Thứ năm, 28/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Sau khi giảm trong tháng 1/2024 tín dụng bắt đầu tăng trở lại kể từ tháng 2, và kỳ vọng cải thiện dần từ quý 2/2024. Việc một vài ngân hàng tăng lãi suất huy động được các chuyên gia nhận định xuất phát từ nhu cầu cơ cấu lại nguồn vốn của chính ngân hàng.
vượt qua mọi nhận định kém lạc quan, lần đầu tiên trong lịch sử, nhóm Big4 ngân hàng vượt mốc tỷ USD lợi nhuận. Dự báo, lợi nhuận toàn ngành sẽ tăng trong năm 2024 nhờ NIM tăng khi lãi suất tiền gửi sẽ điều chỉnh về vùng lãi suất thấp nhanh hơn so với lãi suất các khoản cho vay.
Thị trường địa ốc dự báo phục hồi nửa cuối năm 2024 khi nhu cầu mua nhà để ở và đầu tư tài sản tăng trở lại, cùng với đó là lãi suất giảm đáy, kỳ vọng hoạt động cho vay mua nhà sẽ dẫn dắt tăng trưởng tín dụng ở cả lĩnh vực bán lẻ lẫn cho vay chủ đầu tư, doanh nghiệp thời gian tới. 
Theo giới phân tích, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng có thể sẽ duy trì ở mức thấp khoảng 5,0%/năm từ cuối năm 2023 đến cuối năm 2024.
Trong báo cáo triển vọng năm 2024, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, tốc độ tăng trưởng tín dụng tiếp tục duy trì mức 12%, lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng tăng trưởng khoảng 10%, nợ xấu khó đột biến, lãi suất cho vay vẫn còn dư địa giảm thêm 1 - 1,5 điểm %. 
Lo ngại lợi nhuận ngành ngân hàng quý 4 sẽ tiếp đà bị "bào mòn" khi không cho vay được nhưng vẫn phải trả lãi suất cao cho người gửi. Theo đó, để tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng, chuyên gia đã lên “phác đồ hồi sức” để giải phóng lượng tiền “tồn kho”. 
Hiện, lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại nhà nước cao nhất chỉ còn 5,1%/năm, chưa dừng lại ở đó, chuyên gia dự đoán sắp có đợt đua hạ lãi suất mới, đánh dấu bằng việc mở màn của một "ông lớn" ngân hàng vừa tiên phong điều chỉnh giảm. 
Các chuyên gia nhận định, CASA cải thiện phản ánh từ việc chính sách tiền tệ nới lỏng đang phát huy tác dụng. Tài khoản thanh toán "rủng rỉnh" hơn so với trước đây và tính thanh khoản của nền kinh tế dần hồi phục. Tỷ lệ CASA có thể đã tạo đáy, liệu sẽ "lội ngược dòng" trở lại thời hoàng kim thời gian tới?
Tỷ giá tăng gây thêm áp lực trả nợ nước ngoài, làm gia tăng áp lực lạm phát do giá nhập khẩu của nguyên liệu đầu vào, hàng tiêu dùng tăng lên. Áp lực tỷ giá càng lớn thì dư địa nới lỏng thêm chính sách tiền tệ trong nước càng thu hẹp. Do đó các cơ quan điều hành phải quan tâm nhiều hơn.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cho biết thị trường trái phiếu chính phủ tháng 8/2023 với giá trị giao dịch tăng hơn 11% so với tháng 7
Giới phân tích cho rằng, lãi suất cho vay sẽ giảm rõ rệt hơn trong thời gian tới do chi phí vốn của các Ngân hàng Thương mại đang giảm nhờ tác động từ các đợt cắt giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động trong ngày đầu tuần, ngày 12/6, với mức giảm dao động khoảng 0,2 - 0,5% tuỳ từng nhà băng.
Trước tình hình các doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn như hiện nay, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các ngân hàng tiếp tục "thắt lưng buộc bụng" tiết giảm chi phí hoạt động, để thiết lập mặt bằng lãi suất hợp lý hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sau giai đoạn lãi suất huy động tăng liên tục từ tháng 2/2022 đến nay, lên mức cao nhất là 4,9%/năm trong tháng 12/2022, đã có xu hướng giảm trở lại trong tháng 1/2023.
Theo Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà, việc tăng lãi suất bảo đảm cho các tổ chức tín dụng có khả năng huy động thêm được nguồn vốn, bảo đảm an toàn thanh khoản. Điều này phù hợp với thế giới khi lạm phát của thế giới tăng cao và kéo dài.