Thứ năm, 03/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Tín dụng năm nay được nhận định tích cực hơn khi sức hấp thu vốn của nền kinh tế cải thiện, giải ngân tín dụng, vốn bị thắt chặt trong nhiều năm, đang dần được nới lỏng, tín dụng bán buôn tăng tốc.... là động lực cho các ngân hàng "đầu tàu" lên kế hoạch để lập kỷ lục mới về lợi nhuận năm 2025.
Để hỗ trợ tăng trưởng dài hạn, lãnh đạo các ngân hàng kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thúc đẩy phát triển thị trường vốn, giảm áp lực lên tín dụng ngân hàng, giữ ổn định lãi suất, và đặc biệt xem xét có cơ chế riêng cho các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước.
Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên năm 2025, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
Nếu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%, tổng dư nợ tín dụng có thể tăng thêm của nền kinh tế trong năm 2025 sẽ đạt gần 2,5 triệu tỷ đồng. Các lĩnh vực có khả năng hấp thụ vốn nhiều nhất là: bất động sản, năng lượng, bán lẻ, tiêu dùng và đầu tư công.
Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo 9 ngân hàng triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội với hạn mức 145.000 tỷ, cho phép loại dư nợ khi tính room tín dụng hàng năm và áp dụng đến năm 2030. Những ưu đãi về "room" sẽ giúp các ngân hàng trên sẽ có lợi thế tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2025-2030.
Toàn cảnh bức tranh ngành ngân hàng năm 2025 được dự báo với nhiều điểm sáng như lợi nhuận trước thuế đạt mức tăng trưởng khoảng 15%, nợ xấu đã đạt đỉnh và dự báo giảm 1,5% vào năm sau, NIM tăng 5 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
Áp lực tăng lãi suất cho vay vẫn hiện hữu. Nhiều yếu tố bất trắc khó dự báo tới đây có thể gây áp lực lên tỷ giá và ngoại tệ như quan điểm chính sách khó lường từ Chính phủ mới của Mỹ. Dự báo NHNN sẽ tăng lãi suất điều hành lên lần lượt 4,75% và 5% vào cuối năm 2025 và 2026.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đánh giá với tốc độ tăng trưởng tín dụng như hiện nay cùng với việc cuối năm bao giờ cũng là thời điểm giải ngân tích cực, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có thể đạt được.
Gặp khó trong việc tăng lãi suất cho vay do cạnh tranh lãi suất gay gắt và lãi suất huy động có xu hướng tăng trở lại, dự báo NIM ngân hàng xuống mức 3,48%, giảm 7% so với cùng kỳ và thấp hơn 16 điểm cơ bản so với dự báo trước đó là 3,64%. 
Tối 28/11, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
"Nhu cầu vốn tín dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng. Nếu 670.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm chảy vào sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, có thể tạo ra tăng trưởng GDP vượt 6%", PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế TP.HCM, nhận định.
Kể từ đầu quý 4 đến nay, lãi suất huy động tại các ngân hàng đang có dấu hiệu chững lại, không còn những đợt điều chỉnh tăng liên tiếp như trong các tháng trước. Gần nhất, trong tháng 10 vừa rồi, có đến 6 nhà băng thậm chí giảm lãi suất gồm Agribank, Techcombank, NCB, VPBank, CBBank và LPBank.
Tín dụng bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng vào cuối quý III/2024, tăng 9,15% so với đầu năm, với tín dụng cho kinh doanh tăng 29,18%. Bên cạnh tác dụng tích cực là hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, cũng không thể phủ nhận rằng tình hình náo nhiệt này cũng có phần do "đầu cơ".
VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9% từ dự báo cũ là 6,7%, phản ánh kết quả kinh doanh quý 3 tốt hơn kỳ vọng và mức tăng trưởng tích cực trong quý 4/2024.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước mới chỉ “buông” hạn mức tín dụng (room) đối với khoảng 5% thị phần và vẫn quản chặt 95%. Sau động thái “điều hoà” room từ đầu năm, một số ý kiến cho rằng nên bỏ công cụ điều tiết tăng trưởng tín dụng bằng room như các nước, bởi việc phân hạn mức thời gian qua chưa thực sự hiệu quả.