chức tín dụng cần duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản và tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày ở mức 10%...", TS. Lực cho hay.